Niệm Phật Phải Nhiếp Tâm. Người niệm Phật rất đông, người tin Phật không nhiều.Phương pháp niệm Phật
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 381 - 385
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Trước kia không có duyên, không được nghe Phật pháp nên không biết. Giờ đã biết rồi, đọc kinh điển Đại Thừa đã hiểu rồi. Phật có thể làm thế thì chúng ta phải học theo Phật, phải nghiêm túc dốc sức thực hiện. Phật làm gương trước, chúng ta bước theo sau. Phật có thể thành tựu thì ta cũng có thể thành tựu. Huống chi ngài đã xây dựng xong thế giới Cực Lạc. Ở thế giới Ta Bà này việc tu hành khó khăn, chướng duyên quá nhiều. Phật mong ta đến thế giới Cực Lạc. Chúng ta nghe lời, y giáo phụng hành, đến thế giới Cực Lạc. Mỗi ngày đều dự pháp hội của ngài. Ngài làm tăng thượng duyên cho ta thì việc thành tựu đạo quả của ta đã được bảo đảm. Cho nên nhất định phải tin, phải tiếp thọ, phải kiên trì, luôn nhớ đến Phật, niệm danh hiệu Phật.
Niệm danh hiệu Phật. Phương pháp niệm Phật cả đời của Ấn Quang đại sư là đếm số, ngài không dùng chuỗi hạt. Ngài bảo chúng ta nếu lần tràng hạt niệm Phật thì dễ phân tâm. Một mặt niệm, mặt khác động tay, phân tâm. Ngài dùng tâm để thầm nhẩm đếm. Chỉ tính đến một đến mười, niệm rất chậm. Chúng tôi đã nghe tiếng niệm Phật của ngài qua băng ghi âm: Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật. Niệm 6 tiếng hay 4 tiếng cũng được. 4 tiếng thì: A Di Đà Phật, A Di Đà Phật. Niệm hết sức rõ. Ba cái rõ cực kỳ quan trọng. Tai nghe rõ thì phải để ý nghe, tập trung sức chú ý vào đó, tạp niệm bên ngoài sẽ không vào được. Số nhớ thật rõ: niệm danh hiệu Phật này là tiếng thứ mấy trong một câu niệm? Đếm hết sức rõ ràng, rành mạch. Đếm xong một lần từ 1-10 thì lại bắt đầu từ 1 đến 10, cứ thế mà niệm. Đừng niệm mười một , 12,,13… Đếm nhiều hơn lại chẳng thể nhiếp tâm. Cách đếm từ 1-10 danh hiệu Phật này nhiếp tâm cực kỳ. Nếu mới tập niệm từ 1-10 niệm có khó khăn, phía sau dễ quên mất số, tạp niệm xen vào. Có tạp niệm thì không tính, phải niệm lại từ đầu. Dùng phương pháp này: chia làm 2 phần. 5 câu: 1 , 2, 3 , 4, 5, phía sau thì 6, 7, 8, 9, 10, cứ thế mà nhớ. Mà nếu còn khó thì chia làm ba phần: ba , ba , 4. Niệm 1 , 2, 3 rồi 4, 5, 6, rồi 7, 8, 9, 10. Đếm như vậy thì hết sức rõ và tạp niệm không xen vào được. Hồ Tiểu Lâm dùng cách này niệm suốt 4 tháng, hết sức hiệu quả. Trước kia ông niệm luôn bị tạp niệm, giờ tạp niệm chẳng còn. Nhiếp tâm được thật rồi, mừng quá! Hồ Cư Sĩ học theo. Niệm được 2, ba ngày bèn bảo tôi: có hiệu quả thật. Trước kia cô ấy cũng bị đau đầu do suy nghĩ vọng niệm quá nhiều nên không bao giờ niệm tốt được. Giờ dùng phương pháp này thì ổn rồi. Đấy là cách của Ấn Quang Đại Sư và ngài cũng đã thi hiện cho ta thấy. Hiện nay ta nghiệp chướng nặng nề, vọng niệm nhiều, sức dụ hoặc của hoàn cảnh xung quanh quá lớn. Chắc chỉ còn phương pháp này hữu hiệu, những cách khác đều khó. Mọi người cứ thử xem sao. CD của Hồ Tiểu Lâm được Giáo Dục Phật Đà Hiệp Hội Hồng Kông phát hành. Đấy là ức Phật, niệm Phật.
Đời người ngắn ngủi, biết nương tựa vào ai ? Dựa vào ai cũng không ổn, dựa vào chính mình lại càng không được. Chính mình chẳng có lòng tin. Đức Thế Tôn bảo ta chỉ có cách duy nhất là nương tựa Phật. Đức Thế Tôn bảo ta nương tựa Phật laf nương tựa vào tự tánh Phật.
Như thuyết tu hành, dĩ vi cúng dường”. Tu hành cúng dường rất quan trọng. Phật mong ta thành Phật. Mà không tu thì sao thành Phật được? Nhất định phải hiểu rõ ý nghĩa của hai chữ tu hành. Hiện giờ rất nhiều người ngộ nhận nghĩa của từ tu hành. Tu là tu chính, hành là hành vi. Hành vi có sai sót sửa lại cho đúng thì gọi là tu hành. Có rất nhiều hành vi. Trong kinh Phật chia ra làm ba loại lớn. một là động tác của thân, tạo tác của thân. Đấy gọi là hành vi của thân nghiệp. 2 là ngôn ngữ, hành vi của khẩu nghiệp. ba là khởi tâm động niệm, hành vi được gọi là ý nghiệp, bao gồm phân biệt chấp trước. Lỡ phạm sai lầm, vội sửa lỗi thì gọi là tu hành. Cho nên tu hành là tu chỉnh hành vi hoặc là sửa chữa sai lầm. Có phải là đi đọc kinh, bái sám ? Không phải thế. Đấy là hình thức. Nhưng đạo Phật trọng thực chất, không trọng hình thức. Những lời khai thị quan trọng này cần phải được nhớ kỹ. Trong ba loại hành vi thì quan trọng nhất là ý nghiệp, chính là khởi tâm động niệm. Tư tưởng thuần chánh. Ngôn ngữ hành vi của quí vị lẽ nào bất chánh? Cho nên tu hành thật sự thì tư tưởng được xếp hàng đầu. Khiến chng ta nhớ dến Phật Thích Ca Mâu Ni vì sao giảng kinh nói pháp suốt 49 năm? Để giúp chúng ta có tư tưởng chính xác, có quan điểm đúng đắn. Điều này vô cùng quan trọng. Kinh luận l tiêu chuẩn, tinh luật luận ba tạng là để tu sửa thân khẩu ý. Giới cấm là tiêu chuẩn để tu sửa thân. Kinh điển là tiêu chuẩn để tu sửa tâm. Kinh luận chính là tiêu chuẩn sửa ý nghiệp. Giới luật là thân khẩu, kinh luận là ý nghiệp, khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước lấy đó làm tiêu chuẩn.
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Trước kia không có duyên, không được nghe Phật pháp nên không biết. Giờ đã biết rồi, đọc kinh điển Đại Thừa đã hiểu rồi. Phật có thể làm thế thì chúng ta phải học theo Phật, phải nghiêm túc dốc sức thực hiện. Phật làm gương trước, chúng ta bước theo sau. Phật có thể thành tựu thì ta cũng có thể thành tựu. Huống chi ngài đã xây dựng xong thế giới Cực Lạc. Ở thế giới Ta Bà này việc tu hành khó khăn, chướng duyên quá nhiều. Phật mong ta đến thế giới Cực Lạc. Chúng ta nghe lời, y giáo phụng hành, đến thế giới Cực Lạc. Mỗi ngày đều dự pháp hội của ngài. Ngài làm tăng thượng duyên cho ta thì việc thành tựu đạo quả của ta đã được bảo đảm. Cho nên nhất định phải tin, phải tiếp thọ, phải kiên trì, luôn nhớ đến Phật, niệm danh hiệu Phật.
Niệm danh hiệu Phật. Phương pháp niệm Phật cả đời của Ấn Quang đại sư là đếm số, ngài không dùng chuỗi hạt. Ngài bảo chúng ta nếu lần tràng hạt niệm Phật thì dễ phân tâm. Một mặt niệm, mặt khác động tay, phân tâm. Ngài dùng tâm để thầm nhẩm đếm. Chỉ tính đến một đến mười, niệm rất chậm. Chúng tôi đã nghe tiếng niệm Phật của ngài qua băng ghi âm: Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật. Niệm 6 tiếng hay 4 tiếng cũng được. 4 tiếng thì: A Di Đà Phật, A Di Đà Phật. Niệm hết sức rõ. Ba cái rõ cực kỳ quan trọng. Tai nghe rõ thì phải để ý nghe, tập trung sức chú ý vào đó, tạp niệm bên ngoài sẽ không vào được. Số nhớ thật rõ: niệm danh hiệu Phật này là tiếng thứ mấy trong một câu niệm? Đếm hết sức rõ ràng, rành mạch. Đếm xong một lần từ 1-10 thì lại bắt đầu từ 1 đến 10, cứ thế mà niệm. Đừng niệm mười một , 12,,13… Đếm nhiều hơn lại chẳng thể nhiếp tâm. Cách đếm từ 1-10 danh hiệu Phật này nhiếp tâm cực kỳ. Nếu mới tập niệm từ 1-10 niệm có khó khăn, phía sau dễ quên mất số, tạp niệm xen vào. Có tạp niệm thì không tính, phải niệm lại từ đầu. Dùng phương pháp này: chia làm 2 phần. 5 câu: 1 , 2, 3 , 4, 5, phía sau thì 6, 7, 8, 9, 10, cứ thế mà nhớ. Mà nếu còn khó thì chia làm ba phần: ba , ba , 4. Niệm 1 , 2, 3 rồi 4, 5, 6, rồi 7, 8, 9, 10. Đếm như vậy thì hết sức rõ và tạp niệm không xen vào được. Hồ Tiểu Lâm dùng cách này niệm suốt 4 tháng, hết sức hiệu quả. Trước kia ông niệm luôn bị tạp niệm, giờ tạp niệm chẳng còn. Nhiếp tâm được thật rồi, mừng quá! Hồ Cư Sĩ học theo. Niệm được 2, ba ngày bèn bảo tôi: có hiệu quả thật. Trước kia cô ấy cũng bị đau đầu do suy nghĩ vọng niệm quá nhiều nên không bao giờ niệm tốt được. Giờ dùng phương pháp này thì ổn rồi. Đấy là cách của Ấn Quang Đại Sư và ngài cũng đã thi hiện cho ta thấy. Hiện nay ta nghiệp chướng nặng nề, vọng niệm nhiều, sức dụ hoặc của hoàn cảnh xung quanh quá lớn. Chắc chỉ còn phương pháp này hữu hiệu, những cách khác đều khó. Mọi người cứ thử xem sao. CD của Hồ Tiểu Lâm được Giáo Dục Phật Đà Hiệp Hội Hồng Kông phát hành. Đấy là ức Phật, niệm Phật.
Đời người ngắn ngủi, biết nương tựa vào ai ? Dựa vào ai cũng không ổn, dựa vào chính mình lại càng không được. Chính mình chẳng có lòng tin. Đức Thế Tôn bảo ta chỉ có cách duy nhất là nương tựa Phật. Đức Thế Tôn bảo ta nương tựa Phật laf nương tựa vào tự tánh Phật.
Như thuyết tu hành, dĩ vi cúng dường”. Tu hành cúng dường rất quan trọng. Phật mong ta thành Phật. Mà không tu thì sao thành Phật được? Nhất định phải hiểu rõ ý nghĩa của hai chữ tu hành. Hiện giờ rất nhiều người ngộ nhận nghĩa của từ tu hành. Tu là tu chính, hành là hành vi. Hành vi có sai sót sửa lại cho đúng thì gọi là tu hành. Có rất nhiều hành vi. Trong kinh Phật chia ra làm ba loại lớn. một là động tác của thân, tạo tác của thân. Đấy gọi là hành vi của thân nghiệp. 2 là ngôn ngữ, hành vi của khẩu nghiệp. ba là khởi tâm động niệm, hành vi được gọi là ý nghiệp, bao gồm phân biệt chấp trước. Lỡ phạm sai lầm, vội sửa lỗi thì gọi là tu hành. Cho nên tu hành là tu chỉnh hành vi hoặc là sửa chữa sai lầm. Có phải là đi đọc kinh, bái sám ? Không phải thế. Đấy là hình thức. Nhưng đạo Phật trọng thực chất, không trọng hình thức. Những lời khai thị quan trọng này cần phải được nhớ kỹ. Trong ba loại hành vi thì quan trọng nhất là ý nghiệp, chính là khởi tâm động niệm. Tư tưởng thuần chánh. Ngôn ngữ hành vi của quí vị lẽ nào bất chánh? Cho nên tu hành thật sự thì tư tưởng được xếp hàng đầu. Khiến chng ta nhớ dến Phật Thích Ca Mâu Ni vì sao giảng kinh nói pháp suốt 49 năm? Để giúp chúng ta có tư tưởng chính xác, có quan điểm đúng đắn. Điều này vô cùng quan trọng. Kinh luận l tiêu chuẩn, tinh luật luận ba tạng là để tu sửa thân khẩu ý. Giới cấm là tiêu chuẩn để tu sửa thân. Kinh điển là tiêu chuẩn để tu sửa tâm. Kinh luận chính là tiêu chuẩn sửa ý nghiệp. Giới luật là thân khẩu, kinh luận là ý nghiệp, khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước lấy đó làm tiêu chuẩn.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không