Nhìn thấu là trí tuệ, buông bỏ là công phu. Chúng ta độ ko nổi chúng sanh đâu. Nhất là độ chính mình

12 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Trích đoạn : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ. Tập 308 - 371 379

Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 228

Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Chân thực trí huệ từ đâu đến? Là từ chân-tâm lưu xuất ra.
Trong vọng-tâm lưu xuất ra là phiền não, là tập khí, vả lại tập khí đó là tập khí từ vô thỉ kiếp đến nay, không phải chỉ đời này, mà đời đời kiếp kiếp, đã thâm căn cố đế, không có trí huệ thì không chuyển tập khí trở lại được. Chỉ với trí huệ quán chiếu, để chiếu vỡ tập khí, biết rằng những thứ ấy đều là giả, không phải là thật, mới đem nó buông xuống được. Thông thường nói tập khí có 5 loại là: tham, sân, si, mạn, nghi. Mạn là kiêu mạn, nghi là hoài nghi, năm loại tập khí này tích lũy lại từ vô thỉ kiếp đến nay, đời sau nghiêm trọng hơn đời trước, dùng cách nói thời nay của chúng ta thì: tập khí này năm sau nghiêm trọng hơn năm trước. Đoạn kiến-tư phiền não tập khí rồi thì mới chứng A-la-hán, mới siêu vượt lục đạo luân hồi. Quý vị biết vậy là khó, thật quá khó! Nên A Di Đà Phật từ bi, nghĩ ra Pháp môn cứu độ những chúng sanh khổ nạn, Pháp môn đơn giản dễ dàng thành tựu, đó chính là Tịnh-độ tông. Tịnh-độ tông là do A Di Đà Phật kiến lập, chúng ta dựa vào đại nguyện đại hạnh của A Di Đà Phật, học tập theo Ngài, thì thật dễ dàng. Thật dễ dàng, nhưng cũng thật không dễ ! Không dễ điều gì ? Không dễ là ở chỗ quý vị đang bị phiền não quấy nhiễu; còn dễ là chỉ cần quý vị không nhận chịu sự quấy nhiễu của phiền não, tự quý vị làm chủ được mình, thì ngay trong đời này nhất định quý vị được sanh, đó gọi là chân tín.
Trong chân tín, thì chữ “chân” này quan trọng, niềm tin của chúng ta đều không phải chân tín, tại vì sao ? Bởi vì chúng ta vẫn còn tham luyến thế giới này, vẫn không chịu buông xuống, phiền não tập khí vô cùng sâu nặng, chỉ có thể nói là kết duyên với A Di Đà Phật, để đời sau kiếp sau gặp lại được rồi tu tiếp. Đời sau kiếp sau là đợi bao lâu ? Vậy phải hỏi chính mình. Nếu chính mình mà: tâm hạnh bất thiện, quan niệm dục vọng rất mạnh, cống cao ngã mạn, không coi ai ra gì, luôn cho mình là đúng. Những phiền não tập khí đó sẽ kéo quý vị vào ba đường ác. Khi vào ba đường ác, bất kể là súc sanh, ngạ quỷ, hay địa ngục, thì không cần nói nữa. Trên kinh Phật nói chúng ta biết, Phật không nói lời giả dối, cũng không để hù dọa chúng ta, mà Phật nói lời thành thật, một khi đọa ba đường ác là 5000 kiếp. Chúng ta mất thân người rồi, lần sau được lại thân người thì cần bao lâu? Sau năm ngàn kiếp, thì phiền phức quá lớn rồi ! Hoàn cảnh như vậy, chúng ta độ không nổi chúng sanh đâu, Phật Bồ-tát cũng không biết làm sao, thì chúng ta làm được gì chứ ? Nên điều quan trọng nhất là độ chính mình.
Thật sự làm thế nào để chúng ta được vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc? Vãng sanh Thế giới Cực Lạc là dễ dàng, nếu chỉ cần quý vị buông xuống được, buông xuống vạn duyên. Buông xuống từ nơi đâu? Là buông xuống từ khởi tâm động niệm, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần không khởi tâm không động niệm. Khó ! Quý vị đi thử nghiệm xem.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không