Những Câu Chuyện Nhân Quả Trong Thái Thượng Cảm Ứng Thiên _ 3/5

118 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
(Trích câu chuyện)
 Đặng-Thông, làm quan dưới triều Hán, được Hán Văn-Đế sủng ái. Có một lần Đặng-Thông nhờ thầy tướng số xem tướng, thầy tướng nói rằng sau này Đặng-Thông sẽ bị chết đói. Hán Văn-Đế biết được chuyện này bèn nói với Đặng-Thông:
- Trẩm đem cả núi đồng ở đất Thục ban cho khanh, và cho khanh được phép đúc tiền, như thế khanh sẽ giàu sang mãi mãi, làm sao có thể chết đói được.
Đặng-Thông từ đó trở nên cự phú, nhưng chỉ ỷ vào thế lực và sự che chở của vua mà không biết tu thân tích đức, khi Hán Văn-Đế chết, vua Cảnh-Đế lên ngôi, nhiều vị quan trong triều vì đố kỵ Đặng-Thông nên gièm tâu cùng vua Cảnh-Đế. Vua Cảnh-Đế vốn không thích Đặng-Thông nên nhân cơ hội này tịch thu tài sản và truất hết quyền hành của Đặng-Thông. Đặng-Thông vì thế trở nên nghèo, phải đi ăn xin. Về sau quả nhiên bị chết đói.
 Đời Bắc Tống, quận Giang-Hạ có quán rượu Tân thị. Một hôm có một lão già ăn mặc lam-lũ đến hỏi chủ quán:
- Có rượu tốt gì cho ta uống chăng?
Chủ tiệm bèn sai tửu bảo đem rượu hảo hạng ra cho lão già uống. Lão già ăn uống say sưa rồi bỏ đi, chẳng trả một đồng xu nào cả. Chủ tiệm không đem lòng trách oán và cũng không tỏ vẻ ân hận.
Nửa năm sau, lão già trở lại quán rượu của Tân thị. Nhưng lần này lão không uống rượu nữa, mà nói với Tân thị rằng:
- Lúc trước lão uống rượu của các-hạ, nhưng vì quá nghèo không có tiền trả, nay lão đến đây để đáp ơn cho các-hạ.
Nói xong bèn thò tay lấy cây bút lông ra, vẽ hình một con hạc trên bức tường. Vẽ xong, lão nói với Tân thị:
- Mỗi khi có khách đến, các-hạ chỉ cần vỗ tay thì con hạc trên bức tường này sẽ bay ra và tự múa hát.
Lão già nói xong bèn bỏ đi. Tân thị làm theo lời của lão già dặn, khi vỗ tay, con hạc lão già đã vẽ trên bức tường quả nhiên bay ra múa và hát. Khách ăn uống từ đó mỗi lúc một đông, không bao lâu Tân thị trở nên cự phú trong vùng.
Mười năm sau, lão già lại trở về quán rượu của Tân thị. Chủ quán gặp lại cố nhân, trong lòng vui mừng vô tả, nói với lão già rằng:
- Vì ân-nhân mà ta mới có ngày hôm nay, mong ân-nhân hãy lưu lại đây cùng hưởng cảnh phú quý.
Lão già cười đáp:
- Đời người chẳng qua chỉ là một kiếp phù-du, phú-quý vinh hoa đối với ta cũng chỉ là một giấc mơ mà thôi.
Nói xong bèn lấy sáo ra thổi, con hạc từ bức tường bay xuống, đến trước mặt lão già, và lão cỡi hạc đi biệt tích. Để kỷ niệm lão già và con hạc, tại nơi chỗ hạc cất cánh, chủ tiệm xây nên một lầu, lấy tên là lầu Hoàng-Hạc. Nay ở thành Vũ-Xương, tỉnh Hà-Nam Trung-Hoa.
Lão già cỡi hạc đó chính là bát tiên Lữ Thuần-Dương tổ-sư.
..................
Đức Khổng-Tử nói: "Thánh-nhân ta chưa được thấy, nhưng thấy người quân-tử cũng xem như được gặp Thánh-nhân vậy. Ta chưa được thấy người thiện, nhưng gặp được người có hằng tâm làm việc thiện thì cũng như được gặp được người thiện vậy". Một người được xưng là thiện-nhân thì hành động và việc làm đều hợp với ý Trời, cho nên quỷ Thần đều kính trọng. Sống là người hoàn thiện trên đời, khi chết sẽ là Thần-Tiên nơi động phủ.
.................
1) Người tu hành có Đạo có đức, chứng quả thoát vòng luân-hồi là Thiên-Tiên. Địa-Tiên là người hành thiện cứu đời, chỉ có phần đức nhưng không đắc Đạo, sau khi chết được Đức Ngọc-Đế phong làm Thần của một vùng, hưởng hương quả của người cúng bái vài ba trăm năm.
Thần Tiên đều do người tu hành thành, trung hiếu tiết nghĩa là bậc thang đưa người đến cõi Tiên, thiện hành là cầu đưa người rời bể khổ về thế giới Cực-Lạc. Khi chưa thành Đạo, Thần Tiên cũng là người, chỉ khác nhau ở chỗ là biết lập chí và hành thiện tích đức mà thôi.
..............
Mời Các Bạn xem vào download "Thái Thượng Cảm Ứng Thiên" tại Thư Viện Kinh Sách: http://www.mediafire.com/view/?ief4lm4crlefj78
Category
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên