Nghĩ những thứ khác hoàn toàn là vọng tưởng, nghĩ đến Phật A Di Đà gọi là chánh niệm.
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 312
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Phật pháp nói về nhân duyên rất hay. Duyên là gì ? Duyên là ý niệm của chúng sanh. Chúng sanh nghĩ đến Phật, Phật sẽ hiện tiền. Chúng sanh không nghĩ đến thì Phật không xuất hiện. Chúng sanh nghĩ đến ma, ma sẽ hiện tiền. Không nghĩ thì ma cũng không có.
Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh ra. Ai nghĩ ? Chính chúng ta nghĩ chứ không liên quan đến người khác. Nên người xưa nói tự làm tự chịu. Câu nói này quá hay! Không có một pháp nào chẳng phải là do ta tự làm. Cho nên lành dữ hoạ phước đều do chính mình gánh chịu_tự làm tự chịu. Phật không phải chịu bất cứ điều gì. Vì sao vậy ? Vì ngài không nghĩ đến bất cứ điều gì, nên ngài không chịu bất cứ điều gì. Đây gọi là trở về tự tánh. Trong tự tánh không có ý niệm. Nên vô niệm thì tự tánh sẽ xuất hiện. Có niệm tự tánh sẽ không thấy nữa. Chẳng phải không thấy mà nó biến chất. Nó đã biến thành mê.
Thực tế mà nói, ngộ là tự tánh, mê cũng là tự tánh. Mê và ngộ khởi dụng không giống nhau. Ngộ là quang minh, là linh minh giác tri. Mê là hồ đồ, là không biết điều gì cả. Mê ngộ đều là tự tánh. Nên tự tánh khởi tác dụng hoàn toàn không giống nhau.
Công đức niệm Phật thật không thể nghĩ bàn. Chúng ta niệm Phật A Di Đà là cùng với Phật A Di Đà dung hợp thành một thể. Đây chính là tất cả pháp từ tâm tưởng sanh ra.
Không thể niệm điều gì khác, niệm gì khác sẽ rất phiền phức. Mỗi ngày ta cứ nhớ nghĩ đến tài, sắc, danh, thực, thuỳ. Như vậy ta ở cùng với ai ? Ta ở cùng địa ngục. Địa ngục có năm điều căn bản, một điều ta cũng chạy không thoát. Nếu cả năm điều đều đầy đủ thì thật không tưởng tượng được !
Tất cả các pháp trong biến pháp giới hư không giới đều tuỳ theo ý niệm của chúng ta, hoàn toàn là pháp tánh biến hiện ra. Nếu ta giác ngộ, thì mổi niệm không rời Phật. Còn nếu là mê hoặc, thì mổi niệm đang tạo nghiệp. Lành giữ hoạ phúc cũng từ đây mà có.
Thị dĩ Kim Cang Kinh vân, quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc”.
Đây là danh ngôn trong kinh Kim Cang. Ba loại tâm bất khả đắc. Quý vị đi đâu để tìm tâm ? Ở đây nói đến tâm là vọng niệm. Nên trước chữ niệm thêm chữ vọng, nó không phải thật.
“Hựu Tín Tâm Danh tối mạt nhất cú vi phi khứ lai kim. Chánh hiển tam thế cổ kim bất ly ư đương niệm”.
Câu này rất quan trọng! Ở trước nói mười phương hư không không rời tại đây. Tam thế cổ kim là một niệm, chính là một niệm ngay tại đây. Nhưng vì mê nên không biết chân tướng sự thật. Hình như có xưa và nay, có quá khứ hiện tại vị lai. Nhưng thật sự giác ngộ mới biết là không có, chỉ có một niệm ngay tại đây. Khi mê thì có mười phương có hư không. Khi ngộ mới biết là không có, chỉ ngay tại đây. Nên một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật là quan trọng nhất. Đây là con đường để thành Phật. Không nên niệm lung tung những thứ khác nữa. Tất cả pháp trong thế xuất thế gian đều nên buông bỏ.
Bây giờ là thời đại gì? Các nhà dự ngôn xưa nay trong và ngoài nước đều nói, hiện nay thiên tai sắp xảy ra. Thời đại này của chúng ta, vừa đúng lúc đạt được kinh văn này. Kinh văn khiến chúng ta hiểu rỏ chân tướng sự thật. Vì sao chúng ta không niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật ? Mà cứ nghĩ đến những thứ khác làm gì? Nghĩ những thứ khác hoàn toàn là vọng tưởng, nghĩ đến Phật A Di Đà gọi là chánh niệm. Hy vọng các bạn đồng học của chúng ta thật sự giác ngộ, thật sư minh bạch. Thật sự minh bạch, thật giác ngộ, thì trong tâm chỉ có một câu A Di Đà Phật. Nắm chặt câu này, thì đời này của chúng ta chắc chắn thành tựu. Chắc chắn nhập vào cảnh giới mà trong kinh điển đã dạy_Thật tướng các pháp.
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Phật pháp nói về nhân duyên rất hay. Duyên là gì ? Duyên là ý niệm của chúng sanh. Chúng sanh nghĩ đến Phật, Phật sẽ hiện tiền. Chúng sanh không nghĩ đến thì Phật không xuất hiện. Chúng sanh nghĩ đến ma, ma sẽ hiện tiền. Không nghĩ thì ma cũng không có.
Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh ra. Ai nghĩ ? Chính chúng ta nghĩ chứ không liên quan đến người khác. Nên người xưa nói tự làm tự chịu. Câu nói này quá hay! Không có một pháp nào chẳng phải là do ta tự làm. Cho nên lành dữ hoạ phước đều do chính mình gánh chịu_tự làm tự chịu. Phật không phải chịu bất cứ điều gì. Vì sao vậy ? Vì ngài không nghĩ đến bất cứ điều gì, nên ngài không chịu bất cứ điều gì. Đây gọi là trở về tự tánh. Trong tự tánh không có ý niệm. Nên vô niệm thì tự tánh sẽ xuất hiện. Có niệm tự tánh sẽ không thấy nữa. Chẳng phải không thấy mà nó biến chất. Nó đã biến thành mê.
Thực tế mà nói, ngộ là tự tánh, mê cũng là tự tánh. Mê và ngộ khởi dụng không giống nhau. Ngộ là quang minh, là linh minh giác tri. Mê là hồ đồ, là không biết điều gì cả. Mê ngộ đều là tự tánh. Nên tự tánh khởi tác dụng hoàn toàn không giống nhau.
Công đức niệm Phật thật không thể nghĩ bàn. Chúng ta niệm Phật A Di Đà là cùng với Phật A Di Đà dung hợp thành một thể. Đây chính là tất cả pháp từ tâm tưởng sanh ra.
Không thể niệm điều gì khác, niệm gì khác sẽ rất phiền phức. Mỗi ngày ta cứ nhớ nghĩ đến tài, sắc, danh, thực, thuỳ. Như vậy ta ở cùng với ai ? Ta ở cùng địa ngục. Địa ngục có năm điều căn bản, một điều ta cũng chạy không thoát. Nếu cả năm điều đều đầy đủ thì thật không tưởng tượng được !
Tất cả các pháp trong biến pháp giới hư không giới đều tuỳ theo ý niệm của chúng ta, hoàn toàn là pháp tánh biến hiện ra. Nếu ta giác ngộ, thì mổi niệm không rời Phật. Còn nếu là mê hoặc, thì mổi niệm đang tạo nghiệp. Lành giữ hoạ phúc cũng từ đây mà có.
Thị dĩ Kim Cang Kinh vân, quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc”.
Đây là danh ngôn trong kinh Kim Cang. Ba loại tâm bất khả đắc. Quý vị đi đâu để tìm tâm ? Ở đây nói đến tâm là vọng niệm. Nên trước chữ niệm thêm chữ vọng, nó không phải thật.
“Hựu Tín Tâm Danh tối mạt nhất cú vi phi khứ lai kim. Chánh hiển tam thế cổ kim bất ly ư đương niệm”.
Câu này rất quan trọng! Ở trước nói mười phương hư không không rời tại đây. Tam thế cổ kim là một niệm, chính là một niệm ngay tại đây. Nhưng vì mê nên không biết chân tướng sự thật. Hình như có xưa và nay, có quá khứ hiện tại vị lai. Nhưng thật sự giác ngộ mới biết là không có, chỉ có một niệm ngay tại đây. Khi mê thì có mười phương có hư không. Khi ngộ mới biết là không có, chỉ ngay tại đây. Nên một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật là quan trọng nhất. Đây là con đường để thành Phật. Không nên niệm lung tung những thứ khác nữa. Tất cả pháp trong thế xuất thế gian đều nên buông bỏ.
Bây giờ là thời đại gì? Các nhà dự ngôn xưa nay trong và ngoài nước đều nói, hiện nay thiên tai sắp xảy ra. Thời đại này của chúng ta, vừa đúng lúc đạt được kinh văn này. Kinh văn khiến chúng ta hiểu rỏ chân tướng sự thật. Vì sao chúng ta không niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật ? Mà cứ nghĩ đến những thứ khác làm gì? Nghĩ những thứ khác hoàn toàn là vọng tưởng, nghĩ đến Phật A Di Đà gọi là chánh niệm. Hy vọng các bạn đồng học của chúng ta thật sự giác ngộ, thật sư minh bạch. Thật sự minh bạch, thật giác ngộ, thì trong tâm chỉ có một câu A Di Đà Phật. Nắm chặt câu này, thì đời này của chúng ta chắc chắn thành tựu. Chắc chắn nhập vào cảnh giới mà trong kinh điển đã dạy_Thật tướng các pháp.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không