Niệm Phật không chướng ngại sinh hoạt, không chướng ngại công việc. Thật thà, nghe lời, thật làm ..
Trích đoạn : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
Tập 171
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Chúng ta đọc đến phần kinh văn này, đối với đoạn kinh văn này, tin sâu không nghi, nguyện tâm của chúng ta được tăng trưởng thêm. Trong một đời này, chúng ta chỉ làm mỗi chuyện này, chính là cầu sanh Tịnh độ, những cái khác đều chẳng màng đến. Sống ở cõi đời, chỉ cần có thể trải qua những ngày tháng bình dị vui vẻ an lạc. Giống như những gì Ấn Quang đại sư đã nói, mà Hải Hiền lão hòa thượng cũng bảo: “Y áo chỉ cần mặc được ấm, cơm chỉ cần ăn được no, không cần phải kén chọn; có một ngôi nhà nhỏ có thể che mưa tránh gió là đủ rồi!”, thế thì vui vẻ biết nhường nào.
Vì vậy, chúng ta phải nên tu Tịnh độ, quyết định phải ngay trong đời này có thành tựu. Có thành tựu thì nhất định được sanh Tịnh độ, đây là thành tựu; vãng sanh Tịnh độ coi như bạn đã thành Phật rồi.
Lý niệm và phương pháp giáo học của nó, chúng ta hoàn toàn tiếp nhận, Nho tiếp nhận mà Đạo cũng tiếp nhận. Đó chính là dùng tâm chân thành, dùng tâm cung kính, dùng tâm thanh tịnh, bạn mới có thể học được. Tâm của bạn không chân thành, không cung kính; tâm không thanh tịnh, thế thì không có cách gì học được. Cho nên, học tập nhất định phải có ba điều kiện này, Thành công hay thất bại đều là nhờ vào “thật thà, thật làm, nghe lời”. Có thể có cái thiên tánh này, thế thì tốt. Đây là gì? Đây là căn gốc của Thánh hiền, là căn gốc của Phật Bồ Tát. Bạn có cái căn này, lại có thái độ học tập tốt, không một ai là không thành công.
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là muốn bạn kiến tánh, bạn đã kiến tánh thì đồng nghĩa bạn đã thành Phật, cái này mới là ta, cần phải hiểu cho rõ. Cái thân này quyết định không phải ta, tuyệt đối đừng tùy thuận theo cái thân này mà khởi tham, sân, si, mạn, đó là tạo tội nghiệp. Cái thân này cũng có thể giúp bạn tu hành chứng quả, chỉ xem coi bạn sử dụng nó như thế nào thôi. Bạn mà biết cách dùng thì tốt, bạn sẽ là Phật Bồ Tát, Thánh nhân; còn như dùng nó một cách sai lầm thì sẽ là phàm phu lục đạo, hoặc giả là chúng sanh nơi ba đường ác. Bạn dùng thân này để làm mấy cái chuyện tham, sân, si, mạn, nghi thì sao mà được cơ chứ. Không thể tưởng nổi đâu, nên đây là cách nhìn sai lầm đầu tiên.
Một người xuất gia như Ngài đến khắp nơi cứu tế chẩn bần, cả pháp bố thí lẫn vô úy bố thí. Ba loại này, Ngài đều làm được một cách viên mãn trọn vẹn. Học Phật dạy người niệm Phật, chỉ có một câu, gặp ai cũng dạy; thời thời khắc khắc đều nhắn nhủ dặn dò: “Đừng đánh mất câu Phật hiệu; lo mà niệm Phật cho tốt, thành Phật là sự thật; vãng sanh Thế giới Cực Lạc chính là thành Phật, những cái khác đều là giả”. Ngài thường khuyên mọi người, còn bản thân Ngài thì làm tấm gương. Trong đời sống không lìa Phật hiệu, lúc làm việc không lìa Phật hiệu; đối người tiếp vật cũng không lìa Phật hiệu, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật. Ngoại trừ A Di Đà Phật ra, cái gì cũng không để trong tâm, nên tâm Ngài thanh tịnh, vì thế Ngài đắc nhất tâm bất loạn. Ngài có thể làm được, Ngài muốn nói với chúng ta: mỗi người chúng ta đều có thể làm được, niệm Phật không chướng ngại sinh hoạt, không chướng ngại công việc, không chướng ngại chúng ta giao tiếp. Cái gì cũng được, hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức.
Tập 171
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Chúng ta đọc đến phần kinh văn này, đối với đoạn kinh văn này, tin sâu không nghi, nguyện tâm của chúng ta được tăng trưởng thêm. Trong một đời này, chúng ta chỉ làm mỗi chuyện này, chính là cầu sanh Tịnh độ, những cái khác đều chẳng màng đến. Sống ở cõi đời, chỉ cần có thể trải qua những ngày tháng bình dị vui vẻ an lạc. Giống như những gì Ấn Quang đại sư đã nói, mà Hải Hiền lão hòa thượng cũng bảo: “Y áo chỉ cần mặc được ấm, cơm chỉ cần ăn được no, không cần phải kén chọn; có một ngôi nhà nhỏ có thể che mưa tránh gió là đủ rồi!”, thế thì vui vẻ biết nhường nào.
Vì vậy, chúng ta phải nên tu Tịnh độ, quyết định phải ngay trong đời này có thành tựu. Có thành tựu thì nhất định được sanh Tịnh độ, đây là thành tựu; vãng sanh Tịnh độ coi như bạn đã thành Phật rồi.
Lý niệm và phương pháp giáo học của nó, chúng ta hoàn toàn tiếp nhận, Nho tiếp nhận mà Đạo cũng tiếp nhận. Đó chính là dùng tâm chân thành, dùng tâm cung kính, dùng tâm thanh tịnh, bạn mới có thể học được. Tâm của bạn không chân thành, không cung kính; tâm không thanh tịnh, thế thì không có cách gì học được. Cho nên, học tập nhất định phải có ba điều kiện này, Thành công hay thất bại đều là nhờ vào “thật thà, thật làm, nghe lời”. Có thể có cái thiên tánh này, thế thì tốt. Đây là gì? Đây là căn gốc của Thánh hiền, là căn gốc của Phật Bồ Tát. Bạn có cái căn này, lại có thái độ học tập tốt, không một ai là không thành công.
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là muốn bạn kiến tánh, bạn đã kiến tánh thì đồng nghĩa bạn đã thành Phật, cái này mới là ta, cần phải hiểu cho rõ. Cái thân này quyết định không phải ta, tuyệt đối đừng tùy thuận theo cái thân này mà khởi tham, sân, si, mạn, đó là tạo tội nghiệp. Cái thân này cũng có thể giúp bạn tu hành chứng quả, chỉ xem coi bạn sử dụng nó như thế nào thôi. Bạn mà biết cách dùng thì tốt, bạn sẽ là Phật Bồ Tát, Thánh nhân; còn như dùng nó một cách sai lầm thì sẽ là phàm phu lục đạo, hoặc giả là chúng sanh nơi ba đường ác. Bạn dùng thân này để làm mấy cái chuyện tham, sân, si, mạn, nghi thì sao mà được cơ chứ. Không thể tưởng nổi đâu, nên đây là cách nhìn sai lầm đầu tiên.
Một người xuất gia như Ngài đến khắp nơi cứu tế chẩn bần, cả pháp bố thí lẫn vô úy bố thí. Ba loại này, Ngài đều làm được một cách viên mãn trọn vẹn. Học Phật dạy người niệm Phật, chỉ có một câu, gặp ai cũng dạy; thời thời khắc khắc đều nhắn nhủ dặn dò: “Đừng đánh mất câu Phật hiệu; lo mà niệm Phật cho tốt, thành Phật là sự thật; vãng sanh Thế giới Cực Lạc chính là thành Phật, những cái khác đều là giả”. Ngài thường khuyên mọi người, còn bản thân Ngài thì làm tấm gương. Trong đời sống không lìa Phật hiệu, lúc làm việc không lìa Phật hiệu; đối người tiếp vật cũng không lìa Phật hiệu, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật. Ngoại trừ A Di Đà Phật ra, cái gì cũng không để trong tâm, nên tâm Ngài thanh tịnh, vì thế Ngài đắc nhất tâm bất loạn. Ngài có thể làm được, Ngài muốn nói với chúng ta: mỗi người chúng ta đều có thể làm được, niệm Phật không chướng ngại sinh hoạt, không chướng ngại công việc, không chướng ngại chúng ta giao tiếp. Cái gì cũng được, hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không