Phương pháp niệm Phật nên dùng cách của Ấn Quang đại sư. Niệm rõ ràng, nghe rõ ràng, nhớ rõ ràng. P1
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 381 - 385 - 443- 449 - 589
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .
Phương pháp niệm Phật nên dùng cách của Ấn Quang đại sư. Ấn Quang đại sư là vị tổ sư gần nhất của Tịnh độ Tông Trung Quốc, những gì ngài dạy đương nhiên thích hợp nhất đối với căn tánh của người hiện tại. Ngài niệm Phật không cần chuỗi, niệm Phật quan trọng nhất_trong Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương nói, đây là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất: “Đô nhiếp lục căn tịnh niệm tương tục”, công phu này rất đắc lực. Hiện nay khó khăn nhất của chúng ta là không cách nào nhiếp tâm được, vọng niệm quá nhiều, không thu nhiếp được, niệm như vậy công phu không đắc lực. Ấn Quang đại sư dạy chúng ta phương pháp nhiếp tâm. Phật hiệu sanh khởi từ tâm, niệm ra từ miệng, một cách rõ ràng. Không nên niệm nhanh, niệm từng chữ từng chữ. Niệm sáu chữ Nam mô A Di Đà Phật, niệm bốn chữ A Di Đà Phật. Niệm chậm một chút, niệm một cách rõ ràng, mỗi chữ đều rõ ràng. Tai nghe, nghe mình niệm Phật hiệu, nghe một cách rõ ràng. Còn một điều nữa là nhớ một cách rõ ràng, tôi niệm câu Phật hiệu này câu thứ mấy. Nhớ không cần dùng chữ số, chỉ dùng tâm để nhớ, nhớ một cách rõ ràng. Chỉ nhớ từ câu thứ nhất đến câu thứ mười, đến câu thứ mười lại từ câu một đến câu mười, niệm bao nhiêu không cần để ý, chỉ biết mười câu như vậy. Câu Phật hiệu này của tôi là câu thứ mấy trong mười câu, quý vị thử nghĩ xem, rất nhiếp tâm.
Vì sao vậy? Chỉ cần vọng niệm khởi lên là sai, sai thì không tính, phải niệm lại từ đầu. Thông thường người ta niệm khoảng một tuần sẽ không sai nữa, vọng niệm không xen vào được. Nếu người vọng niệm quá nhiều_Ấn Quang đại sư dạy, đem mười câu này chia thành hai đoạn. Đoạn thứ nhất từ một đến năm, đoạn thứ hai không thể từ một đến năm, nếu từ một đến năm như vậy không gọi là mười niệm mà là năm niệm. Đoạn thứ hai là từ sáu đến mười, thật rõ ràng. Thực tế nói tâm định thì chuyên niệm không khó khăn. Nếu năm câu cũng niệm không được, cũng có tạp niệm, quý vị nên dùng ba ba bốn, nhớ bằng cách này. Câu thứ nhất, câu thứ hai, câu thứ ba. Câu thứ tư, câu thứ năm, câu thứ sáu. Thứ bảy, thứ tám, thứ chín, thứ mười, dùng phương pháp này, dần dần khi đã thuần thục, có thể từ một đến mười, đều rõ ràng. Không nên nhớ nhiều, không nên nhớ hai mươi, ba mươi. Như vậy sẽ rất khó, chỉ nhớ một đến mười. Có thời gian là niệm, niệm ra tiếng cũng được. Niệm nhỏ niệm to đều được, không ra tiếng cũng được. Khi người đông không phương tiện, tôi chỉ mặc niệm trong lòng, khi mặc niệm trong lòng cũng giống nhau. Niệm rõ ràng, nghe rõ ràng, nhớ rõ ràng, ba điều phải rõ ràng, như vậy và cứ thế niệm.
Cư sĩ Hồ Tiểu Lâm ở Bắc Kinh nói, ông ta dùng phương pháp này, dùng bốn tháng, hơn 100 ngày. Mỗi ngày niệm bốn tiếng, niệm đến pháp hỷ sung mãn. Trước đó niệm Phật tạp niệm rất nhiều, nên cảm thấy rất khổ não, vọng niệm quá nhiều. Khi dùng phương pháp này vọng niệm ít lại, hầu như không có vọng niệm nên phương pháp này rất dễ nhiếp tâm, mấy ngày đầu khó khăn một chút, mới nên chưa thuần thục. Niệm khoảng ba ngày năm ngày, nó đã đi vào quỹ đạo. Rất nhanh, rất dễ vào quỹ đạo. Nhất hướng chuyên niệm, câu này vô cùng quan trọng.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .
Phương pháp niệm Phật nên dùng cách của Ấn Quang đại sư. Ấn Quang đại sư là vị tổ sư gần nhất của Tịnh độ Tông Trung Quốc, những gì ngài dạy đương nhiên thích hợp nhất đối với căn tánh của người hiện tại. Ngài niệm Phật không cần chuỗi, niệm Phật quan trọng nhất_trong Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương nói, đây là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất: “Đô nhiếp lục căn tịnh niệm tương tục”, công phu này rất đắc lực. Hiện nay khó khăn nhất của chúng ta là không cách nào nhiếp tâm được, vọng niệm quá nhiều, không thu nhiếp được, niệm như vậy công phu không đắc lực. Ấn Quang đại sư dạy chúng ta phương pháp nhiếp tâm. Phật hiệu sanh khởi từ tâm, niệm ra từ miệng, một cách rõ ràng. Không nên niệm nhanh, niệm từng chữ từng chữ. Niệm sáu chữ Nam mô A Di Đà Phật, niệm bốn chữ A Di Đà Phật. Niệm chậm một chút, niệm một cách rõ ràng, mỗi chữ đều rõ ràng. Tai nghe, nghe mình niệm Phật hiệu, nghe một cách rõ ràng. Còn một điều nữa là nhớ một cách rõ ràng, tôi niệm câu Phật hiệu này câu thứ mấy. Nhớ không cần dùng chữ số, chỉ dùng tâm để nhớ, nhớ một cách rõ ràng. Chỉ nhớ từ câu thứ nhất đến câu thứ mười, đến câu thứ mười lại từ câu một đến câu mười, niệm bao nhiêu không cần để ý, chỉ biết mười câu như vậy. Câu Phật hiệu này của tôi là câu thứ mấy trong mười câu, quý vị thử nghĩ xem, rất nhiếp tâm.
Vì sao vậy? Chỉ cần vọng niệm khởi lên là sai, sai thì không tính, phải niệm lại từ đầu. Thông thường người ta niệm khoảng một tuần sẽ không sai nữa, vọng niệm không xen vào được. Nếu người vọng niệm quá nhiều_Ấn Quang đại sư dạy, đem mười câu này chia thành hai đoạn. Đoạn thứ nhất từ một đến năm, đoạn thứ hai không thể từ một đến năm, nếu từ một đến năm như vậy không gọi là mười niệm mà là năm niệm. Đoạn thứ hai là từ sáu đến mười, thật rõ ràng. Thực tế nói tâm định thì chuyên niệm không khó khăn. Nếu năm câu cũng niệm không được, cũng có tạp niệm, quý vị nên dùng ba ba bốn, nhớ bằng cách này. Câu thứ nhất, câu thứ hai, câu thứ ba. Câu thứ tư, câu thứ năm, câu thứ sáu. Thứ bảy, thứ tám, thứ chín, thứ mười, dùng phương pháp này, dần dần khi đã thuần thục, có thể từ một đến mười, đều rõ ràng. Không nên nhớ nhiều, không nên nhớ hai mươi, ba mươi. Như vậy sẽ rất khó, chỉ nhớ một đến mười. Có thời gian là niệm, niệm ra tiếng cũng được. Niệm nhỏ niệm to đều được, không ra tiếng cũng được. Khi người đông không phương tiện, tôi chỉ mặc niệm trong lòng, khi mặc niệm trong lòng cũng giống nhau. Niệm rõ ràng, nghe rõ ràng, nhớ rõ ràng, ba điều phải rõ ràng, như vậy và cứ thế niệm.
Cư sĩ Hồ Tiểu Lâm ở Bắc Kinh nói, ông ta dùng phương pháp này, dùng bốn tháng, hơn 100 ngày. Mỗi ngày niệm bốn tiếng, niệm đến pháp hỷ sung mãn. Trước đó niệm Phật tạp niệm rất nhiều, nên cảm thấy rất khổ não, vọng niệm quá nhiều. Khi dùng phương pháp này vọng niệm ít lại, hầu như không có vọng niệm nên phương pháp này rất dễ nhiếp tâm, mấy ngày đầu khó khăn một chút, mới nên chưa thuần thục. Niệm khoảng ba ngày năm ngày, nó đã đi vào quỹ đạo. Rất nhanh, rất dễ vào quỹ đạo. Nhất hướng chuyên niệm, câu này vô cùng quan trọng.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không