Pháp bố thí, lợi ích chân thật. Cúng dường Chư Phật Bồ Tát, không bằng như thuyết tu hành cúng dường
Video Player is loading.
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 177
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Công cụ truyền hình này rất phương tiện, đây là bố thí, bố thí pháp, biết bao nhiêu người được lợi ích. Chúng ta mượn công cụ này, đồng nghĩa là mặt đối mặt cùng nhau chia sẽ, cùng nhau tu hành. Cùng nhau tu hành không phải tụng kinh, không phải bái sám, không phải tổ chức pháp hội, cộng tu là cùng nhau học tập. Cho nên Phật pháp_tôi nói Tôn giáo, nếu Tôn giáo không trở về với nền giáo dục, tương lai Tôn giáo sẽ đi vào con đường cùng, không ai tin.
Bất cứ sự cúng dường nào, cúng dường Chư Phật Bồ Tát, đều không bằng “như thuyết tu hành cúng dường”. Chư vị nên nhớ câu này, Đức Phật dạy chúng ta như thế nào, chúng ta làm như thế đó, đây là chơn chánh cúng dường, đây là điều Phật Bồ Tát hoan hỷ nhất. Quý vị cúng dường gì, họ không cần, họ không dùng đến.
Khiến chúng ta suy nghĩ, lúc Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, quý vị cúng dường gì ngài tiếp nhận ? Ngài không tiếp nhận. Mỗi ngày lúc ra đi khất thực, trên đường khất thực, người ta cúng dường gì thì ăn thứ đó. Không có phân biệt, cũng không có kiêng kỵ gì. Ngày ăn một bữa, đêm ngủ dưới gốc cây, toàn bộ tài sản là ba y một bát.
Bên dưới chúng ta đọc qua một lượt: “Cu chi trong đoạn văn ở trên”, đây là tiếng Ấn độ, “gọi là ngàn vạn”. “Na do tha”, người xưa gọi là vạn vạn, nghĩa là ức. Người Ấn độ gọi là na do tha, người Trung quốc gọi là ức, tức là vạn vạn. “Bên dưới con số càng nhiều hơn, sau cùng là ưu bà ni sa đà phân”, đây là ví dụ, là ví dụ. “Đem đại địa” chính là địa cầu, nghiền nát địa cầu ra thành gì? Nghiền nát ra thành vi trần. “Vi trần cực kỳ vi tế, số này rất nhiều”, đem toàn bộ vũ trụ nghiền nát ra làm bột, mài thành vi trần, số lượng này không sao tính kể. Đây là ví dụ con số cực kỳ lớn. “Công đức cúng dường pháp, như tổng số hết thảy vi trần trong địa cầu. Đối với công đức cúng dường vật chất, còn không bằng một vi trần”. Ví dụ này chúng ta cũng nghĩ, nhưng nghĩ không ra ! Đức Phật Thích Ca Mâu Ni rất thông minh. Đem địa cầu mài thành vi trần, một hạt vi trần là một công đức, công đức nhiều như thế, tổng số công đức lớn như thế. Đối với công đức cúng dường của cải, cũng không bằng một hạt vi trần của nó. Đây là nói cúng dường pháp, công đức cúng dường pháp giống như một hạt vi trần trong địa cầu, cúng dường của cải không thể sánh được. Kinh Kim Cang nói rất tường tận: Dùng bảy báu trong đại thiên thế giới bố thí, cũng không bằng nói cho người khác nghe bốn câu kệ. Bốn câu kệ như bài kệ này của chúng ta, một bài kệ có bốn câu. Công đức nói một bài kệ này, hơn bố thí bảy báu trong đại thiên thế giới. Điều này người đọc Kinh Kim Cang không ai không biết.
“Càng không thể so sánh với tổng số của vi trần trong địa cầu”, đây là nói công đức cúng dường pháp. Chúng ta cần phải tin vào điều này, vì sao vậy ? Vì Đức Phật không vọng ngữ, mỗi lời Đức Phật nói đều là sự thật. Vì sao công đức cúng dường pháp lớn như thế ? Vì pháp có thể khai trí tuệ, pháp có thể giúp chúng ta kiến tánh, pháp giúp chúng ta thành Phật, của cải không làm được. Của cải dù nhiều đến đâu chỉ có thể tu phước, giúp con người giải quyết vấn đề sinh hoạt vật chất trước mắt, đạo lý là như vậy. Nếu đã hiểu, ngày nay chúng ta muốn tu công đức, công đức gì lớn nhất? Pháp, pháp tu như thế nào ? Bồ Tát Phổ Hiền dạy chúng ta: “Thỉnh chuyển pháp luân, thỉnh Phật trú thế”, công đức này không thể nghĩ bàn! Thỉnh chuyển pháp luân là thỉnh các bậc cao tăng, bất luận tại gia hay xuất gia đều được, thỉnh họ đến đây giảng một bộ kinh, công đức này rất lớn! Trong thính chúng thật sự có người khai ngộ, thậm chí có người chứng quả, quả này chúng ta phải biết.
Hiện nay tu pháp bố thí, tu công đức lớn nhất. Ví dụ quý vị thành lập một đài truyền hình, họ bỏ ra năm đồng, mười đồng, ủng hộ cho đài truyền hình này, làm như vậy là tu pháp bố thí. Trong đó tôi cũng có một phần công đức của pháp bố thí, lợi ích chân thật! Quý vị biết ở trước ti vi, trước màn hình vi tính, có bao nhiêu người học tập? Chỉ cần có một hai người tu hành chứng quả, công đức này là chân thật, không phải giả. Mắt thường chúng ta có thể thấy được, chúng ta không thấy được càng nhiều hơn, chúng ta không nói đến điều này. Vì người bây giờ nói đến khoa học, đợi khoa học tiến bộ hơn, máy móc phát triển hơn, khiến chúng ta thấy được ngạ quỷ, có thể thấy được cõi trời tôi sẽ tin. Bây giờ chưa có công cụ này, đợi có công cụ này chúng ta sẽ biết, chân thật không hư vọng. Chúng ta hiểu được đạo lý này, hòa thượng còn làm gương cho chúng ta.
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Công cụ truyền hình này rất phương tiện, đây là bố thí, bố thí pháp, biết bao nhiêu người được lợi ích. Chúng ta mượn công cụ này, đồng nghĩa là mặt đối mặt cùng nhau chia sẽ, cùng nhau tu hành. Cùng nhau tu hành không phải tụng kinh, không phải bái sám, không phải tổ chức pháp hội, cộng tu là cùng nhau học tập. Cho nên Phật pháp_tôi nói Tôn giáo, nếu Tôn giáo không trở về với nền giáo dục, tương lai Tôn giáo sẽ đi vào con đường cùng, không ai tin.
Bất cứ sự cúng dường nào, cúng dường Chư Phật Bồ Tát, đều không bằng “như thuyết tu hành cúng dường”. Chư vị nên nhớ câu này, Đức Phật dạy chúng ta như thế nào, chúng ta làm như thế đó, đây là chơn chánh cúng dường, đây là điều Phật Bồ Tát hoan hỷ nhất. Quý vị cúng dường gì, họ không cần, họ không dùng đến.
Khiến chúng ta suy nghĩ, lúc Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, quý vị cúng dường gì ngài tiếp nhận ? Ngài không tiếp nhận. Mỗi ngày lúc ra đi khất thực, trên đường khất thực, người ta cúng dường gì thì ăn thứ đó. Không có phân biệt, cũng không có kiêng kỵ gì. Ngày ăn một bữa, đêm ngủ dưới gốc cây, toàn bộ tài sản là ba y một bát.
Bên dưới chúng ta đọc qua một lượt: “Cu chi trong đoạn văn ở trên”, đây là tiếng Ấn độ, “gọi là ngàn vạn”. “Na do tha”, người xưa gọi là vạn vạn, nghĩa là ức. Người Ấn độ gọi là na do tha, người Trung quốc gọi là ức, tức là vạn vạn. “Bên dưới con số càng nhiều hơn, sau cùng là ưu bà ni sa đà phân”, đây là ví dụ, là ví dụ. “Đem đại địa” chính là địa cầu, nghiền nát địa cầu ra thành gì? Nghiền nát ra thành vi trần. “Vi trần cực kỳ vi tế, số này rất nhiều”, đem toàn bộ vũ trụ nghiền nát ra làm bột, mài thành vi trần, số lượng này không sao tính kể. Đây là ví dụ con số cực kỳ lớn. “Công đức cúng dường pháp, như tổng số hết thảy vi trần trong địa cầu. Đối với công đức cúng dường vật chất, còn không bằng một vi trần”. Ví dụ này chúng ta cũng nghĩ, nhưng nghĩ không ra ! Đức Phật Thích Ca Mâu Ni rất thông minh. Đem địa cầu mài thành vi trần, một hạt vi trần là một công đức, công đức nhiều như thế, tổng số công đức lớn như thế. Đối với công đức cúng dường của cải, cũng không bằng một hạt vi trần của nó. Đây là nói cúng dường pháp, công đức cúng dường pháp giống như một hạt vi trần trong địa cầu, cúng dường của cải không thể sánh được. Kinh Kim Cang nói rất tường tận: Dùng bảy báu trong đại thiên thế giới bố thí, cũng không bằng nói cho người khác nghe bốn câu kệ. Bốn câu kệ như bài kệ này của chúng ta, một bài kệ có bốn câu. Công đức nói một bài kệ này, hơn bố thí bảy báu trong đại thiên thế giới. Điều này người đọc Kinh Kim Cang không ai không biết.
“Càng không thể so sánh với tổng số của vi trần trong địa cầu”, đây là nói công đức cúng dường pháp. Chúng ta cần phải tin vào điều này, vì sao vậy ? Vì Đức Phật không vọng ngữ, mỗi lời Đức Phật nói đều là sự thật. Vì sao công đức cúng dường pháp lớn như thế ? Vì pháp có thể khai trí tuệ, pháp có thể giúp chúng ta kiến tánh, pháp giúp chúng ta thành Phật, của cải không làm được. Của cải dù nhiều đến đâu chỉ có thể tu phước, giúp con người giải quyết vấn đề sinh hoạt vật chất trước mắt, đạo lý là như vậy. Nếu đã hiểu, ngày nay chúng ta muốn tu công đức, công đức gì lớn nhất? Pháp, pháp tu như thế nào ? Bồ Tát Phổ Hiền dạy chúng ta: “Thỉnh chuyển pháp luân, thỉnh Phật trú thế”, công đức này không thể nghĩ bàn! Thỉnh chuyển pháp luân là thỉnh các bậc cao tăng, bất luận tại gia hay xuất gia đều được, thỉnh họ đến đây giảng một bộ kinh, công đức này rất lớn! Trong thính chúng thật sự có người khai ngộ, thậm chí có người chứng quả, quả này chúng ta phải biết.
Hiện nay tu pháp bố thí, tu công đức lớn nhất. Ví dụ quý vị thành lập một đài truyền hình, họ bỏ ra năm đồng, mười đồng, ủng hộ cho đài truyền hình này, làm như vậy là tu pháp bố thí. Trong đó tôi cũng có một phần công đức của pháp bố thí, lợi ích chân thật! Quý vị biết ở trước ti vi, trước màn hình vi tính, có bao nhiêu người học tập? Chỉ cần có một hai người tu hành chứng quả, công đức này là chân thật, không phải giả. Mắt thường chúng ta có thể thấy được, chúng ta không thấy được càng nhiều hơn, chúng ta không nói đến điều này. Vì người bây giờ nói đến khoa học, đợi khoa học tiến bộ hơn, máy móc phát triển hơn, khiến chúng ta thấy được ngạ quỷ, có thể thấy được cõi trời tôi sẽ tin. Bây giờ chưa có công cụ này, đợi có công cụ này chúng ta sẽ biết, chân thật không hư vọng. Chúng ta hiểu được đạo lý này, hòa thượng còn làm gương cho chúng ta.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không