Nghiệp lực quá nặng, nghiệp lực ngăn trở ta vãng sinh Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa,tập 581

130 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Ngày nay chúng ta hiểu được điều này, không những không làm những việc ác, mà niệm ác cũng không khởi.
Chúng ta chứng kiến rất nhiều người học Phật, thậm chí những bạn bè cùng đạo với chúng ta, khi đi không nhẹ nhàng, lí do ở đâu? Là những chủng tử bất thiện, được tạo từ quá khứ, và trong đời này. Nghiệp lực quá nặng, nghiệp lực ngăn trở ta vãng sinh. Khi bị nghiệp lực ngăn trở, oán thân trái chủ cũng đến gây rối, nghiệp lực không chướng ngại, oán thân trái chủ sẽ không đến gây rối. Oán thân trái chủ đều là người có lương tâm, và đều có thiện căn.
Hồi trước chúng ta đã thấy ở Singapore, ông Trần Quang Biệt là hội trưởng của Cư Sĩ Lâm ở Singapore. Ông Trần Quang Biệt là một nhà doanh nghiệp, tuy theo Phật rất sớm, nhưng ông không hiểu Phật, chưa bao giờ nghe kinh. Một nhà doanh nghiệp lớn, chúng ta tin ông không có thời gian tụng kinh. Về già lâm bệnh, bác sĩ cho ông về nhà dưỡng bệnh, không tiếp tục lo công việc, như thế mới buông bỏ được.
Dưỡng bệnh ở nhà, mỗi ngày đều rãnh rỗi, bèn tìm đến cư sĩ Lí Mộc Nguyên, lúc bấy giờ cư sĩ Lí Mộc Nguyên là tổng vụ của Cư Sĩ Lâm. Tôi đang ở Singapore, tôi đang giảng kinh ở đó, ông cần băng ghi âm. Lúc bấy giờ hình như chưa có đĩa, chỉ có băng ghi âm, đem về nhà nghe. Mỗi ngày ông có tám giờ nghe kinh, không nghe kinh thì niệm Phật, nghe trong hai năm. Hai năm, có vẻ ông đã đoán trước giờ đi, ông nói với Lí Mộc Nguyên rằng ông muốn vãng sinh, Lí Mộc Nguyên yêu cầu, thời gian này ông không nên đi. Nhân sự Cư Sĩ Lâm chưa tìm được, ông đi thì cả nhóm sẽ loạn, đạo tràng sẽ loạn, ông đồng ý, tốt, ông chưa đi.
Ông chờ thêm hai năm, vẫn cứ mỗi ngày tám tiếng nghe kinh, ngoài nghe kinh là niệm Phật. Khi nhân sự Cư Sĩ Lâm đã ổn, ông giao chức hội trưởng Cư Sĩ Lâm cho Lí Mộc Nguyên. Trước vãng sinh một ngày, nhờ tôi truyền tam qui cho ông, tôi đáp ứng, truyền tam qui y, hôm sau ông đi, chúng tôi rất bất ngờ.
Category
Video Pháp thoại