Phàm những thứ quấy nhiễu đều là Ma chướng, là oan gia trái chủ đến tìm bạn.không cho bạn dụng công.
Video Player is loading.
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 93 - 94 - 95
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP . 1 - 2
Dĩ Định Huệ lực, hàng phục ma oán’. Oán chỉ oán gia Vì thế, kinh nói: Dùng sức Định Huệ hàng phục ma oán. Oán chỉ oán gia, nay chúng ta nói là oán thân trái chủ, chúng ta phải học điều này. Nay chúng ta bắt đầu học Phật, những điều gây chướng ngại cho chúng ta rất nhiều, chúng ta muốn đến đây nghe kinh, nhưng bạn thân của quý vị gọi điện thoại hẹn sẵn, khiến cơ hội của quý vị bị phá hoại. Đó là gì ? Ma chướng đạo. Kẻ ấy do lòng tốt mời quý vị đi chơi, tức là ma ở ngay trong cuộc sống hằng ngày, ở quanh ta. Hôm nay quý vị muốn định tâm, muốn niệm Phật, tính lạy Phật thì có người đến tìm quý vị, quý vị biết đó là ma đến quấy nhiễu. Khi ấy, quý vị tùy thuận giáo huấn của Phật, Bồ Tát, hay tùy thuận ý nghĩ của ma đi theo họ? Lúc ấy do chính quý vị chọn lựa. Chọn lựa đạo nghiệp thì trong tương lai quý vị có thành tựu. Quý vị chọn lựa thù tạc, đi theo ma, đạo nghiệp sẽ bị hủy mất. Từ sơ phát tâm cho đến khi thành Phật, Phật luôn giúp chúng ta, ma cũng luôn nhiễu loạn chúng ta, năm mươi, năm mươi ! Mấu chốt thành bại chẳng tại Phật, cũng chẳng do ma, mà do chính mình quyết định. Nếu chính mình có thể kiên trì, một phương hướng, một mục tiêu, chẳng có ai không thành tựu. Nếu phương hướng của quý vị quá nhiều, mục tiêu quá nhiều, chắc chắn quý vị chẳng thể thành tựu. Không thể thành tựu thì chắc chắn vẫn luân hồi trong lục đạo. Phải thấy rõ luân hồi trong lục đạo rất khổ, khổ chẳng thể nói nổi. Thật sự hiểu rõ, thật sự minh bạch, chẳng còn muốn luân hồi nữa. Thời gian trong lục đạo rất dài, đời đời kiếp kiếp trong quá khứ đã chịu lắm nỗi khổ sở oan uổng dường ấy. Bao nhiêu đồng tham đạo hữu đều đã thành Bồ Tát, thành Phật, nhưng chúng ta vẫn luân hồi trong lục đạo, chính mình phải gánh lấy trách nhiệm ấy.
Hàng phục ma oán là tướng thứ năm. Ma oán cũng là thị hiện, đã thành Phật rồi, lấy đâu ra ma, lấy đâu ra oán? Oán là oán thân trái chủ, Ma là các thứ thử thách, đều chẳng còn nữa; nhưng phải thị hiện như vậy, nhằm giáo hóa những bậc đại đức tu học: Nếu đi theo con đường thành Phật thì cũng chẳng dễ dàng như thế, quý vị phải chịu được khảo nghiệm. Ma oán là khảo nghiệm, phải chịu đựng được. Nhiều nỗi vùi dập để diệt hết các tập khí phiền não trong tâm quý vị thì quý vị mới có thể thành tựu, thuần tịnh, thuần thiện, lúc ấy mới có thể thành tựu. Do vậy, Bồ Tát phải tu sáu Ba La Mật, thứ nhất là buông xuống tâm tham, keo kiệt, tham lam, dùng gì? Dùng bố thí để buông bỏ keo kiệt, tham lam. Dùng trì giới để buông ác nghiệp xuống, chẳng còn làm ác nữa. Dùng nhẫn nhục và tinh tấn để buông giải đãi xuống. Dùng Thiền Định để buông xuống tán loạn. Dùng trí huệ để buông xuống ngu si. Những thứ ấy đều là ma oán, thật sự có thể buông xuống.
Hỏi: Kính thưa lão Pháp sư, con nghe theo lời dạy của Ngài, mỗi ngày nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, định khóa là 30.000 câu Phật hiệu. Có khi định khóa làm không xong, ngày hôm sau con nhất định bù cho đủ, người khác nói với con như vậy là quá cố chấp. Xin hỏi con kiên trì niệm 30.000 câu Phật hiệu, như vậy có như pháp không?
Đáp: Nhất định là như pháp. Tự mình định công khóa, khi mới bắt đầu không nên định quá nhiều, sau này hãy từ từ tăng lên. Như vậy là tinh tấn. Người mới học Phật, mỗi ngày định khóa 10.000 câu là rất tốt rồi, nếu không thể niệm 10.000 câu, niệm 5.000 câu cũng được. Ngày ngày không gián đoạn, niệm được một thời gian, niệm được rất thuần thục, thân tâm vui khỏe, nếu có đủ thời gian thì hãy tăng thêm. Không được thối lui, tăng thêm là hiện tượng tốt. Mỗi ngày niệm 30.000 câu Phật hiệu là tiêu chuẩn rất tốt, có thể kiên trì. A Di Đà Phật
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP . 1 - 2
Dĩ Định Huệ lực, hàng phục ma oán’. Oán chỉ oán gia Vì thế, kinh nói: Dùng sức Định Huệ hàng phục ma oán. Oán chỉ oán gia, nay chúng ta nói là oán thân trái chủ, chúng ta phải học điều này. Nay chúng ta bắt đầu học Phật, những điều gây chướng ngại cho chúng ta rất nhiều, chúng ta muốn đến đây nghe kinh, nhưng bạn thân của quý vị gọi điện thoại hẹn sẵn, khiến cơ hội của quý vị bị phá hoại. Đó là gì ? Ma chướng đạo. Kẻ ấy do lòng tốt mời quý vị đi chơi, tức là ma ở ngay trong cuộc sống hằng ngày, ở quanh ta. Hôm nay quý vị muốn định tâm, muốn niệm Phật, tính lạy Phật thì có người đến tìm quý vị, quý vị biết đó là ma đến quấy nhiễu. Khi ấy, quý vị tùy thuận giáo huấn của Phật, Bồ Tát, hay tùy thuận ý nghĩ của ma đi theo họ? Lúc ấy do chính quý vị chọn lựa. Chọn lựa đạo nghiệp thì trong tương lai quý vị có thành tựu. Quý vị chọn lựa thù tạc, đi theo ma, đạo nghiệp sẽ bị hủy mất. Từ sơ phát tâm cho đến khi thành Phật, Phật luôn giúp chúng ta, ma cũng luôn nhiễu loạn chúng ta, năm mươi, năm mươi ! Mấu chốt thành bại chẳng tại Phật, cũng chẳng do ma, mà do chính mình quyết định. Nếu chính mình có thể kiên trì, một phương hướng, một mục tiêu, chẳng có ai không thành tựu. Nếu phương hướng của quý vị quá nhiều, mục tiêu quá nhiều, chắc chắn quý vị chẳng thể thành tựu. Không thể thành tựu thì chắc chắn vẫn luân hồi trong lục đạo. Phải thấy rõ luân hồi trong lục đạo rất khổ, khổ chẳng thể nói nổi. Thật sự hiểu rõ, thật sự minh bạch, chẳng còn muốn luân hồi nữa. Thời gian trong lục đạo rất dài, đời đời kiếp kiếp trong quá khứ đã chịu lắm nỗi khổ sở oan uổng dường ấy. Bao nhiêu đồng tham đạo hữu đều đã thành Bồ Tát, thành Phật, nhưng chúng ta vẫn luân hồi trong lục đạo, chính mình phải gánh lấy trách nhiệm ấy.
Hàng phục ma oán là tướng thứ năm. Ma oán cũng là thị hiện, đã thành Phật rồi, lấy đâu ra ma, lấy đâu ra oán? Oán là oán thân trái chủ, Ma là các thứ thử thách, đều chẳng còn nữa; nhưng phải thị hiện như vậy, nhằm giáo hóa những bậc đại đức tu học: Nếu đi theo con đường thành Phật thì cũng chẳng dễ dàng như thế, quý vị phải chịu được khảo nghiệm. Ma oán là khảo nghiệm, phải chịu đựng được. Nhiều nỗi vùi dập để diệt hết các tập khí phiền não trong tâm quý vị thì quý vị mới có thể thành tựu, thuần tịnh, thuần thiện, lúc ấy mới có thể thành tựu. Do vậy, Bồ Tát phải tu sáu Ba La Mật, thứ nhất là buông xuống tâm tham, keo kiệt, tham lam, dùng gì? Dùng bố thí để buông bỏ keo kiệt, tham lam. Dùng trì giới để buông ác nghiệp xuống, chẳng còn làm ác nữa. Dùng nhẫn nhục và tinh tấn để buông giải đãi xuống. Dùng Thiền Định để buông xuống tán loạn. Dùng trí huệ để buông xuống ngu si. Những thứ ấy đều là ma oán, thật sự có thể buông xuống.
Hỏi: Kính thưa lão Pháp sư, con nghe theo lời dạy của Ngài, mỗi ngày nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, định khóa là 30.000 câu Phật hiệu. Có khi định khóa làm không xong, ngày hôm sau con nhất định bù cho đủ, người khác nói với con như vậy là quá cố chấp. Xin hỏi con kiên trì niệm 30.000 câu Phật hiệu, như vậy có như pháp không?
Đáp: Nhất định là như pháp. Tự mình định công khóa, khi mới bắt đầu không nên định quá nhiều, sau này hãy từ từ tăng lên. Như vậy là tinh tấn. Người mới học Phật, mỗi ngày định khóa 10.000 câu là rất tốt rồi, nếu không thể niệm 10.000 câu, niệm 5.000 câu cũng được. Ngày ngày không gián đoạn, niệm được một thời gian, niệm được rất thuần thục, thân tâm vui khỏe, nếu có đủ thời gian thì hãy tăng thêm. Không được thối lui, tăng thêm là hiện tượng tốt. Mỗi ngày niệm 30.000 câu Phật hiệu là tiêu chuẩn rất tốt, có thể kiên trì. A Di Đà Phật
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không