Tài sắc danh lợi, bốn đại ma vương này, mấy người có khả năng thoát khỏi bàn tay chúng..

10 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Trích đoạn : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
Tập 102
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 330

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng


Nghiệp nhân quả báo, đạo lý của nhân quả, chúng ta dùng thái độ gì đối với người khác, thì tương lai nhất định gặp quả báo đó. Quý vị không hiếu với cha mẹ, thì tương lai con quý vị cũng không hiếu thuận với quý vị; quý vị lừa gạt bạn bè, tương lai bạn bè của quý vị cũng lừa gạt quý vị. Từ xưa đến nay, trong nước, ngoại quốc, đều ở trước mặt, quan sát tỉ mỉ. Cho nên lão tổ tông dạy đời sau: "hành hữu bất đắc phản cầu chư kỷ", thật là có đạo lý. Chúng ta khi gặp khó khăn, hãy nghĩ lại tại sao chúng ta bị tai nạn như vậy? Chúng ta tự tạo ra nhân, nghiệp nhân, nên bây giờ nhận chịu quả báo. Biết được rồi, thì sửa, sám hối, đổi lại, vẫn còn kịp, chỉ cần khi hơi thở này vẫn chưa đứt, quý vị có thể quay đầu, tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh-độ, thì quý vị đi thành Phật rồi. Nhất thiết không được đi theo mê hoặc điên đảo, mê mà không giác, tà mà không chánh, nhiễm mà không tịnh, vậy thì thế nào? Vậy là tam đồ, là mê tà nhiễm.
Đạo lý này sâu, trước khi giảng kinh, đem Tam Quy Y ôn tập một lần, là việc tốt, mọi lúc mọi nơi nhắc nhở chính mình, cũng là nhắc nhở những đồng học thật sự muốn vãng sanh, muốn thành tựu. Họ đối với danh văn lợi dưỡng của thế gian này. Chúng ta thường nói: tài sắc danh lợi, bốn đại ma vương này, mấy người có khả năng thoát khỏi bàn tay chúng. Tại sao người tu hành nhiều, mà người thành công lại ít ? Bởi họ không biết đó là ma vương, họ chịu ảnh hưởng của ma vương, họ chịu quấy nhiễu của ma vương, bất tri bất giác biến thành ma con ma cháu, bên ngoài mặc vào áo cà-sa giống như đệ tử Phật, trên thực tế họ là ma con ma cháu. Chúng ta cần có trí huệ này, nhìn thật rõ ràng, nhìn thật minh bạch, quan trọng nhất là hồi quang phản chiếu, nhìn chính mình. Học lão Hòa thượng Hải Hiền, cả đời không tạo tội nghiệp, cả đời không dám khinh mạn người khác. Tính cách của ngài vô cùng ôn hòa, nhu hòa, không đua tranh với người, bạn cần thì tôi không cần, tôi cần thì bạn cũng không cần, tôi cần giác chánh tịnh, bạn cần mê tà nhiễm, hai người chúng ta không có xung đột, mỗi người một con đường. Đối với người khác cần tôn trọng, tại vì sao? Bởi họ vốn dĩ là Phật. Thành Phật chỉ là sớm muộn khác nhau, nhất định thành Phật. Có người kiếp này thành Phật, có người đời sau kiếp sau thành Phật, có người vô lượng kiếp về sau mới thành Phật, tại vì sao? Bởi họ có Phật tánh, cho nên đối với tất cả người phải tôn trọng, đối với tất cả người nhất định không được khinh mạn, đạo lý này phải hiểu, nhất định phải học lão Hòa thượng Hải Hiền. Đây là đại ý phần trước của Tam Quy, là nguyên tắc chỉ đạo tu hành cao nhất của chúng ta, bất luận tu pháp môn nào, đều không thể rời khỏi nguyên tắc này, rời khỏi nguyên tắc này, thì tất cả tu của quý vị đó là mê tà nhiễm. Nếu nguyên tắc chỉ đạo tương ưng cùng giác chánh tịnh, thì nhất định quý vị là chánh tri chánh kiến, quyết định là chánh tín, đó là Bồ-tát đạo.

Bản thân quí vị không thông suốt, thì pháp quí vị giảng không thông suốt. Mình muốn thông suốt, phải thật sự thực hành. Dù học có nhiều đi nữa cũng không dùng được. Học nhiều là kiến thức phong phú, quí vị có thể nói, nói thao thaoo bất tuyệt. Nhưng quí vị không đủ để làm người ta cảm động. Bây giờ để người cảm động rất khó, vì sao? Vì nghiệp chướng chúng sanh quá nặng, cái thấy biết của họ quá phức tạp. Nguyên nhân là họ tiếp xúc các tin tức bên ngoài_ tivi, Internet. Chỉ cần quí vị bước chân ra khỏi cửa đạo tràng, quí vị thấy đường lớn ngõ nhỏ, những thứ quí vị thấy được, nghe được, tiếp xúc được toàn là ô nhiễm. Làm sao tâm quí vị có thể thanh tịnh được? Không có tâm thanh tịnh, chác chắn quí vị không hiểu Phật pháp. Phật Pháp là pháp thanh tịnh, chỉ có tâm thanh tịnh mới thể hội được pháp thanh tịnh, Phật pháp thật là khó!
Mở một tọa đàm ngắn hạn, kinh nghiệm này hồi trẻ tôi ở Đài Trung, thầy Lý cũng thấy hiện tượng này. Sinh viên đại học chuyên khoa Đài Loan, có hứng thú với Phật pháp, sinh viên trong trường có tổ chức xã đoàn Phật học. Cho nên thầy Lý lợi dụng kỳ nghĩ đông, thời gian này mở tọa đàm Phật học. Để cho sinh viên đại học và chuyên khoa, tọa đàm Phật học của đại học và chuyên khoa. Thời gian nghĩ hè dài hơn một chút, lần nghĩ dài nhất ông tổ chức bốn tuần lễ, thông thường là hai đền ba tuần lễ, tổ chức rất nhiều lần. Tôi tham gia qua mười một lần, từ lần thứ nhất đến lần thứ mười một, lần thứ mười hai về sau tôi không tham gia, tôi đi nước ngoài rồi. Các đồng học rất giỏi, hai- ba tuần lễ tiếp xúc với Phật pháp, nhìn rất ra dáng. Một hôm thầy Lý nói với tôi: Ở đây kết thúc khóa học, đến viện điện ảnh xem hai tiếng đồng hồ là hết, lại trở lại như xưa. Thật không dễ! Xã hội là cái thùng nhiễm lớn, được mấy người không bị ảnh hưởng? Cho nên biết rằng bây giờ học Phật là khó khăn biết bao. Người học Phật thì nhiều, người thành tựu như lông Phượng sừng Lân. T
Category
Hòa Thượng Tịnh Không