Nguyệt Quang Bồ Tát Chân Ngôn - Candra Prabha Bodhisattva Mantra
Nguyệt Quang Bồ Tát, tên Phạn là Candra-prabha, dịch âm là Tán Nại La Bát La Bà. Lại xưng là Nguyệt Tịnh Bồ Tát, Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát.
Xuất xứ của Nguyệt Quang Bồ Tát có nhiều Thuyết chẳng đồng nhau, thông
thường có ba loại giải thích:
1_ Ngài là vị Đế Vương cổ xưa của Ấn Độ, tức là tiền thân của Đức Thích Ca tu Bồ Tát Hạnh ở đời quá khứ. Kinh Hiền Ngu, quyển 6_Kinh Nguyệt Quang Bồ Tát_Kinh Đại Bảo Tích, quyển 80… ghi chép là: “Vị vua này có Đại Uy Đức, sau này bố thí cái đầu cho Bà La Môn Lao Độ Sai để đầy đủ Hạnh Đàn Ba La Mật. Lại xưng là Nguyệt Quang Bồ Tát”.
2_Nguyệt Quang là tên gọi khác của Ba Tư Nặc (Prasenajit) là vua của nước Xá Vệ (Śrāvastī) ở Trung Ấn Độ khi Đức Phật còn tại thế Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật, quyển Thượng nói rằng: “Chủ của nước Xá Vệ là vua Ba Tư Nặc có tên gọi là Nguyệt Quang”. Ba Tư Nặc (Prasenajit) lại xưng là Tác La Tê Na Thị Đa Vương, La Tẩy Nẵng Dụ Na Vương. Dịch ý là Thắng Quân Vương, Thắng Quang Vương, Hòa Duyệt Vương, Nguyệt Quang Vương, Minh Quang Vương. Ngài là vị vua của nước Kiều Tát La (Kauśala) tại thành Xá Vệ (Śrāvastī) ở Trung Ấn Độ đồng thời đại với Đức Thích Tôn, là bậc Đại Ngoại Hộ cho Giáo Đoàn của Đức Thích Tôn kèm thống lãnh nước Ca Thi (Kāśi) cùng với nước Ma Yết Đà (Magadha) đều là đại cường quốc. Ban đầu,
nhà vua rất bạo ác không có niềm tin, sau khi quy y Đức Phật, được Đức Phật Đà giáo hóa thì mới dốc lòng tin Phật Pháp, từng cùng với vị phu nhân của Ngài là Ma Lợi Ca (Mallikā) hỏi đáp, được kết luận là “con người đều yêu chính mình nhất”, sau đó Ngài thỉnh giáo Đức Thích Tôn. Cuộc đối thoại ấy còn lưu lại ở đời cho đến ngày nay.
3_Nguyệt Quang Bồ Tát là vị hầu cận bên phải Đức Phật Dược Sư (Bhaiṣaijyaguru-buddha) tại Thế Giới Tịnh Lưu Ly (Vaiḍurya) ở phương Đông cùng với vị hầu cận bên trái Đức Phật Dược Sư là Nhật Quang Bồ Tát (Sūrya-prabha). Cả ba vị này được hợp xưng là Đông Phương Tam Thánh.
Tương truyền Đức Dược Sư Như Lai cùng với Nhật Quang, Nguyệt Quang vốn là cha con, từng ở trong Pháp Vận của Đức Điện Quang Như Lai siêng tu Phạm Hạnh (Brahma-caryā), nhận sự phó chúc của Đức Điện Quang Như Lai, phân biện cải tên gọi là Y Vương cùng với Nhật Chiếu, Nguyệt Chiếu phát Đại Nguyện Vô Thượng Bồ Đề thề cứu tất cả hữu tình trong sáu nẻo thoát khỏi khổ Luân Hồi.
Trong Phật Pháp thì Nguyệt Quang Bồ Tát biểu thị cho sự lắng tâm tĩnh lự
nhập vào Thiền Định (tĩnh định), ánh sáng trong suốt rực rỡ có thể dung nhiếp mỗi một chúng sinh trong Đại Thiên khiến cho miễn trừ được sự bức não của ba Độc Tham, Sân, Si Căn cứ vào sự ghi chép trong Kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện thời Nguyệt Quang Bồ Tát cùng với Nhật Quang Bồ Tát đồng là bậc thượng thủ của vô lượng vô số chúng Bồ Tát, Thứ Bổ Phật Xứ (Vị Bồ Tát chờ thành Phật) thọ trì kho báu Chính Pháp của Đức Dược Sư Như Lai _Nguyệt Quang Bồ Tát lại được xưng là Nguyệt Thần (Thần mặt trăng) là vị Thần Tiên được lưu truyền rất rộng trong dân gian Trung Quốc.
Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni ghi nhận bài Nguyệt Quang Bồ Tát Đà La Ni là:
“Thâm đê đế đồ tô tra (1) A nhược mật đế ô đô tra (2) Thâm kỳ tra (3) Ba lại
đế (4) Gia di nhược tra ô đô tra (5) Câu la đế tra kỳ ma tra (6) sa bà ha”.
NAMO SAṂDHETI TUṢŪṬHA ĀMITI ŪTŪṬHA SAṂKAIṬHA
PALAUTIYEMEJAṬHA ŪTŪṬHA KAULĀTAUṬHA KAIMOṬHA SVÀHÀ
Tụng Chú này năm biến, lấy chỉ ngũ sắc làm sợi dây Chú (Chú Sách) rồi cột
buộc ở chỗ bị đau nhức. Chú này do bốn mươi hằng hà sa chư Phật đời quá khứ đã nói, nay tôi cũng nói, vì các Hành Nhân mà làm ủng hộ để trừ tất cả chướng nạn, trừ sự đau nhức của tất cả bệnh ác, thành tựu tất cả Pháp lành, xa lìa tất cả các sự sợ hãi.
Đức Phật bảo: “Này A Nan ! Ông nên dùng Tâm sâu xa trong sạch mà thọ trì Đà La Ni này, rộng nói lưu truyền nơi cõi Diêm Phù Đề đừng để cho đoạn tuyệt. Đà La Ni này có thể làm lợi ích lớn cho chúng sanh trong ba cõi. Tất cả bịnh khổ ràng buộc nơi thân, dùng Đà La Ni này mà trị thì không có bệnh nào chẳng khỏi.
Dùng Đại Thần Chú chú vào cây khô héo thì cay ấy còn được sinh cành lá, hoa quả huống chi hữu tình là chúng sanh Thức. Nếu thân có bệnh hoạn, dùng Chú này trị mà chẳng lành, ắt không có chuyện đó.
Thiện Nam Tử ! Sức uy thần của Đà La Ni này chẳng thể luận bàn ! Chẳng thể luận bàn ! Khen ngợi không thể hết được! Nếu chẳng phải là người từ đời quá khứ lâu xa đến nay đã rộng gieo căn lành, thì cho đến tên gọi còn chẳng được nghe, huống chi là được thấy! Đại Chúng các ông, Trời, Người, Rồng,Thần… nghe Ta khen ngợi đều nên tùy vui”.
#RealHappy #Candraprabha #NguyệtQuang
Đăng ký kênh: https://www.youtube.com/c/RealHappy
Xuất xứ của Nguyệt Quang Bồ Tát có nhiều Thuyết chẳng đồng nhau, thông
thường có ba loại giải thích:
1_ Ngài là vị Đế Vương cổ xưa của Ấn Độ, tức là tiền thân của Đức Thích Ca tu Bồ Tát Hạnh ở đời quá khứ. Kinh Hiền Ngu, quyển 6_Kinh Nguyệt Quang Bồ Tát_Kinh Đại Bảo Tích, quyển 80… ghi chép là: “Vị vua này có Đại Uy Đức, sau này bố thí cái đầu cho Bà La Môn Lao Độ Sai để đầy đủ Hạnh Đàn Ba La Mật. Lại xưng là Nguyệt Quang Bồ Tát”.
2_Nguyệt Quang là tên gọi khác của Ba Tư Nặc (Prasenajit) là vua của nước Xá Vệ (Śrāvastī) ở Trung Ấn Độ khi Đức Phật còn tại thế Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật, quyển Thượng nói rằng: “Chủ của nước Xá Vệ là vua Ba Tư Nặc có tên gọi là Nguyệt Quang”. Ba Tư Nặc (Prasenajit) lại xưng là Tác La Tê Na Thị Đa Vương, La Tẩy Nẵng Dụ Na Vương. Dịch ý là Thắng Quân Vương, Thắng Quang Vương, Hòa Duyệt Vương, Nguyệt Quang Vương, Minh Quang Vương. Ngài là vị vua của nước Kiều Tát La (Kauśala) tại thành Xá Vệ (Śrāvastī) ở Trung Ấn Độ đồng thời đại với Đức Thích Tôn, là bậc Đại Ngoại Hộ cho Giáo Đoàn của Đức Thích Tôn kèm thống lãnh nước Ca Thi (Kāśi) cùng với nước Ma Yết Đà (Magadha) đều là đại cường quốc. Ban đầu,
nhà vua rất bạo ác không có niềm tin, sau khi quy y Đức Phật, được Đức Phật Đà giáo hóa thì mới dốc lòng tin Phật Pháp, từng cùng với vị phu nhân của Ngài là Ma Lợi Ca (Mallikā) hỏi đáp, được kết luận là “con người đều yêu chính mình nhất”, sau đó Ngài thỉnh giáo Đức Thích Tôn. Cuộc đối thoại ấy còn lưu lại ở đời cho đến ngày nay.
3_Nguyệt Quang Bồ Tát là vị hầu cận bên phải Đức Phật Dược Sư (Bhaiṣaijyaguru-buddha) tại Thế Giới Tịnh Lưu Ly (Vaiḍurya) ở phương Đông cùng với vị hầu cận bên trái Đức Phật Dược Sư là Nhật Quang Bồ Tát (Sūrya-prabha). Cả ba vị này được hợp xưng là Đông Phương Tam Thánh.
Tương truyền Đức Dược Sư Như Lai cùng với Nhật Quang, Nguyệt Quang vốn là cha con, từng ở trong Pháp Vận của Đức Điện Quang Như Lai siêng tu Phạm Hạnh (Brahma-caryā), nhận sự phó chúc của Đức Điện Quang Như Lai, phân biện cải tên gọi là Y Vương cùng với Nhật Chiếu, Nguyệt Chiếu phát Đại Nguyện Vô Thượng Bồ Đề thề cứu tất cả hữu tình trong sáu nẻo thoát khỏi khổ Luân Hồi.
Trong Phật Pháp thì Nguyệt Quang Bồ Tát biểu thị cho sự lắng tâm tĩnh lự
nhập vào Thiền Định (tĩnh định), ánh sáng trong suốt rực rỡ có thể dung nhiếp mỗi một chúng sinh trong Đại Thiên khiến cho miễn trừ được sự bức não của ba Độc Tham, Sân, Si Căn cứ vào sự ghi chép trong Kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện thời Nguyệt Quang Bồ Tát cùng với Nhật Quang Bồ Tát đồng là bậc thượng thủ của vô lượng vô số chúng Bồ Tát, Thứ Bổ Phật Xứ (Vị Bồ Tát chờ thành Phật) thọ trì kho báu Chính Pháp của Đức Dược Sư Như Lai _Nguyệt Quang Bồ Tát lại được xưng là Nguyệt Thần (Thần mặt trăng) là vị Thần Tiên được lưu truyền rất rộng trong dân gian Trung Quốc.
Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni ghi nhận bài Nguyệt Quang Bồ Tát Đà La Ni là:
“Thâm đê đế đồ tô tra (1) A nhược mật đế ô đô tra (2) Thâm kỳ tra (3) Ba lại
đế (4) Gia di nhược tra ô đô tra (5) Câu la đế tra kỳ ma tra (6) sa bà ha”.
NAMO SAṂDHETI TUṢŪṬHA ĀMITI ŪTŪṬHA SAṂKAIṬHA
PALAUTIYEMEJAṬHA ŪTŪṬHA KAULĀTAUṬHA KAIMOṬHA SVÀHÀ
Tụng Chú này năm biến, lấy chỉ ngũ sắc làm sợi dây Chú (Chú Sách) rồi cột
buộc ở chỗ bị đau nhức. Chú này do bốn mươi hằng hà sa chư Phật đời quá khứ đã nói, nay tôi cũng nói, vì các Hành Nhân mà làm ủng hộ để trừ tất cả chướng nạn, trừ sự đau nhức của tất cả bệnh ác, thành tựu tất cả Pháp lành, xa lìa tất cả các sự sợ hãi.
Đức Phật bảo: “Này A Nan ! Ông nên dùng Tâm sâu xa trong sạch mà thọ trì Đà La Ni này, rộng nói lưu truyền nơi cõi Diêm Phù Đề đừng để cho đoạn tuyệt. Đà La Ni này có thể làm lợi ích lớn cho chúng sanh trong ba cõi. Tất cả bịnh khổ ràng buộc nơi thân, dùng Đà La Ni này mà trị thì không có bệnh nào chẳng khỏi.
Dùng Đại Thần Chú chú vào cây khô héo thì cay ấy còn được sinh cành lá, hoa quả huống chi hữu tình là chúng sanh Thức. Nếu thân có bệnh hoạn, dùng Chú này trị mà chẳng lành, ắt không có chuyện đó.
Thiện Nam Tử ! Sức uy thần của Đà La Ni này chẳng thể luận bàn ! Chẳng thể luận bàn ! Khen ngợi không thể hết được! Nếu chẳng phải là người từ đời quá khứ lâu xa đến nay đã rộng gieo căn lành, thì cho đến tên gọi còn chẳng được nghe, huống chi là được thấy! Đại Chúng các ông, Trời, Người, Rồng,Thần… nghe Ta khen ngợi đều nên tùy vui”.
#RealHappy #Candraprabha #NguyệtQuang
Đăng ký kênh: https://www.youtube.com/c/RealHappy
- Category
- Mantra - Trì Tụng Mật Chú