Người niệm Phật phải biết việc sanh tử lớn, biết được việc này thì công phu mới đắc lực.A MI ĐÀ PHẬT

12 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 209 - 333 - 334
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng

Phàm bị cảnh giới bên ngoài ảnh hưởng, quí vị không thể thành tựu. Có làm việc tốt nhiều hơn nữa thì vẫn còn trong lục đạo, thoát ly không khỏi lục đạo. Thoát ly không khỏi lục đạo, đồng nghĩa với việc đời này sống uổng phí, sống vô ích. Không một mảy may thành tựu.
Cho nên người học Phật, thời khóa chiều mỗi ngày lúc chúng ta phản tỉnh, sám hối có nghĩ đến vấn đề tôi hôm nay có bị cảnh giới quấy rầy hay không? Tôi nghĩ rất nhiều người đều chưa hề nghĩ đến vấn đề này. Nếu như nghĩ đến vấn đề này, bản thân sẽ lo sợ. Vì sao vậy? Vì quí vị chưa tiến bộ, đều sống qua ngày, như vậy thì đắc được gì? Người khác khen vài câu, vui lắm. Quí vị bị họ làm ảnh hưởng rồi. Người khác hủy báng, liền sân si. Sao ta không làm chủ tí nào cả. Chuyển theo cảnh giới bên ngoài đó là luân hồi! Ngày ngày làm việc luân hồi. Tâm luân hồi tạo nghiệp luân hồi, quả báo sau này chính là luân hồi. Đáng sợ lắm! Quí vị không sự thật hiểu hoàn cảnh, tâm cảnh giác không phát huy được.

Chư Phật tán thán xưng danh, như tiểu kinh kia, người thành chứng hộ niệm xưng danh. Đây là công đức thứ hai của danh hiệu. Phàm là người niệm Phật, chư Phật đều hộ niệm, chư vị nghĩ xem, như vậy không tốt rồi sao! Người nào mà có phước báo lớn như vậy, chiêu cảm được Chư Phật Như Lai đến hộ niệm? Nói cho chư vị biết người thực sự niệm Phật A Di Đà, tất cả chư Phật đều sẽ hộ niệm cho quí vị. Quí vị còn sợ có những ma chướng gì sao? Ma chướng là gì? Chánh niệm niệm Phật của quí vị, không thể thay thế tà niệm của quí vị, tà niệm kêu gọi ma chướng, chánh niệm chiêu cảm chư Phật. Tà niệm của chúng ta vượt qua chánh niệm, cho nên Phật không đến mà ma đến rồi, chính là đạo lý này vậy. Nếu như chánh niệm của chúng ta vượt qua tà niệm, thì ma sẽ rút lui, Phật liền đến. Xem xem nhà Phật chúng ta, những nơi khác chúng tôi đi rất ít, niệm Phật đồng tu chúng ta, quí vị xem bao nhiêu chúng sanh áp xác, sự việc này rất phổ biến, rất nhiều, là thật, không phải giả, oan thân trái chủ áp xác. Mục đích áp xác có hai loại, một loại là cầu siêu độ, một loại là đến gây phiền phức. Quí vị nợ mạng họ, họ đến đòi mạng, quí vị mắc nợ họ, họ đến đòi tiền, báo oán, báo thù. Đây là điều chúng ta không thể nào tránh né được. Vì sao vậy? Từ vô thỉ kiếp đến nay chúng ta chưa nghe đến Phật pháp, cũng chưa nghe đến giáo huấn của Thánh hiền, quí vị tổn hại biết bao nhiêu chúng sanh? Chỉ nói về ăn uống đã ghê lắm rồi, nợ đã tính không hết rồi. Sau khi học Phật mới hiểu được, những oán thân trái chủ này, chúng ta không thể nào né tránh được, không trốn được. Đời đời kiếp kiếp không ngừng không dứt, phương pháp duy nhất phải thương lượng với họ, đàm phán với họ, xin họ không nên chướng ngại chúng ta tu hành, sau khi tôi thành tựu, vãng sanh liền thành Phật rồi, sau khi tôi thành Phật nhất định đến độ quí vị, tâm thành của chúng ta, họ sẽ tin tưởng được, tâm chí thành có thể cảm động những chúng sanh này. Họ không những không chướng ngại quí vị, họ còn làm hộ pháp cho quí vị. Vậy chúng ta muốn trong đời này nhất định thành công, quí vị nhất định phải ghi nhớ lời Bồ Tát Đại Thế Chí khai thị sâu sắc cho chúng ta: “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”. Quí vị thực sự có thể làm được.
Hai câu nói này, trước đây đại sư Chương Gia dạy cho tôi một ý nghĩa, nhưng không phải nói như vậy. Đại sư Chương Gia dạy cho tôi là nhìn thấu buông bỏ, nhất tâm niệm Phật. Lời này rất dễ hiểu, nhưng ý nghĩa rất sâu. Nhìn thấu là rõ ràng rồi, rõ ràng là không có giới hạn nữa. Hiễu rõ chân tường của nhân sanh vũ trụ chính là nhìn thấu. Sau khi hiểu rõ chân tướng quí vị tự nhiên sẽ buông xuống. Chúng ta ở trong kinh giáo Đại thừa huân tập nhiều năm như vậy, chân tướng nhân sanh vũ trụ là gì? Là giả, không phải là thật. Trong Kinh Kim Cang nói: “phàm có hình tướng đều là hư vọng”, hiện tại các nhà khoa học đã chứng minh cho chúng ta, đích thực không có một thứ gì là thật cả. Những thứ hư huyễn không thật này, nếu như quí vị chấp trước, nếu như phân biệt nó, đây chính là chế tạo nhân lục đạo luân hồi. Quí vị thấu rõ rồi, hiểu được rồi, chúng ta sống ở thế gian này, nên giống như chư Phật Bồ Tát vậy, du hí thần thông, chớ cho là thật, toàn là giả thôi. Cái gì là thật? Một câu A Di Đà Phật này là thật, Thế Giới Tây Phương Cực Lạc là thật. Thật thì để ở trong tâm, giả thì buông bỏ hết. Oán thân trái chủ của quí vị sẽ đồng ý với quí vị, sẽ tôn kính quí vị, sẽ không gây phiền phức cho quí vị nữa. Vì sao vậy? Họ biết quí vị sau khi thành Phật không những độ họ, quí vị còn độ vô số chúng sanh. Họ hoan hỷ, họ không gây phiền phức nữa. Chính ở nơi một niệm này của quí vị, chuyển tâm niệm trở lại là được rồi. Thế gian này thọ mạng của con người rất ngắn. Quí vị hiện tại con trẻ, tuổi tác như tôi đây cảm xúc rất sâu sắc. Các bạn bè cũ năm xưa hai phần ba đã không còn nữa. Con người sống tại thế gian này có ý nghĩa gì? Có gì đáng được lưu luyến nữa? Nói thật lòng thì lưu luyến cũng bằng không thôi.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không