Phật Thích Ca Mâu Ni là nhà giáo dục. Chánh nhân vãng sanh, phát tâm niệm Phật thật là trọng yếu.
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 427
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Khổ của chúng sanh từ đâu mà có? Một lời để diễn tả hết, là từ mê thất bản tánh mà có. Bản tánh bản thiện, mê mất bản tánh. Tư tưởng, kiến giải, ngôn hạnh của họ đều sai, không tương ứng với tự tánh, trái ngược với tự tánh tướng. Đây gọi là tạo nghiệp, thọ báo khổ từ đây mà có. Lạc từ đâu mà có? Là từ giác ngộ mà có, đã rõ ràng, thật tướng của các pháp đã làm rõ. Tư tưởng, kiến giải, ngôn hạnh của họ thuần túy, không lệch không tà, với tánh đức tương ứng, đây chính là được lạc. Như trong kinh đại thừa Phật thường dạy: “thường sinh tâm hoan hỷ”, mọi lúc mọi nơi quý vị đều hoan hỷ, quý vị đều vui vẻ. Đây mới gọi là thật sự hạnh phúc mỹ mãn. Hạnh phúc mỹ mãn, đời người vui vẻ, chỉ có Phật Bồ Tát mới hưởng thụ được. Quý vị muốn hỏi do nguyên nhân gì? Vì các ngài giác ngộ, hiểu rõ, không còn mê, chính là đạo lí này. Vì vậy cho nên nếu muốn khiến hết thảy chúng sanh lìa khổ được vui, thì quý vị phải giúp hết thảy chúng sanh phá mê khai ngộ.
Do đó chúng ta đã thấy được, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vì chúng ta mà thị hiện, sau khi thành đạo, ngài thị hiện 30 tuổi thành đạo. Sau khi thành đạo thì bắt đầu dạy học, 79 tuổi đức Phật niết bàn. Giảng kinh hơn 300 hội, thuyết pháp 49 năm, đây là sự nghiệp một đời của ngài. Đức Phật đến thế gian này làm gì? Là đến giúp đỡ chúng sanh phá mê khai ngộ, là đến làm việc này đây. Mê của chúng sanh đã phá, khai ngộ rồi thì lìa khổ được. Đây là bố thí vĩ đại nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni, đối tượng là hết thảy chúng sanh trong biến pháp giới hư không giới. Đây gọi là Phật sự, chính la sự nghiệp của nhà Phật. Sự nghiệp của nhà Phật là dạy học, dạy cái gì? Dạy con người phá mê khai ngộ. Vì sao vậy? Vì chúng sanh lìa khổ được vui. Không phải đã rõ ràng, đã minh bạch rồi sao?
Phật giáo có phải tôn giáo hay không? Quý vị nói nó là tôn giáo cũng được, quý vị nói nó không phải là tôn giáo cũng được. Quý vị thấy cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, những gì ngài đã làm, dùng lời lẽ của người thời nay mà nói, Phật Thích Ca Mâu Ni là nhà giáo dục, là một nhà giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa. Quý vị thấy cuộc đời của ngài có phải làm việc này hay không? Còn thân phận của ngài? Là đa nguyên văn hóa, người tình nguyện làm giáo dục xã hội, ngài dạy học không thu học phí, không phân quốc gia, không phân chủng tộc, không phân tín ngưỡng. Nam nữ già trẻ chỉ cần muốn theo ngài học, ngài đều dạy, cho nên nó là đa nguyên văn hóa. Không có phân biệt, không có chấp trước. Quý vị theo ngài, ngài nhất định giúp quý vị phá mê khai ngộ, khiến quý vị lìa khổ được vui, gọi là “hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức”. Chúng ta cần phải học theo. Bất luận tại gia hay xuất gia, nhất định phải hiểu. Người khác hỏi chúng ta Phật giáo là gì ? Phải nói cho rõ ràng nói thấu đáo. Thật sự đã rõ rồi, con người có thể không học Phật sao ? Việc đại sự trong đời người chính là học Phật, Phật là gì ? Phật là trí huệ, là giác ngộ. Quý vị có cần trí tuệ chăng ? Quý vị có cần giác ngộ chăng ? Không có trí huệ thì quý vị ngu si, không có giác ngộ thì quý vị hồ đồ. Quý vị bằng lòng làm một con người hồ đồ hay sao ? Quý vị bằng lòng làm một con người ngu si sao ? Không bằng lòng, chúng ta cần trí huệ, chúng ta cần giác ngộ. Người có trí huệ, giác ngộ, người Ấn Độ gọi là Phật đà. Cho nên Phật giáo là giáo dục trí huệ, là giáo dục giác ngộ, đâu phải là mê tín ! Đối với nhận thức Phật pháp không rõ ràng thì nói nó là mê tín, oan cho đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đổ oan cho ngài có sai lầm hay không? Đây cần phải chịu trách nhiệm về nhân quả. Chúng ta ở đây không bàn nhân quả, khẳng định có trách nhiệm nhân quả. Trách nhiệm nhân quả, quả báo là gì ? Không tin tưởng trí huệ, không tin tưởng giác ngộ, đời đời kiếp kiếp ngu si. Nghiệp nhân quả báo không sai chút nào.
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Khổ của chúng sanh từ đâu mà có? Một lời để diễn tả hết, là từ mê thất bản tánh mà có. Bản tánh bản thiện, mê mất bản tánh. Tư tưởng, kiến giải, ngôn hạnh của họ đều sai, không tương ứng với tự tánh, trái ngược với tự tánh tướng. Đây gọi là tạo nghiệp, thọ báo khổ từ đây mà có. Lạc từ đâu mà có? Là từ giác ngộ mà có, đã rõ ràng, thật tướng của các pháp đã làm rõ. Tư tưởng, kiến giải, ngôn hạnh của họ thuần túy, không lệch không tà, với tánh đức tương ứng, đây chính là được lạc. Như trong kinh đại thừa Phật thường dạy: “thường sinh tâm hoan hỷ”, mọi lúc mọi nơi quý vị đều hoan hỷ, quý vị đều vui vẻ. Đây mới gọi là thật sự hạnh phúc mỹ mãn. Hạnh phúc mỹ mãn, đời người vui vẻ, chỉ có Phật Bồ Tát mới hưởng thụ được. Quý vị muốn hỏi do nguyên nhân gì? Vì các ngài giác ngộ, hiểu rõ, không còn mê, chính là đạo lí này. Vì vậy cho nên nếu muốn khiến hết thảy chúng sanh lìa khổ được vui, thì quý vị phải giúp hết thảy chúng sanh phá mê khai ngộ.
Do đó chúng ta đã thấy được, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vì chúng ta mà thị hiện, sau khi thành đạo, ngài thị hiện 30 tuổi thành đạo. Sau khi thành đạo thì bắt đầu dạy học, 79 tuổi đức Phật niết bàn. Giảng kinh hơn 300 hội, thuyết pháp 49 năm, đây là sự nghiệp một đời của ngài. Đức Phật đến thế gian này làm gì? Là đến giúp đỡ chúng sanh phá mê khai ngộ, là đến làm việc này đây. Mê của chúng sanh đã phá, khai ngộ rồi thì lìa khổ được. Đây là bố thí vĩ đại nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni, đối tượng là hết thảy chúng sanh trong biến pháp giới hư không giới. Đây gọi là Phật sự, chính la sự nghiệp của nhà Phật. Sự nghiệp của nhà Phật là dạy học, dạy cái gì? Dạy con người phá mê khai ngộ. Vì sao vậy? Vì chúng sanh lìa khổ được vui. Không phải đã rõ ràng, đã minh bạch rồi sao?
Phật giáo có phải tôn giáo hay không? Quý vị nói nó là tôn giáo cũng được, quý vị nói nó không phải là tôn giáo cũng được. Quý vị thấy cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, những gì ngài đã làm, dùng lời lẽ của người thời nay mà nói, Phật Thích Ca Mâu Ni là nhà giáo dục, là một nhà giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa. Quý vị thấy cuộc đời của ngài có phải làm việc này hay không? Còn thân phận của ngài? Là đa nguyên văn hóa, người tình nguyện làm giáo dục xã hội, ngài dạy học không thu học phí, không phân quốc gia, không phân chủng tộc, không phân tín ngưỡng. Nam nữ già trẻ chỉ cần muốn theo ngài học, ngài đều dạy, cho nên nó là đa nguyên văn hóa. Không có phân biệt, không có chấp trước. Quý vị theo ngài, ngài nhất định giúp quý vị phá mê khai ngộ, khiến quý vị lìa khổ được vui, gọi là “hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức”. Chúng ta cần phải học theo. Bất luận tại gia hay xuất gia, nhất định phải hiểu. Người khác hỏi chúng ta Phật giáo là gì ? Phải nói cho rõ ràng nói thấu đáo. Thật sự đã rõ rồi, con người có thể không học Phật sao ? Việc đại sự trong đời người chính là học Phật, Phật là gì ? Phật là trí huệ, là giác ngộ. Quý vị có cần trí tuệ chăng ? Quý vị có cần giác ngộ chăng ? Không có trí huệ thì quý vị ngu si, không có giác ngộ thì quý vị hồ đồ. Quý vị bằng lòng làm một con người hồ đồ hay sao ? Quý vị bằng lòng làm một con người ngu si sao ? Không bằng lòng, chúng ta cần trí huệ, chúng ta cần giác ngộ. Người có trí huệ, giác ngộ, người Ấn Độ gọi là Phật đà. Cho nên Phật giáo là giáo dục trí huệ, là giáo dục giác ngộ, đâu phải là mê tín ! Đối với nhận thức Phật pháp không rõ ràng thì nói nó là mê tín, oan cho đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đổ oan cho ngài có sai lầm hay không? Đây cần phải chịu trách nhiệm về nhân quả. Chúng ta ở đây không bàn nhân quả, khẳng định có trách nhiệm nhân quả. Trách nhiệm nhân quả, quả báo là gì ? Không tin tưởng trí huệ, không tin tưởng giác ngộ, đời đời kiếp kiếp ngu si. Nghiệp nhân quả báo không sai chút nào.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không