Phật muốn độ chúng sanh, mình phải thực hành trước. Tâm thanh tịnh , ít phiền não là công phu.
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 171
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Sống trên đời này không vì bản thân, là vì chánh pháp cửu trú, vì hoằng pháp lợi sanh. Không vì chính mình, nên được đại tự tại. Không có gì cả, nhưng cũng không thiếu gì cả, quý vị xem tự tại biết bao, không lo lắng gì.
Trước đây thầy Phương nói với tôi: “học Phật là hưởng thụ cao nhất của đời người”. Tôi luôn hoài niệm về thầy, người chỉ cho tôi con đường này. Trong thời đại lớn này, con người một đời có thể sống cuộc đời hạnh phúc mỹ mãn, ngày ngày an lạc, ngày ngày pháp hỷ sung mãn, không dễ! Thầy chỉ con đường này rất chính xác, vĩnh viễn cảm kích thầy. Cho nên phát nguyện rất quan trọng. Trong đời này, trong đời này, tôi có phương hướng, có mục tiêu, vĩnh hằng bất biến, điều này an lạc vô cùng.
Khoảng hai mươi mấy năm trước, tôi thường nói: chúng ta sống trong xã hội này, mỗi người đều có hành nghiệp của riêng mình, làm tốt bổn phận của mình, hợp tác với các hạnh nghiệp khác nhau, xã hội này tốt đẹp biết bao. Đừng can dự đến người khác, đừng hỏi han người khác, làm tốt việc của mình. Ngày nay chúng tôi đi theo con đường này, nghề nghiệp chính là dạy học, giáo dục Phật giáo. Đây là thầy Phương Đông Mỹ truyền cho tôi, giáo dục Phật giáo. Bản thân học tốt, dạy tốt môn học này, như vậy là chúng ta đã làm tròn trách nhiệm. Không phải công việc của mình đừng hỏi han, tâm ta mới thanh tịnh. Nếu như muốn học mọi thứ, mọi thứ đều thông thái, tâm sẽ không thanh tịnh. Những gì ta học được là tri thức, không phải trí tuệ. Tôi chỉ chuyên vào công việc của mình: nhất môn thâm nhập trường thời huân tu. Trong này có tam muội, có trí tuệ, không giống nhau.
Đức Phật tuyệt đối không chủ trương để chúng ta dùng tâm ý thức. Ý tức là phân biệt, Mạt na chính là chấp trước, A lại da khởi tâm động niệm. Không thể dùng tâm ý thức, dùng tâm ý thức vĩnh viễn không giải quyết được vấn đề. Dùng tâm ý thức những gì ta học được là tri thức, không phải thiền định, không phải trí tuệ. Những vấn đề này chúng ta phải thường xuyên phản tỉnh, quan sát chính mình. Bản thân trong cuộc sống hằng ngày có định ý chăng, nghĩa là có ý của định chăng, tâm thanh tịnh, ít tạp niệm.
Cổ nhân có câu nói rằng, những gì ngạn ngữ nói rất có đạo lý: “Tri sự thiểu thời phiền não thiểu, thức nhân đa xứ thị phi đa”. Quý vị quen biết nhiều người thị phi sẽ rất nhiều, quý vị biết ít việc phiền não sẽ ít, vậy hà tất biết nhiều chuyện như vậy làm gì? Không cần thiết tốt nhất đừng nên biết, vì sao vậy? Quý vị lo lắng, như vậy tâm quý vị lo lắng một cách oan uổng, cho nên một ngày từ sáng đến tối tâm luôn trôi nổi, như vậy sao được! Trong Phật giáo gọi là công phu, như thế nào gọi là công phu ? Tâm thanh tịnh là công phu, ít phiền não là công phu. Phải từ ít phiền não, mới có thể dần dần được tâm thanh tịnh. Từ tâm thanh tịnh rồi tiếp tục nâng cao, chính là tâm bình đẳng, không còn phân biệt. Sau đó mới có thể giác ngộ, đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, như vậy là công đức viên mãn.
Cho nên tất cả công phu hoàn toàn ở chỗ buông bỏ, vì sao không chịu buông bỏ? Nguyên nhân gì? Đức Phật nói rất rõ ràng, do phiền não, tập khí. Vì có phiền não, vì có tập khí, cho nên ta không buông bỏ được. Phát đại nguyện, tập khí phiền não phải khống chế, đại nguyện liền khởi tác dụng. Nếu không khống chế được, nguyện này coi như không, nguyện không thể thực hiện.
Bởi vậy hai câu này, người tu hành chơn chánh nhất định phải nhớ, việc gì không quan trọng thì đừng để ý đến. Đặc biệt là một người phát tâm niệm Phật, muốn cầu sanh thế giới tây phương Cực Lạc, như vậy phải buông bỏ triệt để. Đừng tính toán điều gì cả, học cách tùy duyên, tùy duyên nghĩa là mọi thứ đều tốt, đối với bản thân như vậy rất tốt!
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Sống trên đời này không vì bản thân, là vì chánh pháp cửu trú, vì hoằng pháp lợi sanh. Không vì chính mình, nên được đại tự tại. Không có gì cả, nhưng cũng không thiếu gì cả, quý vị xem tự tại biết bao, không lo lắng gì.
Trước đây thầy Phương nói với tôi: “học Phật là hưởng thụ cao nhất của đời người”. Tôi luôn hoài niệm về thầy, người chỉ cho tôi con đường này. Trong thời đại lớn này, con người một đời có thể sống cuộc đời hạnh phúc mỹ mãn, ngày ngày an lạc, ngày ngày pháp hỷ sung mãn, không dễ! Thầy chỉ con đường này rất chính xác, vĩnh viễn cảm kích thầy. Cho nên phát nguyện rất quan trọng. Trong đời này, trong đời này, tôi có phương hướng, có mục tiêu, vĩnh hằng bất biến, điều này an lạc vô cùng.
Khoảng hai mươi mấy năm trước, tôi thường nói: chúng ta sống trong xã hội này, mỗi người đều có hành nghiệp của riêng mình, làm tốt bổn phận của mình, hợp tác với các hạnh nghiệp khác nhau, xã hội này tốt đẹp biết bao. Đừng can dự đến người khác, đừng hỏi han người khác, làm tốt việc của mình. Ngày nay chúng tôi đi theo con đường này, nghề nghiệp chính là dạy học, giáo dục Phật giáo. Đây là thầy Phương Đông Mỹ truyền cho tôi, giáo dục Phật giáo. Bản thân học tốt, dạy tốt môn học này, như vậy là chúng ta đã làm tròn trách nhiệm. Không phải công việc của mình đừng hỏi han, tâm ta mới thanh tịnh. Nếu như muốn học mọi thứ, mọi thứ đều thông thái, tâm sẽ không thanh tịnh. Những gì ta học được là tri thức, không phải trí tuệ. Tôi chỉ chuyên vào công việc của mình: nhất môn thâm nhập trường thời huân tu. Trong này có tam muội, có trí tuệ, không giống nhau.
Đức Phật tuyệt đối không chủ trương để chúng ta dùng tâm ý thức. Ý tức là phân biệt, Mạt na chính là chấp trước, A lại da khởi tâm động niệm. Không thể dùng tâm ý thức, dùng tâm ý thức vĩnh viễn không giải quyết được vấn đề. Dùng tâm ý thức những gì ta học được là tri thức, không phải thiền định, không phải trí tuệ. Những vấn đề này chúng ta phải thường xuyên phản tỉnh, quan sát chính mình. Bản thân trong cuộc sống hằng ngày có định ý chăng, nghĩa là có ý của định chăng, tâm thanh tịnh, ít tạp niệm.
Cổ nhân có câu nói rằng, những gì ngạn ngữ nói rất có đạo lý: “Tri sự thiểu thời phiền não thiểu, thức nhân đa xứ thị phi đa”. Quý vị quen biết nhiều người thị phi sẽ rất nhiều, quý vị biết ít việc phiền não sẽ ít, vậy hà tất biết nhiều chuyện như vậy làm gì? Không cần thiết tốt nhất đừng nên biết, vì sao vậy? Quý vị lo lắng, như vậy tâm quý vị lo lắng một cách oan uổng, cho nên một ngày từ sáng đến tối tâm luôn trôi nổi, như vậy sao được! Trong Phật giáo gọi là công phu, như thế nào gọi là công phu ? Tâm thanh tịnh là công phu, ít phiền não là công phu. Phải từ ít phiền não, mới có thể dần dần được tâm thanh tịnh. Từ tâm thanh tịnh rồi tiếp tục nâng cao, chính là tâm bình đẳng, không còn phân biệt. Sau đó mới có thể giác ngộ, đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, như vậy là công đức viên mãn.
Cho nên tất cả công phu hoàn toàn ở chỗ buông bỏ, vì sao không chịu buông bỏ? Nguyên nhân gì? Đức Phật nói rất rõ ràng, do phiền não, tập khí. Vì có phiền não, vì có tập khí, cho nên ta không buông bỏ được. Phát đại nguyện, tập khí phiền não phải khống chế, đại nguyện liền khởi tác dụng. Nếu không khống chế được, nguyện này coi như không, nguyện không thể thực hiện.
Bởi vậy hai câu này, người tu hành chơn chánh nhất định phải nhớ, việc gì không quan trọng thì đừng để ý đến. Đặc biệt là một người phát tâm niệm Phật, muốn cầu sanh thế giới tây phương Cực Lạc, như vậy phải buông bỏ triệt để. Đừng tính toán điều gì cả, học cách tùy duyên, tùy duyên nghĩa là mọi thứ đều tốt, đối với bản thân như vậy rất tốt!
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không