Nhìn thấu giúp ta buông bỏ, buông bỏ lại giúp ta nhìn thấu. Thở ra k thở vào đã thành người thiên cổ

24 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 525
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng

Điều phiền nhất của chúng ta chính là không buông được. Biết buông bỏ là tốt, những vẫn không buông được, phiền phức là vậy.

Thế học Phật là học gì? Trước đây đại sư Chương Gia thường nói với tôi, chính là học nhìn thấu và buông bỏ. Nhìn thấu giúp ta buông bỏ, buông bỏ lại giúp ta nhìn thấu, hai phương pháp này hổ tương nhau thành tựu, từ sơ phát tâm đến Như Lai địa, đúng là quá tuyệt diệu. Chúng ta nhìn thấu nhưng không buông được, như vậy là dừng lại một chổ bất động. Nếu nhìn thấu giúp buông bỏ, họ sẽ khởi tác dụng từng bước cao lên, buông bỏ giúp nhìn thấu. Như leo cầu thang vậy, đi lên từng tầng từng tầng một, họ leo lên được tầng cao nhất, tầng cao nhất là Diệu giác.
Chúng tôi thường khuyên chư vị đồng học, bắt đầu buông bỏ từ đâu ? Buông bỏ từ tự tư tự lợi, buông bỏ từ oán thân bình đẳng, rất quan trọng! Làm sao buông bỏ được trạng thái ghét hay không thích đối với người khác. Người chúng ta thích, thương yêu thì thường nhớ đến, điều này cũng phải buông bỏ. Oán không buông được thì oan oan tương báo, không buông được thân tình thì không thể vãng sanh, khi lâm chung còn nhớ đến thân tình, quên mất Phật A Di Đà nên không thể vãng sanh. Phải thường nghĩ đến, trong tự tánh chân như không có một vật nào. Ngài Huệ Năng nói: “Bổn lai vô nhất vật”, câu này quá quan trọng. Trong tự tánh thanh tịnh tâm vốn không có một vật nào, trong biến pháp giới hư không giới vốn không có một vật nào.

Thọ mạng được bao nhiêu”, đây cũng là điều chúng ta phải thường nghĩ đến. “Trăm năm ngắn ngủi, vô thường nhanh chóng, thân mạng con người chỉ trong hơi thở, thở ra không thở vào đã thành người thiên cổ”. Đây là điều mỗi người học Phật chúng ta cần phải cảnh giác, chúng ta có thể sống ở thế gian này bao lâu? Đừng cho rằng còn trẻ, thọ mạng còn rất dài, là giả.
Lúc tôi còn trẻ, chưa tiếp xúc đến Phật pháp, đối với vấn đề này cảnh giác rất cao. Lúc trẻ xem báo chí, mỗi ngày đều xem tin tức, tôi không coi trọng tin tức lắm. Tôi không giống với mọi người, cầm báo lên tôi xem mục nào đầu tiên? Xem thông báo tin buồn, hôm nay ai đã ra đi, xem trên báo đăng những tin buồn. Bởi thế rất nhiều người cảm thấy kỳ lạ, hỏi tôi sao lại xem những thứ này? Tôi thấy người chết có già có trẻ, nam nữ già trẻ đều có. Ba bốn mươi tuổi đã ra đi, hai ba mươi tuổi đã ra đi. Tôi xem điều này có tâm cảnh giác, dần dần tôi cũng phải ra đi, khi nào đến phiên tôi? Ai cũng không dám nói. Đồng học, đồng sự, bạn tốt, có người cùng tuổi với tôi, có người lớn hơn tôi vài tuổi, cũng có người nhỏ hơn tôi vài tuổi, hiện nay đều không còn.
Năm 1977, lần đầu tiên tôi đến HongKong giảng kinh, mỗi buổi giảng, một ngày giảng hai tiếng. Pháp duyên không tệ, thính chúng đều ngồi chật hết, rất nhiều pháp sư đều đến nghe. Hiện nay đều đã ra đi, chỉ còn được mấy người. “Đời người đau khổ ngắn ngủi, quả thật là vô thường nhanh chóng, con người chỉ hơn thở ra không thở vào là thành người thiên cổ”.
Mấy câu này đại sư Ấn Quang, ngày ngày đặt chữ chết ngay trước trán. Tuổi già đại sư bế quan, tôi từng đến phòng ngài bế quan xem. Nơi thờ Phật trong phòng rất đơn giản, chỉ có một cái bàn vuông thờ tôn tượng Phật Di Đà. Chỉ một tượng Phật, một lư hương, một ly nước, một cặp chân đèn, bên cạnh một cái khánh, một cái mỏ nhỏ. Sau bức tường treo một chữ “tử”, tự tay ngài viết, ngày ngày đối diện với chữ tử này, như vậy có thể không buông bỏ ư? Đây là ngài thị hiện cho chúng ta thấy, nói cho chúng ta biết chân tướng sự thật.
“Nhưng người thế gian điên đảo, không biết khổ không vô thường, chỉ cầu niềm vui hư huyễn, như con thiêu thân lao vào lửa, tự đốt thân mình
Category
Hòa Thượng Tịnh Không