Người niệm Phật phải nên lấy cái này làm tiêu chuẩn -TĐKC 90

54 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Người hiện thời không hiểu, từ chỗ này mà nhìn chúng ta sẽ biết.
Trong pháp môn niệm Phật có Thiền, trong pháp môn niệm Phật có Mật, không có cái gì là không bao hàm trong đó. “Cùng nhiếp sáu căn là rửa sạch cấu ô, tịnh niệm tiếp nối và tự được tâm khai là hiển minh thanh bạch”. Hiển minh thanh bạch là kiến tánh, là minh tâm kiến tánh. Rửa sạch cấu ô chính là đoạn phiền não. Cái này chính là tu hành, hiển minh thanh bạch là chứng quả. Bạn xem tự đắc tâm khai, tức khai ngộ rồi. “Vì một tiếng Phật hiệu là một tiếng tâm, niệm Phật chính là Thủy giác hợp với Bổn giác vậy”. Lời này là thật, không hề giả. Hôm nay chúng ta niệm Phật, thủy giác không hợp nổi với Bổn giác, là do nguyên nhân gì? Do tâm của chúng ta, là ô nhiễm, là không bình đẳng, là vọng tâm, không phải chân tâm. Cho nên chúng ta niệm cả mấy chục năm, vẫn là vọng tưởng, tạp niệm rất nhiều. Hay nói cách khác, gọi là công phu không đắc lực. Người niệm Phật phải nên lấy cái này làm tiêu chuẩn. Ít vọng tưởng, ít tạp niệm, quả thật bớt nhiều rồi nhưng nó vẫn có. Vẫn phải tiếp tục nỗ lực, cần phải không ngừng buông xả. Vọng tưởng, tạp niệm của tôi ít hơn so với người khác, cái này rất rõ. Do nguyên nhân gì? Vì năm chục năm nay, tôi không xem ti vi, không xem báo chí, tạp chí. Tất cả cảnh giới bên ngoài tôi đều tuyệt duyên hết rồi.
Người xưa bảo: “Biết ít chuyện thì ít phiền não”. Tôi không có điện thoại, không có liên lạc với ai. Nên bạn không tìm được tôi, mọi người chỉ có thể thấy tôi trên ti vi, hay thấy hình ảnh của tôi trên mạng mà thôi. Cái lý này mọi người phải hiểu. Tôi không thể ở chùa lớn, vì sao thế? Vì tôi không có công phu lớn đến như vậy, làm gì có được cái định lực đó cũng chẳng có cái trí huệ đó. Chùa càng lớn, người càng đông, từ sớm đến tối toàn là xã giao, cái đó thì tôi đầu hàng. Ngài Hải Hiền có thể sống trong cái chùa nhỏ mấy chục năm, vì Ngài có công phu thiền định, có trí huệ chân thật. Cái miếu nhỏ của tôi không bì nổi với Ngài. Hoàn cảnh Ngài tốt, ở nơi hẻo lánh xa xôi; ít người lai vãng, rất thuận tiện trong việc tịnh tu. Trồng trọt điền viên, một tiếng Phật hiệu một tiếng tâm, đó là đạo tràng của Ngài. Lúc Ngài làm việc cũng là đang niệm Phật, Phật hiệu không gián đoạn. Số lương thực thu hoạch, cũng có thể đủ duy trì kế sinh nhai rồi. Đạo tràng không có hương hỏa, không có cúng dường, Ngài vẫn có thể duy trì cuộc sống. Đồng ruộng chính là đạo tràng của Ngài. Những đạo lý này, chúng ta phải hiểu sự hiển minh thanh bạch, tự đắc tâm khai của Ngài. Ngài có một môi trường tốt như vậy, một tiếng Phật hiệu là một tiếng tâm, dùng vào người của Hải Hiền hòa thượng thì vừa đúng vừa khéo. Niệm Phật tức là “Thủy giác hợp bổn”. Bổn giác xuất hiện rồi, liền “đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh”, trong Tịnh độ gọi là “lý nhất tâm bất loạn”. Ngài chứng được rồi, chúng ta nhìn thấy rồi. Chúng ta phải tin sâu không nghi, nên nghiêm túc nỗ lực mà học.
Category
Trích đoạn Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa