PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO SỐ MỆNH - LIỄU PHÀM TỨ HUẤN ( RẤT HAY ) TẬP 3 & 4
NIỆM PHẬT LÀ NHÂN THÀNH PHẬT LÀ QUẢ!
HỌC PHẬT LÀ SỰ HƯỞNG THỤ CAO NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!!!
DANH SÁCH PHÁT
https://www.youtube.com/watch?v=jB_5GIFzcSE&list=PL41iWPnWLFtF1Dd8mgZmnGcwv6xBNBHbw
Cư sĩ Viên Hoàng - Liễu Phàm Tứ Huấn - Cải Tạo Vận Mệnh - Bộ phim về cuộc đời và sự nghiệp của cư sĩ Viên Hoàng tổng thể trong việc giác ngộ và lãnh thọ 4 điều để cải tạo vận mạng, thay đổi số phận.
Thực Hiện - Hội Tịnh Tông Thành phố Boston - Hoa Kỳ (8121 Westgien Dr. Houston, Texas 77036, USA - 713-339-1864 - 713-339-2242).
Phiên Dịch - Thích Nhuận Nghi
Tổng Cố Vấn - Giám Chế - Hòa Thượng Thích Tịnh Không
Tổng Chỉ Đạo - Pháp Sư Ngộ Đạo
1. Vận Mạng - Số Phận
- Chúng sanh trong cuộc đời thường chấp trước vào vận mạng và số phận từ khi mới sinh ra.
- Luôn cho rằng mỗi một chúng sanh, mỗi một con người vốn đã được an bày và sắp đặt bởi số phận và vận mạng nhất định.
- Vì sự chấp trước đó nên mới tạo ra nghiệp chướng và tội lỗi.
- Chúng sanh tin rằng số phận và vận mạng tốt xấu vốn dĩ là chuyện đã được sắp đặt và cứ tuân theo, bó buộc vào đó và thậm chí làm nô lệ cho số phận với những suy nghĩ tiêu cực.
- Số mạng và vận mệnh không phải là thứ mà chúng sanh phải tuân theo và hiểu sai lầm về việc không thể thay đổi vì chúng sanh làm chủ vận mạng và số phận.
2. Sơ lược tiểu sử cư sĩ Viên Hoàng - Viên Liễu Phàm
- Viên Liễu Phàm tên thật là Viên Hoàng sinh năm 1533, trước có tên là Viên Biểu, sau đổi thành Viên Hoàng, tự Khôn Nghi, cũng có tên tự là Khánh Viễn; trước lấy hiệu là Học Hải, sau đổi hiệu là Liễu Phàm.
- Sống vào đời nhà Minh, quê ở Gia Thiện thuộc Chiết Giang.
- Tiên sinh Viên Liễu Phàm rất chú trọng phép tĩnh tọa dưỡng sinh. Ông có để lại 2 tác phẩm nổi tiếng về chủ đề này là Nhiếp sinh tam yếu và Tĩnh tọa yếu quyết.
- Ông tinh thông Phật giáo và Đạo giáo.
- Cha ông mất sớm, mẹ ông khuyên theo học nghề thầy thuốc.
- Sau, ông gặp tiên sinh họ Khổng người Vân Nam truyền cho phép toán số Hoàng Cực của Thiệu Khang Tiết và đoán số mạng suốt đời cho ông.
- Ông nghe lời họ Khổng bỏ nghề thuốc, ra công học tập để cầu công danh sự nghiệp.
- Niên hiệu Long Khánh thứ ba (1569), ông gặp được Thiền sư Vân Cốc ở núi Thê Hà, Kim Lăng. Thiền sư dạy ông đạo lý làm thiện tích đức có thể chuyển đổi số mạng.
- Năm 1570, thi đỗ cử nhân. Năm 1586, đõ tiến sĩ làm Huyện lệnh huyện Bảo Để, sau thăng làm Chủ sự ở Ty Chức Phương thuộc bộ Binh.
- Ông mất ở quê nhà vào năm 1606.
3. Liễu Phàm Tứ Huấn
- Liễu Phàm tiên sinh còn để lại cho đời một tác phẩm rất nổi tiếng, đó là quyển sách "Liễu Phàm Tứ Huấn" vào khoảng năm 1601.
- Ban đầu, được ông gọi là Giới tử văn (Bài văn răn dạy con). Về sau, sách được lưu hành hết sức rộng rãi khắp nơi, nên người đời sau đổi tên lại là Liễu Phàm tứ huấn (Bốn điều khuyên dạy của tiên sinh Liễu Phàm).
- Quyển sách này dạy người ta 4 cách biến đổi vận mệnh của mình theo hướng tích cực với căn bản là làm thiện và sửa đổi.
- Liễu Phàm Tứ Huấn còn là để răng dạy con người về việc bỏ ác, sửa chữa lỗi lầm và tích thiện tạo phước.
- Tóm tắt 4 điều giáo huấn là:
1. LẬP MẠNG - cuộc đời này là của chúng ta, chúng ta phải tự quyết định, phải tự lập nên số mạng của mình!
2. HỐI CẢI (ĂN NĂN LỖI LẦM) - xấu hổ khi làm điều không đúng, tự bản thân thấy có lỗi. Phải biết hổ thẹn, lo sợ, và dũng cảm hối lỗi.
3. LÀM THIỆN - tức là phải làm thiện vì lợi ích của người khác, tuyệt đối không vì bản thân hay làm với mục đích danh lợi, ảo huyền.
4. KHIÊM TỐN - người khiêm cung nhún nhường thì bình yên, được nhiều người yêu quý, người tự cao tự đại không biết khiêm tốn thì cuộc đời sóng gió, nhiều kẻ ghét.
LỜI KHAI THỊ CỦA TỔ SƯ ẤN QUANG
Bất luận là người xuất gia hay tại gia đều phải trên kính dưới hòa, nhẫn được điều người khác khó nhẫn, làm được việc người khác khó làm, chịu thay khó nhọc, thành tựu việc tốt cho người.
Ngồi yên thường xét lỗi mình, luận bàn đừng chê kẻ khác, đi đứng nằm ngồi khi ăn cơm mặc áo, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, một câu Phật hiệu Nam mô A Di Đà Phật hoặc niệm ra tiếng hay là niệm thầm không cho gián đoạn, ngoài niệm Phật ra không khởi niệm khác. Nếu như vọng niệm chợt sanh, ngay đó liền phải dứt trừ, thường luôn có thân tâm hổ thẹn, sám hối lỗi lầm. Dù tu có trí, vẫn thấy mình còn khiếm khuyết, không được kiêu căng chỉ xét lỗi mình, không vạch lỗi người, chỉ nhìn cái hay không tìm điều dở.
Luôn nghĩ tất cả đều là Bồ Tát, chỉ ta là phàm phu. Nếu y lời này dụng công tu hành, thực hành quyết định vãng sanh Tây Phương cực lạc.
Xin thường niệm Nam Mô A Di Đà Phật.
#adidaphat_LIEUPHAMTUHUAN #adidaphat_NIEMPHATTHANHPHAT #PHIMPG_ADIDAPHAT
HỌC PHẬT LÀ SỰ HƯỞNG THỤ CAO NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!!!
DANH SÁCH PHÁT
https://www.youtube.com/watch?v=jB_5GIFzcSE&list=PL41iWPnWLFtF1Dd8mgZmnGcwv6xBNBHbw
Cư sĩ Viên Hoàng - Liễu Phàm Tứ Huấn - Cải Tạo Vận Mệnh - Bộ phim về cuộc đời và sự nghiệp của cư sĩ Viên Hoàng tổng thể trong việc giác ngộ và lãnh thọ 4 điều để cải tạo vận mạng, thay đổi số phận.
Thực Hiện - Hội Tịnh Tông Thành phố Boston - Hoa Kỳ (8121 Westgien Dr. Houston, Texas 77036, USA - 713-339-1864 - 713-339-2242).
Phiên Dịch - Thích Nhuận Nghi
Tổng Cố Vấn - Giám Chế - Hòa Thượng Thích Tịnh Không
Tổng Chỉ Đạo - Pháp Sư Ngộ Đạo
1. Vận Mạng - Số Phận
- Chúng sanh trong cuộc đời thường chấp trước vào vận mạng và số phận từ khi mới sinh ra.
- Luôn cho rằng mỗi một chúng sanh, mỗi một con người vốn đã được an bày và sắp đặt bởi số phận và vận mạng nhất định.
- Vì sự chấp trước đó nên mới tạo ra nghiệp chướng và tội lỗi.
- Chúng sanh tin rằng số phận và vận mạng tốt xấu vốn dĩ là chuyện đã được sắp đặt và cứ tuân theo, bó buộc vào đó và thậm chí làm nô lệ cho số phận với những suy nghĩ tiêu cực.
- Số mạng và vận mệnh không phải là thứ mà chúng sanh phải tuân theo và hiểu sai lầm về việc không thể thay đổi vì chúng sanh làm chủ vận mạng và số phận.
2. Sơ lược tiểu sử cư sĩ Viên Hoàng - Viên Liễu Phàm
- Viên Liễu Phàm tên thật là Viên Hoàng sinh năm 1533, trước có tên là Viên Biểu, sau đổi thành Viên Hoàng, tự Khôn Nghi, cũng có tên tự là Khánh Viễn; trước lấy hiệu là Học Hải, sau đổi hiệu là Liễu Phàm.
- Sống vào đời nhà Minh, quê ở Gia Thiện thuộc Chiết Giang.
- Tiên sinh Viên Liễu Phàm rất chú trọng phép tĩnh tọa dưỡng sinh. Ông có để lại 2 tác phẩm nổi tiếng về chủ đề này là Nhiếp sinh tam yếu và Tĩnh tọa yếu quyết.
- Ông tinh thông Phật giáo và Đạo giáo.
- Cha ông mất sớm, mẹ ông khuyên theo học nghề thầy thuốc.
- Sau, ông gặp tiên sinh họ Khổng người Vân Nam truyền cho phép toán số Hoàng Cực của Thiệu Khang Tiết và đoán số mạng suốt đời cho ông.
- Ông nghe lời họ Khổng bỏ nghề thuốc, ra công học tập để cầu công danh sự nghiệp.
- Niên hiệu Long Khánh thứ ba (1569), ông gặp được Thiền sư Vân Cốc ở núi Thê Hà, Kim Lăng. Thiền sư dạy ông đạo lý làm thiện tích đức có thể chuyển đổi số mạng.
- Năm 1570, thi đỗ cử nhân. Năm 1586, đõ tiến sĩ làm Huyện lệnh huyện Bảo Để, sau thăng làm Chủ sự ở Ty Chức Phương thuộc bộ Binh.
- Ông mất ở quê nhà vào năm 1606.
3. Liễu Phàm Tứ Huấn
- Liễu Phàm tiên sinh còn để lại cho đời một tác phẩm rất nổi tiếng, đó là quyển sách "Liễu Phàm Tứ Huấn" vào khoảng năm 1601.
- Ban đầu, được ông gọi là Giới tử văn (Bài văn răn dạy con). Về sau, sách được lưu hành hết sức rộng rãi khắp nơi, nên người đời sau đổi tên lại là Liễu Phàm tứ huấn (Bốn điều khuyên dạy của tiên sinh Liễu Phàm).
- Quyển sách này dạy người ta 4 cách biến đổi vận mệnh của mình theo hướng tích cực với căn bản là làm thiện và sửa đổi.
- Liễu Phàm Tứ Huấn còn là để răng dạy con người về việc bỏ ác, sửa chữa lỗi lầm và tích thiện tạo phước.
- Tóm tắt 4 điều giáo huấn là:
1. LẬP MẠNG - cuộc đời này là của chúng ta, chúng ta phải tự quyết định, phải tự lập nên số mạng của mình!
2. HỐI CẢI (ĂN NĂN LỖI LẦM) - xấu hổ khi làm điều không đúng, tự bản thân thấy có lỗi. Phải biết hổ thẹn, lo sợ, và dũng cảm hối lỗi.
3. LÀM THIỆN - tức là phải làm thiện vì lợi ích của người khác, tuyệt đối không vì bản thân hay làm với mục đích danh lợi, ảo huyền.
4. KHIÊM TỐN - người khiêm cung nhún nhường thì bình yên, được nhiều người yêu quý, người tự cao tự đại không biết khiêm tốn thì cuộc đời sóng gió, nhiều kẻ ghét.
LỜI KHAI THỊ CỦA TỔ SƯ ẤN QUANG
Bất luận là người xuất gia hay tại gia đều phải trên kính dưới hòa, nhẫn được điều người khác khó nhẫn, làm được việc người khác khó làm, chịu thay khó nhọc, thành tựu việc tốt cho người.
Ngồi yên thường xét lỗi mình, luận bàn đừng chê kẻ khác, đi đứng nằm ngồi khi ăn cơm mặc áo, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, một câu Phật hiệu Nam mô A Di Đà Phật hoặc niệm ra tiếng hay là niệm thầm không cho gián đoạn, ngoài niệm Phật ra không khởi niệm khác. Nếu như vọng niệm chợt sanh, ngay đó liền phải dứt trừ, thường luôn có thân tâm hổ thẹn, sám hối lỗi lầm. Dù tu có trí, vẫn thấy mình còn khiếm khuyết, không được kiêu căng chỉ xét lỗi mình, không vạch lỗi người, chỉ nhìn cái hay không tìm điều dở.
Luôn nghĩ tất cả đều là Bồ Tát, chỉ ta là phàm phu. Nếu y lời này dụng công tu hành, thực hành quyết định vãng sanh Tây Phương cực lạc.
Xin thường niệm Nam Mô A Di Đà Phật.
#adidaphat_LIEUPHAMTUHUAN #adidaphat_NIEMPHATTHANHPHAT #PHIMPG_ADIDAPHAT
- Category
- Video Pháp thoại