Người thực sự thông minh, nên biết cách vĩnh viễn xa lìa lục đạo. Chúng ta muốn đi con đường nào .
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 229 - 338
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Nhìn thấu rồi, quý vị phải buông bỏ ba loại mê hoặc, thì mới thành công. Nếu nhìn thấu mà không thể buông bỏ, thì chưa thể thành tựu. Việc này chẳng ai giúp ai được, hoàn toàn phải dựa vào chính mình. Phật có thể giúp được, bằng cách đem việc này nói cho rõ ràng, nói cho tường tận mà thôi. Phật có thể giúp được, là giúp chúng ta nhìn thấu, chứ không giúp ta buông bỏ được. Cho nên quý vị nhất định phải hiểu, Phật, Bồ Tát giúp chúng ta. Giống như ở trường thầy giáo chỉ dạy chúng ta, hướng dẫn chúng ta, nhưng bài tập phải tự mình làm lấy, thầy giáo không thể làm bài tập thay cho quý vị được. Do đó, nhìn thấu thì thầy giáo có thể giúp được, nhưng buông bỏ nhất định phải chính mình, cái này người khác không cách nào giúp được.
Bây giờ hầu như là người không bằng quỷ thần. Nguyên nhân vì đâu ? Vì quỷ thần biết khổ, cho nên họ nóng lòng cầu ra khỏi lục đạo, thật lòng cầu vãng sanh. Bây giờ quỷ thần dễ độ hơn con người, con người không tin tưởng, con người không có lòng chân thành cung kính. Cho nên nghe giảng kinh thuyết pháp, dù giảng có rõ ràng, có thông suốt đi nữa, họ nghe cũng không hiểu, họ nghe cũng không khai ngộ. Quỷ thần dùng lòng chân thành, lòng khẩn thiết để học tập. Họ được lợi ích hơn con người chúng ta nhiều, đạo lý là ở chổ này.
Trên kinh nói rất hay: “tất cả chúng sanh vốn là Phật”, trong cao cấp đó Phật là đến đỉnh cao nhất. Phật Thích Ca Mâu Ni nói với chúng ta mỗi một chúng sanh vốn là Phật. Hiện tại vì sao biến thành như vậy? Mê thất tự tánh. Trên Kinh Hoa Nghiêm tiết lộ một tin tức, nói rất hay: Chỉ vì vọng tưởng chấp trước mà không thể chứng đắc. Vậy chúng ta biết được, nếu như chúng ta có thể buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, quí vị liền chứng đắc được. Buông bỏ chấp trước liền chứng A la hán, buông bỏ phân biệt quí vị liền chứng Bồ Tát, buông bỏ khởi tâm động niệm quí vị liền thành Phật. Ngày nay chúng ta cả ba thứ đều chưa buông bỏ, khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước vô cùng nghiêm trọng, buông bỏ là đúng rồi. Ba thứ chưa buông bỏ được quí vị chính là lục đạo phàm phu. Quí vị không ra khỏi lục đạo luân hồi. Cho nên Phật hướng dẫn chúng ta tu hành, tu hành là sửa đổi hành vi, khởi tâm động niệm là hành vi của tâm, ngôn ngữ là hành vi của miệng, tạo tác là hành vi của thân. Hành vi nhiều hơn nữa không ra khỏi ba loại lớn là thân miệng ý. Hành vi sai trái đem nó tu sửa trở lại gọi là tu hành. Ý nghĩa của tu hành này rất sâu, rất rộng. Tiêu chuẩn tu hành chính là tự tánh. Tự tánh chính là tâm thanh tịnh, chính là trong quyển sách này nửa sau của kinh đề đã nói: “thanh tịnh bình đẳng giác”, đây là tiêu chuẩn tu hành, làm thế nào để trong cuộc sống hằng ngày, duy trì được tâm thanh tịnh của bản thân. Thanh tịnh tức không có nhiễm ô. Nhiệt não là nhiễm ô, tự tư tự lợi là nhiễm ô, danh văn lợi dưỡng là nhiễm ô, ngũ dục lục trần là nhiễm ô, tham sân si mạn là nhiễm ô. Những thứ này buông bỏ hết, tâm thanh tịnh của quí vị sẽ hiện tiền. Nhiệt não sanh nhiệt não, tâm thanh tịnh sanh trí tuệ, không sanh nhiệt não. Tâm bình đẳng, Bồ Tát chứng đắc được, so với tâm thanh tịnh cao hơn một bậc, Bồ Tát chứng được. Đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh đó là Phật mới chứng được, đây là tự tánh của chúng ta. Đây là tâm thanh tịnh thực sự, là tánh đức, trở về với tánh đức, đó là viên mãn rồi, là thực sự tu hành. Tu hành không quan tâm quí vị đọc kinh nhiều hay ít, niệm danh hiệu Phật nhiều hay ít, mỗi ngày dập đầu bao nhiêu lạy, không phải do những thứ này, những thứ đó là hình thức. Điều thực sự quan trọng, thanh tịnh bình đẳng giác, thực sự tu hành, tâm của chúng ta mỗi năm càng thanh tịnh hơn, mỗi năm càng bình đẳng hơn, điều này quan trọng. Phật Pháp coi trọng thực chất, không coi trọng hình thức. Hình thức là biểu diễn cho người khác xem.
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Nhìn thấu rồi, quý vị phải buông bỏ ba loại mê hoặc, thì mới thành công. Nếu nhìn thấu mà không thể buông bỏ, thì chưa thể thành tựu. Việc này chẳng ai giúp ai được, hoàn toàn phải dựa vào chính mình. Phật có thể giúp được, bằng cách đem việc này nói cho rõ ràng, nói cho tường tận mà thôi. Phật có thể giúp được, là giúp chúng ta nhìn thấu, chứ không giúp ta buông bỏ được. Cho nên quý vị nhất định phải hiểu, Phật, Bồ Tát giúp chúng ta. Giống như ở trường thầy giáo chỉ dạy chúng ta, hướng dẫn chúng ta, nhưng bài tập phải tự mình làm lấy, thầy giáo không thể làm bài tập thay cho quý vị được. Do đó, nhìn thấu thì thầy giáo có thể giúp được, nhưng buông bỏ nhất định phải chính mình, cái này người khác không cách nào giúp được.
Bây giờ hầu như là người không bằng quỷ thần. Nguyên nhân vì đâu ? Vì quỷ thần biết khổ, cho nên họ nóng lòng cầu ra khỏi lục đạo, thật lòng cầu vãng sanh. Bây giờ quỷ thần dễ độ hơn con người, con người không tin tưởng, con người không có lòng chân thành cung kính. Cho nên nghe giảng kinh thuyết pháp, dù giảng có rõ ràng, có thông suốt đi nữa, họ nghe cũng không hiểu, họ nghe cũng không khai ngộ. Quỷ thần dùng lòng chân thành, lòng khẩn thiết để học tập. Họ được lợi ích hơn con người chúng ta nhiều, đạo lý là ở chổ này.
Trên kinh nói rất hay: “tất cả chúng sanh vốn là Phật”, trong cao cấp đó Phật là đến đỉnh cao nhất. Phật Thích Ca Mâu Ni nói với chúng ta mỗi một chúng sanh vốn là Phật. Hiện tại vì sao biến thành như vậy? Mê thất tự tánh. Trên Kinh Hoa Nghiêm tiết lộ một tin tức, nói rất hay: Chỉ vì vọng tưởng chấp trước mà không thể chứng đắc. Vậy chúng ta biết được, nếu như chúng ta có thể buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, quí vị liền chứng đắc được. Buông bỏ chấp trước liền chứng A la hán, buông bỏ phân biệt quí vị liền chứng Bồ Tát, buông bỏ khởi tâm động niệm quí vị liền thành Phật. Ngày nay chúng ta cả ba thứ đều chưa buông bỏ, khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước vô cùng nghiêm trọng, buông bỏ là đúng rồi. Ba thứ chưa buông bỏ được quí vị chính là lục đạo phàm phu. Quí vị không ra khỏi lục đạo luân hồi. Cho nên Phật hướng dẫn chúng ta tu hành, tu hành là sửa đổi hành vi, khởi tâm động niệm là hành vi của tâm, ngôn ngữ là hành vi của miệng, tạo tác là hành vi của thân. Hành vi nhiều hơn nữa không ra khỏi ba loại lớn là thân miệng ý. Hành vi sai trái đem nó tu sửa trở lại gọi là tu hành. Ý nghĩa của tu hành này rất sâu, rất rộng. Tiêu chuẩn tu hành chính là tự tánh. Tự tánh chính là tâm thanh tịnh, chính là trong quyển sách này nửa sau của kinh đề đã nói: “thanh tịnh bình đẳng giác”, đây là tiêu chuẩn tu hành, làm thế nào để trong cuộc sống hằng ngày, duy trì được tâm thanh tịnh của bản thân. Thanh tịnh tức không có nhiễm ô. Nhiệt não là nhiễm ô, tự tư tự lợi là nhiễm ô, danh văn lợi dưỡng là nhiễm ô, ngũ dục lục trần là nhiễm ô, tham sân si mạn là nhiễm ô. Những thứ này buông bỏ hết, tâm thanh tịnh của quí vị sẽ hiện tiền. Nhiệt não sanh nhiệt não, tâm thanh tịnh sanh trí tuệ, không sanh nhiệt não. Tâm bình đẳng, Bồ Tát chứng đắc được, so với tâm thanh tịnh cao hơn một bậc, Bồ Tát chứng được. Đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh đó là Phật mới chứng được, đây là tự tánh của chúng ta. Đây là tâm thanh tịnh thực sự, là tánh đức, trở về với tánh đức, đó là viên mãn rồi, là thực sự tu hành. Tu hành không quan tâm quí vị đọc kinh nhiều hay ít, niệm danh hiệu Phật nhiều hay ít, mỗi ngày dập đầu bao nhiêu lạy, không phải do những thứ này, những thứ đó là hình thức. Điều thực sự quan trọng, thanh tịnh bình đẳng giác, thực sự tu hành, tâm của chúng ta mỗi năm càng thanh tịnh hơn, mỗi năm càng bình đẳng hơn, điều này quan trọng. Phật Pháp coi trọng thực chất, không coi trọng hình thức. Hình thức là biểu diễn cho người khác xem.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không