Ngày nay học Phật, Tại Gia ngũ giới ,thập thiện nghiệp. Xuất gia “Sa Di luật nghi” không làm được.
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 427 - 428
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Nghĩa lý lời kinh rất sâu rất rộng. Học Phật không phải đọc thuộc kinh này, nghe hiểu được rồi, không thể coi là xong việc. Trong kinh đức Phật thường dạy chúng ta: “tín gải hành chứng”, đây là Phật pháp. Bất luận là đại thừa tiểu thừa hiển giáo hay mật giáo, đều không thể rời xa nguyên tắc này. Nghe hiểu rồi, đọc nhiều rồi, chúng ta mới có thể đoạn nghi sanh tín, xây dựng lòng tin. Sau khi đã có lòng tin, còn phải càng đi sâu vào để lí giải, để lãnh hội. Sau đó thực hành trong cuộc sống của chúng ta, trong công việc, đối nhân xử thế. Mỗi niệm mỗi hành động đều không rời kinh giáo, đây gọi là học Phật. Học Phật như vậy, quý vị chắc chắn đạt được pháp hỉ, hoan hỉ! Có thể thực sự đạt được pháp hỉ, chính là những điều trước đây Thầy Phương đã nói: “học Phật là sự hưởng thụ cao nhất của đời người”. Sự hưởng thụ cao nhất này chúng ta đã đạt được chưa? Thường phải phản tỉnh, thật sự đạt được quý vị từ từ có thể bước vào cảnh giới của Phật Bồ Tát. Sẽ có được hưởng thụ giống như Phật Bồ Tát. Lúc này lòng cảm ân tự nhiên mà khởi lên, mới biết được ân đức của chư Phật Bồ Tát đối với hết thảy chúng sanh, ân đức với chính mình, biết ơn và báo ơn.
Đầu tiên “ngăn ác trước đây”, những việc chúng ta đã làm sai trước đây, phải sữa đồi lại cho đúng. Nên nhớ, tuyệt đối không gây hại người khác, tuyệt không thể để người khác vì chúng ta mà nổi phiền não. Phải niệm niệm lợi lạc hữu tình.
Dưới đây là nói về thập thiện. Thứ nhất: “không sát sanh”. Ngăn việc ác sát sanh trước đây, nên làm việc thiện phóng sanh. Trước khi chưa học Phât không hiểu rõ, việc sát sanh đã làm rất nhiều. Tuy là không giết người, nhưng ngoài con người ra những chúng sanh này đều giết! Đặc biệt là động vật nhỏ: con muỗi, con kiến, ruồi nhặng, con gián, có từng giết chưa? Đã giết bao nhiêu rồi? Không thể tính được. Quý vị không nên xem thường con kiến, nó cũng là một sinh mạng, nó cũng là một vị Phật. Hết thảy chúng sanh vốn dĩ là Phật, nó cũng là một vị Phật. Sau khi học Phật mới hiểu được, bây giờ thấy động vật nhỏ này đều chấp tay: Bồ Tát kiến! Bồ Tát muỗi! Chúng ta đều gọi nó là Bồ Tát. Nó muốn đến cắn một miếng thì chúng ta cúng dường, bất quá nó cũng chỉ đến ăn một bữa mà thôi. Chúng ta cúng Phật, cúng dường Phật, cúng dường Phật có công đức. Quý vị giết chết nó có tội. Sau khi đã hiểu, tâm của chúng ta đều sửa lại. Chúng ta với động vật nhỏ, hòa thuận với nhau, tôn trong nhau. Chúng ta gọi nó là Phật, nó cũng gọi chúng ta là Phật, chúng ta gọi nó là Bồ Tát, nó cũng gọi chúng ta là Bồ Tát, rất dễ sống.
Phóng sanh phải có cái tâm này, thấy được thì phải làm, không nên hoài nghi, không nên đắn đo. Bây giờ rất nhiều đạo tràng lúc làm pháp hội, phần nhiều đi phóng sanh. Trước tiên đến nơi người đánh bắt đặt hàng với họ, cái này sai rồi. Vì sao vậy ? Khuyến khích họ đi bắt, đây không phải là việc tốt. Phóng sanh nên ở lúc bình thường, không cần phải chọn ngày, loại phóng sanh đó, lúc bị bắt về đều hận quý vị: “Các người xem, nếu các người không đi mua của họ, họ sẽ không bắt bọn ta”. Chúng ta đều phải nghĩ đến, hàng ngày đến chợ mua thức ăn, thấy được những con vật đang sống này, chú ý mà quan sát nó thật sự có thể sống tiếp được, thì mua về phóng sanh. Thấy hình dáng đó của nó phóng sanh cũng sống không nổi, thì không cần mua, làm tam quy y cho nó, khuyên nó niệm Phật cầu vãng sanh tịnh độ thì tốt, kết duyên này với nó. Ở chợ người đông lúc nói ra có rất nhiều cái không tiện, mặc niệm, nó nghe được. Người khác không nghe được nó có thể nghe được, niệm nho nhỏ.
Thứ hai: “không trộm cắp”. Trộm cắp, ngăn hành vi xấu trộm tài vật của họ trước đây, nên làm việc thiện bố thí. Ví như tài vật, đây là lấy một ví dụ, hoặc là những thứ đồ dùng hằng ngày. Phật pháp nói không cho mà lấy, đó gọi là trộm. Vật có chủ, chủ nhân không đồng ý, bất luận quý vị có phải lấy để dùng hay không. Quý vị không lấy để dùng, quý vị thay đổi vị trí của nó cũng không được. Vì sao vậy? Chủ nhân tìm không thấy nữa. Như thế cũng xem là trộm cắp. Cho nên quý vị không được đụng tới. Nhất định phải là chủ nhân đồng ý, mới không phải trộm cắp. Chỉ cần có một niệm, ý niệm chiếm đoạt của người khác đây gọi là tâm trộm. Tuy quý vị không có hành vi này, nhưng quý vị có tâm trộm cắp, có tâm trộm, gặp được duyên này, có thể có hành vì trộm cắm xuất hiện. Cho nên phải đoạn từ nơi nào? Phải đoạn từ trong tâm. Chắc chắn không có mảy may ý niệm chiếm đoạt nào, phải đoạn từ chỗ này. Phải làm tốt điều giới này, trước tiên phải biết tiết kiệm, không nên lãng phí. Cuộc sống đơn giản thì ý niệm này sẽ không phát sinh. Nhu cầu rất ít, ăn được no, mặc được ấm, có một căn nhà nhỏ để núp mưa tránh gió, đủ rồi. Người tu hành trước đây, họ ở trên núi xây một am tranh nhỏ, chặt vài cây, phía trên lợp cỏ tranh che mưa gió, vậy là đủ, thân tâm thanh tịnh.
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Nghĩa lý lời kinh rất sâu rất rộng. Học Phật không phải đọc thuộc kinh này, nghe hiểu được rồi, không thể coi là xong việc. Trong kinh đức Phật thường dạy chúng ta: “tín gải hành chứng”, đây là Phật pháp. Bất luận là đại thừa tiểu thừa hiển giáo hay mật giáo, đều không thể rời xa nguyên tắc này. Nghe hiểu rồi, đọc nhiều rồi, chúng ta mới có thể đoạn nghi sanh tín, xây dựng lòng tin. Sau khi đã có lòng tin, còn phải càng đi sâu vào để lí giải, để lãnh hội. Sau đó thực hành trong cuộc sống của chúng ta, trong công việc, đối nhân xử thế. Mỗi niệm mỗi hành động đều không rời kinh giáo, đây gọi là học Phật. Học Phật như vậy, quý vị chắc chắn đạt được pháp hỉ, hoan hỉ! Có thể thực sự đạt được pháp hỉ, chính là những điều trước đây Thầy Phương đã nói: “học Phật là sự hưởng thụ cao nhất của đời người”. Sự hưởng thụ cao nhất này chúng ta đã đạt được chưa? Thường phải phản tỉnh, thật sự đạt được quý vị từ từ có thể bước vào cảnh giới của Phật Bồ Tát. Sẽ có được hưởng thụ giống như Phật Bồ Tát. Lúc này lòng cảm ân tự nhiên mà khởi lên, mới biết được ân đức của chư Phật Bồ Tát đối với hết thảy chúng sanh, ân đức với chính mình, biết ơn và báo ơn.
Đầu tiên “ngăn ác trước đây”, những việc chúng ta đã làm sai trước đây, phải sữa đồi lại cho đúng. Nên nhớ, tuyệt đối không gây hại người khác, tuyệt không thể để người khác vì chúng ta mà nổi phiền não. Phải niệm niệm lợi lạc hữu tình.
Dưới đây là nói về thập thiện. Thứ nhất: “không sát sanh”. Ngăn việc ác sát sanh trước đây, nên làm việc thiện phóng sanh. Trước khi chưa học Phât không hiểu rõ, việc sát sanh đã làm rất nhiều. Tuy là không giết người, nhưng ngoài con người ra những chúng sanh này đều giết! Đặc biệt là động vật nhỏ: con muỗi, con kiến, ruồi nhặng, con gián, có từng giết chưa? Đã giết bao nhiêu rồi? Không thể tính được. Quý vị không nên xem thường con kiến, nó cũng là một sinh mạng, nó cũng là một vị Phật. Hết thảy chúng sanh vốn dĩ là Phật, nó cũng là một vị Phật. Sau khi học Phật mới hiểu được, bây giờ thấy động vật nhỏ này đều chấp tay: Bồ Tát kiến! Bồ Tát muỗi! Chúng ta đều gọi nó là Bồ Tát. Nó muốn đến cắn một miếng thì chúng ta cúng dường, bất quá nó cũng chỉ đến ăn một bữa mà thôi. Chúng ta cúng Phật, cúng dường Phật, cúng dường Phật có công đức. Quý vị giết chết nó có tội. Sau khi đã hiểu, tâm của chúng ta đều sửa lại. Chúng ta với động vật nhỏ, hòa thuận với nhau, tôn trong nhau. Chúng ta gọi nó là Phật, nó cũng gọi chúng ta là Phật, chúng ta gọi nó là Bồ Tát, nó cũng gọi chúng ta là Bồ Tát, rất dễ sống.
Phóng sanh phải có cái tâm này, thấy được thì phải làm, không nên hoài nghi, không nên đắn đo. Bây giờ rất nhiều đạo tràng lúc làm pháp hội, phần nhiều đi phóng sanh. Trước tiên đến nơi người đánh bắt đặt hàng với họ, cái này sai rồi. Vì sao vậy ? Khuyến khích họ đi bắt, đây không phải là việc tốt. Phóng sanh nên ở lúc bình thường, không cần phải chọn ngày, loại phóng sanh đó, lúc bị bắt về đều hận quý vị: “Các người xem, nếu các người không đi mua của họ, họ sẽ không bắt bọn ta”. Chúng ta đều phải nghĩ đến, hàng ngày đến chợ mua thức ăn, thấy được những con vật đang sống này, chú ý mà quan sát nó thật sự có thể sống tiếp được, thì mua về phóng sanh. Thấy hình dáng đó của nó phóng sanh cũng sống không nổi, thì không cần mua, làm tam quy y cho nó, khuyên nó niệm Phật cầu vãng sanh tịnh độ thì tốt, kết duyên này với nó. Ở chợ người đông lúc nói ra có rất nhiều cái không tiện, mặc niệm, nó nghe được. Người khác không nghe được nó có thể nghe được, niệm nho nhỏ.
Thứ hai: “không trộm cắp”. Trộm cắp, ngăn hành vi xấu trộm tài vật của họ trước đây, nên làm việc thiện bố thí. Ví như tài vật, đây là lấy một ví dụ, hoặc là những thứ đồ dùng hằng ngày. Phật pháp nói không cho mà lấy, đó gọi là trộm. Vật có chủ, chủ nhân không đồng ý, bất luận quý vị có phải lấy để dùng hay không. Quý vị không lấy để dùng, quý vị thay đổi vị trí của nó cũng không được. Vì sao vậy? Chủ nhân tìm không thấy nữa. Như thế cũng xem là trộm cắp. Cho nên quý vị không được đụng tới. Nhất định phải là chủ nhân đồng ý, mới không phải trộm cắp. Chỉ cần có một niệm, ý niệm chiếm đoạt của người khác đây gọi là tâm trộm. Tuy quý vị không có hành vi này, nhưng quý vị có tâm trộm cắp, có tâm trộm, gặp được duyên này, có thể có hành vì trộm cắm xuất hiện. Cho nên phải đoạn từ nơi nào? Phải đoạn từ trong tâm. Chắc chắn không có mảy may ý niệm chiếm đoạt nào, phải đoạn từ chỗ này. Phải làm tốt điều giới này, trước tiên phải biết tiết kiệm, không nên lãng phí. Cuộc sống đơn giản thì ý niệm này sẽ không phát sinh. Nhu cầu rất ít, ăn được no, mặc được ấm, có một căn nhà nhỏ để núp mưa tránh gió, đủ rồi. Người tu hành trước đây, họ ở trên núi xây một am tranh nhỏ, chặt vài cây, phía trên lợp cỏ tranh che mưa gió, vậy là đủ, thân tâm thanh tịnh.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không