NIỆM PHẬT CẦU NGUYỆN CHO CHÚNG SINH ĐƯỢC AN LẠC

133 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Kiên nhẫn là một phẩm chất rất được ca ngợi trong kinh điển Phật giáo. Kiên nhẫn có thể phát triển dễ dàng chỉ khi nào sự bồn chồn và ghét bỏ đã lắng đọng nơi tinh thần, như lúc đang thực tập thiền. Sự vô thường có khuynh hướng làm cho một người hấp tấp và như vậy mất đi rất nhiều cơ hội tốt.

Đây là kết quả của việc không có khả năng ngồi yên để chờ mong mọi việc tự chúng giải quyết lấy -- mà đôi lúc chúng có thể tự sáng tỏ mà không cần có người nhúng tay vào. Một người kiên nhẫn sẽ nhận được trái táo rơi sẵn xuống đùi, trong khi những người xông xáo thì không nhận được. Sự thiếu kiên nhẫn làm dao động tinh thần và đem lại những căn bệnh lo âu của thế giới thương mại hiện đại. Sự kiên nhẫn là một phẩm chất rất quý giá trong việc thực tập tinh thần và thiền định. Thật là nóng vội khi mong đợi sự tỉnh thức tức thời sau năm phút thiền định. Một người đã bao nhiêu năm tích tụ một đống rác tinh thần khổng lồ mà chỉ cầm một cái muỗng rất nhỏ và bắt đầu múc rác ra thì làm sao có thể mong chờ đống rác kia biến mất một cách nhanh chóng? Kiên nhẫn là câu trả lời cùng với năng lượng kiên quyết. Người thiền sinh kiên nhẫn thực sự sẽ đạt kết quả với một giá trị lâu dài; người tìm kiếm "những phương thức nhanh chóng" hoặc "sự tỉnh thức tức thời" tất phải chịu sự thất bại lớn bởi thái độ vội vã của họ.



Người Phật tử xem cuộc sống hiện tại của mình như là một thời gian ngắn. Ghi nhớ điều này trong tâm, người Phật tử quyết tâm hoạt động tích cực trong kiếp sống này để đạt sự tỉnh thức càng sớm càng tốt. Nhưng họ không đánh giá quá cao khả năng của mình mà tiếp tục sống với giáo pháp từ ngày này qua ngày khác một cách kiên nhẫn và trầm tĩnh. Gấp gáp để đạt sự tỉnh thức (hoặc bất cứ cái gì đó mà mình mong muốn), giống như một con bò rừng trong tiệm bán đồ sứ, và như vậy một người sẽ không thể tiến xa được, trừ khi người này có cá tính rất đặc biệt để có thể thành công nhanh chóng, và quan trọng nhất là người này phải hết lòng thực tập qua lời chỉ dạy của một của một vị thầy có kinh nghiệm về thiền định.



Chúng ta biết rằng, một vị Bồ tát rất sáng suốt và luôn tràu dồi tinh thần để không bị xáo trộn bởi những việc thông thường hay xảy ra đến từ bên ngoài. Vị này quyết định sẽ kiên nhẫn đối với những tình huống bên ngoài, không bị bực bội khi thời tiết quá nóng hay quá lạnh, không bị dao động bởi những sự tấn công thân thể, không bị phiền hà khi bị người chửi mắng, vu oan hay hành hung, dù trước mặt hay sau lưng. Sự kiên nhẫn của vị này vẫn không bị hư hao dù thân thể bị dày vò bởi những cú đánh bằng gậy hay bị liệng đá, tra khảo, và có thể bị giết chết. Các Tăng sĩ Phật giáo thường được nhắc nhở như vậy để thực tập.



Trong truyền thống Phật giáo, sự hoàn hảo của kiên nhẫn được nhắc đến nhiều hơn những phẩm chất khác. Bởi vì trong truyện tiền thân của Đức Phật đã miêu tả về sự kiên nhẫn hết sức đặc biệt. Vị thầy Khantivadi (kiên nhẫn) là câu chuyện cần được đọc nhiều lần, và là đối tượng thường xuyên của sự suy ngẫm. Chỉ một người đặc biệt cao quý, trường hợp này là Đức Phật Gotama, trong một tiền kiếp khi Đức Phật là vị thầy Rishi, chỉ dạy về đức tính kiên nhẫn, đã kiên nhẫn để cho một vị vua đang giận tức và say rượu, cắt thân thể Ngài ra từng mảnh. Sự cao quý dịu dàng và sức kiên nhẫn này chỉ có ở nơi vị Bồ tát, và đây là điều cần thiết cho tất cả những ai muốn đạt đến mục đích tỉnh thức.



M.T dịch
Theo: Tạp chí Văn hóa Phật giáo
Category
Video Pháp thoại