Pháp sư phơi đèn cầy. Bí quyết của người thành công : thầy có đủ, thật thà, vâng lời, thật làm.

Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 18:12
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 18:12
 
1x
17 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 422
Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không .

Học mọi thứ không chú ở số lượng nhiều, gọi là “nhất môn thâm nhập trường thời huân tu”, đạo lý là ở chỗ này.
Một người chưa hiểu gì, chưa học gì nhiều, thậm chí có người không biết chữ. Pháp sư Đàm Hư trong Ảnh Trần Hồi Ức Lục nói rằng: một pháp sư phơi đèn cầy, pháp sư này tên gì tôi quên mất rồi. 30 năm trước, tôi giảng kinh ở Hong-Kong có nghe nói, pháp sư này là thầy hương đăng, thầy hương đăng tức là người phụ trách hương, đèn, và thắp hương trên chánh điện. Pháp sư quản lý những việc này. Vào tháng 6 mọi người phơi áo quần, kinh sách trong chùa đều đem ra phơi, hồi trước là dùng dây đóng sách, những kinh sách này phải phơi, mỗi năm phải phơi một lần. Có người nói đùa với pháp sư rằng: “thầy hương đăng à, những cây đèn cầy đó thầy cũng đem ra phơi đi”, quý vị xem, thật rất thật thà, thầy liền mang đèn cầy ra phơi, thầy phơi đến chiều thì đèn cầy đó chảy tan hết. Hết cách rồi, buổi tối khi đại chúng tụng kinh, thì thầy đem cái tim đèn cầy đã chảy tan đó đốt lên, chẳng người nào nhịn cười được. Thầy duy na tìm đến vị trụ trì, làm sao bây giờ? Ông ta khờ đến như vậy. Vị trụ trì này rất giỏi, Ngài trì biết nhìn người, người này sau này có thể thành tựu, đây là một nhân tài. Vị trụ trì nói: được rồi, đổi người khác, bảo ông ta đừng làm hương đăng nữa, bảo ông ta đến chùa A Dục Vương, lạy xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni, quy định ông ta một ngày 3 ngàn lạy. Lạy xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni, thầy lạy như vậy 3 năm thì khai ngộ, thầy có thể làm thơ, có thể sáng tác kệ, có thể giảng kinh. Từ chỗ không biết gì cả biến thành thông tất cả. Đó là gì? Cổ kim trong ngoài, bí quyết của người thành công, thầy có đủ. Bí quyết này là mấy chữ: thật thà, vâng lời. Quý vị thấy thầy thật thà, vâng lời. Bảo thầy phơi đèn cầy, thầy liền mang đèn ra phơi, thầy đúng là biết vâng lời và thực hành điều đó.
Chỉ cần có đủ 6 chữ này, chắc chắn con người sẽ thành tựu. Chúng ta quan sát thật kỷ, cổ kim trong ngoài, phàm là người thành tựu, chắc chắn phải có đủ 6 chữ này. Cho nên nói mấy vị thầy giáo của chúng tôi, chỉ cần có đủ điều kiện 6 chữ này là tốt rồi. Tôi tin rằng, sau 10 năm quý vị sẽ có sự thành tựu lớn. Ba năm trì giới, nỗ lực làm, phải thực hành được Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Biên, Thập Thiện Nghiệp, đào thải hết tất cả tập khí tự tư tự lợi, danh dự lợi dưỡng. Khởi tâm động niệm là chỉ nghĩ đến Phật A Di Đà, chỉ nghĩ đến chúng sanh khổ nạn, ngoài điều này ra không còn nghĩ gì nữa.
Thành tựu đức hạnh của mình, quý vị sẽ thành tựu Tam Muội. Tam Muội là gì? Là tâm thanh tịnh, là tâm của quý vị không ô nhiễm. Đạt tâm thanh tịnh rồi, ba- bốn năm chắc chắn sẽ khai ngộ, không thể đạt đến đại triệt đại ngộ, ít nhất cũng là đại ngộ. Quý vị sống trên đời này, đối với pháp thế xuất thế gian, tự nhiên quý vị cao hơn mọi người một bậc, quý vị có năng lực dạy người khác, không cần dạy gì khác, chỉ đem những kinh nghiệm thành tựu của mình, chia sẽ với mọi người, đây là sự dạy học tốt nhất. Đạo lý này chẳng thể không hiểu được.
Cư sĩ Lưu Tối Vân ở Đông Bắc, đã làm tấm gương tốt cho chúng ta noi theo. Cho nên đối với bản thân phải có niềm tin, đây mới là điểm mấu chốt của sự thành bại. Mình không có niềm tin vào chính mình, thì không thể thành tựu. Quý vị nghĩ xem, tín tâm quan trọng chừng nào. Mình mà còn nghi ngờ chính bản thân mình thì chịu thôi. Trước hết phải tin vào chính bản thân mình, sau đó mới tin vào sự gia trì của Phật Bồ Tát, tin tưởng đức hạnh của bậc tổ tông. Chúng ta phát đại nguyện lập chí làm rạng rở tổ tông, làm theo lời di giáo, đức hạnh của tổ tông, để làm rạng rỡ truyền thống. Như vậy chẳng thể không thành công được! không có một mảy may tư tâm. Điểm này vô cùng quan trọng. Nếu còn có một chút tư tâm, thì tâm của quý vị không thanh tịnh, Tam Muội của quý vị không thể hiện tiền.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không
Show more