NẾU BẠN MUỐN CẦU TRƯỜNG THỌ,BẠN CẦN PHẢI ĂN VÀ PHÓNG SANH.
NẾU BẠN MUỐN CẦU TRƯỜNG THỌ,BẠN CẦN PHẢI ĂN VÀ PHÓNG SANH.
Người cùng cầm thú,tuy tên gọi không như nhau, nhưng nhục thể linh tánh là như nhau. Linh tánh của động vật, chỉ cần tâm tỉ mỉ một chút thì bạn liền có thể thấy được rất rõ ràng, chúng không khác gì với người, cũng là tham sống sợ chết. Mạnh được yếu thua, đây là hiện tượng của sinh thái.Nếu như chúng ta từ ngay chỗ này mà kiến lập một quan niệm lý luận thì sai rồi.Người không bằng cầm thú. Hổ, báo, sư tử, sau khi ăn no, những động vật nhỏ vây quanh bên cạnh chúng, chúng không thèm để ý đến, quyết không có ý tổn hại, thế nhưng con người không như vậy, không ăn cũng muốn giết chúng. Con người nếu như không có nhận qua giáo dục, không biết được nghĩa lý, người xưa có câu rằng: "nhân dữ cầm thú cơ hi?", ý nói là“người cùng cầm thú có gì khác biệt đâu?”. Chúng ta phải suy nghĩ nhiều. Chúng ta giết chúng sanh, ăn thịt chúng sanh, tiên sinh Hoàng nói, không cần phải Diêm La Vương đến đoạn án, chính mình nghĩ xem phải nên xử lý thế nào. Lữ Động Tân (thời triều Đường) nói được rất hay: “Nếu bạn muốn trường thọ, bạn cần phải phóng sanh. Đây là đạo lý thật của tuần hoàn.Khi chúng chết, bạn đi cứu chúng, đến khi bạn chết thì trời sẽ cứu bạn”.Người thế gian luôn cầu trường thọ, cầu nhiều con cái.Có phương pháp hay không? Có! Giới sát phóng sanh mà thôi. Đây là Lữ Động Tân nói. Những người này đều là người chân thật có trí tuệ, chân thật có đức hạnh, đối với sự lý nhân quả, họ thấy được rõ ràng, thấy được thấu triệt. Chúng ta phải tin sâu không nghi.
Nhà Phật thường nói, làm Phật, làm Bồ Tát hay đọa ba đường, biến súc sanh, thảy đều là ở chính mình, không liên quan gì với người khác.Chúng ta chính mình phải nên sâu sắc phản tỉnh, tự cầu đa phước, không nên đi tìm chết.Kết luận sau cùng của cái thiên này, dẫn dùng thiên văn chương của Kì Khê Độ. Đoạn văn chương này của ông được phân thành mấy đoạn, viết được rất hay. Chúng ta vừa xem thì biết con người này là đệ tử của nhà Phật, vì ông nói ra toàn là giáo huấn của Phật Bồ Tát. Mở đầu ông liền nói: "Nhất thể vốn cụ thể chi thể, chúng sanh giai ngô sanh chi sanh". Đây là cảnh giới của Phật và đại Bồ Tát, biết được hư không pháp giới là một thể, chúng ta thường nói cùng đồng một thể sinh mạng, cho nên tất cả chúng sanh là chính mình. Ông nói,việc ăn uống của người thế gian là "bát trân la tiền, tận thuộc hô hiệu oán nghiệp". Việc này chúng ta thường hay xem thấy. Khi yến tiệc, trên bàn bày rượu thịt, những gà vịt cá thịt này chân thật là oan nghiệp.Chúng bị giết, không phải chúng cam tâm tình nguyện cúng dường bạn, mà sức mạnh của chúng không thể chống lại bạn. Chúng bị giết rồi, bạn ăn chúng, có thể ngay khi bạn đang ăn, những oan hồn này đều đang bao vây xung quanh bạn, đều đang ở sau thân bạn. Hiện tại bạn còn đang may mắn, khí vượng của bạn chưa suy nên chúng không dám xâm phạm bạn. Khi khí vượng của bạn vừa suy thì những oan gia đối đầu này liền tìm đến.
Ở Đài Loan, trong Phật môn chúng ta có một vị Pháp sư Quảng Hóa (có rất nhiều người biết ông, ông cũng là bạn của tôi), trước khi ông chưa xuất gia,ông là quân nhân, quản quân nhu(quân nhu là quản lý tài vật), cho nên ông dùng tiền rất thuận tiện. Ông nói với tôi, khi ông làm việc ở trong quân, mỗi ngày ôngăn một con gà, không biết là đã ăn bao nhiêu con. Sau khi học Phật thìông xuất gia(ông xuất gia sớm hơn tôi hai năm).Ông là người xuất gia không tệ, trì giới rất nghiêm, là một vị pháp sư tốt, rất khó được.Khi ở Đài Trung, ông dạy tại Phật học viện.Vốn Hán học của ông rất tốt, có thể viết văn chương, có thể làm câu đối. Ông nói, có một hôm khi ông đang tắm, ông thấy trong phòng tắm đầy gà, chúng bay nhảy tứ tung, ông liền né tránh thì bị té ngã, chân bị gãy lìa, cho nên ông bị tàn phế. Về sau ông dùng một cây gậy, đến sau cùng thì phải dùng xe lăn. Ông nói với tôi, đây là tội nặng báo nhẹ, đây là nhân quả báo ứng do ngày trước ôngđã ăn gà quá nhiều. Ông đi đứng rất là khó khăn.Khi bệnh nặng, ông tìm tôi, vì ông muốn đem đạo tràng tặng cho tôi. Tôi đi thăm ông, ông đã không còn cách nào nói chuyện được, ngồi trên xe lăn miệng chảy nước dãi, rất là đáng thương. Tôi và quán trưởng Hàn cùng đi thăm ông.Xem thấy bên cạnh ông có một số đệ tử, cho nên tôi liền cảm tạ ông, tôi không tiếp nhận.
Chúng ta xem đoạn văn chương này, một chút cũng không giả. Những món ăn này bày lên trên bàn, oan gia du hồn, người sáng mắt vừa nhìn làm sao dám nuốt? Nghĩ tưởng nhà Phật là "đồng thể đại bi", thấy tất cả chúng sanh đều là "cha mẹ quá khứ, chư Phật vị lai", phổ độ, cứu giúp chúng sanh còn không kịp thì làm sao có thể giết hại chúng, làm sao có thể ăn thịt chúng? Chỉ cần chúng ta vừa chuyển đổi ý niệm thì liền giác ngộ rồi, loại tập khí ăn thịt này không khó đoạn trừ, động cơ giết hại chúng sanh cũng liền có thể đoạn trừ, hồi phục tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm từ bi, đó chính là tự cầu đa phước. Không những không thể giết hại chúng sanh, mà khiến chúng sanh sanh phiền não là chúng ta đã có tội lỗi rồi.
Trích Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 52)
Người cùng cầm thú,tuy tên gọi không như nhau, nhưng nhục thể linh tánh là như nhau. Linh tánh của động vật, chỉ cần tâm tỉ mỉ một chút thì bạn liền có thể thấy được rất rõ ràng, chúng không khác gì với người, cũng là tham sống sợ chết. Mạnh được yếu thua, đây là hiện tượng của sinh thái.Nếu như chúng ta từ ngay chỗ này mà kiến lập một quan niệm lý luận thì sai rồi.Người không bằng cầm thú. Hổ, báo, sư tử, sau khi ăn no, những động vật nhỏ vây quanh bên cạnh chúng, chúng không thèm để ý đến, quyết không có ý tổn hại, thế nhưng con người không như vậy, không ăn cũng muốn giết chúng. Con người nếu như không có nhận qua giáo dục, không biết được nghĩa lý, người xưa có câu rằng: "nhân dữ cầm thú cơ hi?", ý nói là“người cùng cầm thú có gì khác biệt đâu?”. Chúng ta phải suy nghĩ nhiều. Chúng ta giết chúng sanh, ăn thịt chúng sanh, tiên sinh Hoàng nói, không cần phải Diêm La Vương đến đoạn án, chính mình nghĩ xem phải nên xử lý thế nào. Lữ Động Tân (thời triều Đường) nói được rất hay: “Nếu bạn muốn trường thọ, bạn cần phải phóng sanh. Đây là đạo lý thật của tuần hoàn.Khi chúng chết, bạn đi cứu chúng, đến khi bạn chết thì trời sẽ cứu bạn”.Người thế gian luôn cầu trường thọ, cầu nhiều con cái.Có phương pháp hay không? Có! Giới sát phóng sanh mà thôi. Đây là Lữ Động Tân nói. Những người này đều là người chân thật có trí tuệ, chân thật có đức hạnh, đối với sự lý nhân quả, họ thấy được rõ ràng, thấy được thấu triệt. Chúng ta phải tin sâu không nghi.
Nhà Phật thường nói, làm Phật, làm Bồ Tát hay đọa ba đường, biến súc sanh, thảy đều là ở chính mình, không liên quan gì với người khác.Chúng ta chính mình phải nên sâu sắc phản tỉnh, tự cầu đa phước, không nên đi tìm chết.Kết luận sau cùng của cái thiên này, dẫn dùng thiên văn chương của Kì Khê Độ. Đoạn văn chương này của ông được phân thành mấy đoạn, viết được rất hay. Chúng ta vừa xem thì biết con người này là đệ tử của nhà Phật, vì ông nói ra toàn là giáo huấn của Phật Bồ Tát. Mở đầu ông liền nói: "Nhất thể vốn cụ thể chi thể, chúng sanh giai ngô sanh chi sanh". Đây là cảnh giới của Phật và đại Bồ Tát, biết được hư không pháp giới là một thể, chúng ta thường nói cùng đồng một thể sinh mạng, cho nên tất cả chúng sanh là chính mình. Ông nói,việc ăn uống của người thế gian là "bát trân la tiền, tận thuộc hô hiệu oán nghiệp". Việc này chúng ta thường hay xem thấy. Khi yến tiệc, trên bàn bày rượu thịt, những gà vịt cá thịt này chân thật là oan nghiệp.Chúng bị giết, không phải chúng cam tâm tình nguyện cúng dường bạn, mà sức mạnh của chúng không thể chống lại bạn. Chúng bị giết rồi, bạn ăn chúng, có thể ngay khi bạn đang ăn, những oan hồn này đều đang bao vây xung quanh bạn, đều đang ở sau thân bạn. Hiện tại bạn còn đang may mắn, khí vượng của bạn chưa suy nên chúng không dám xâm phạm bạn. Khi khí vượng của bạn vừa suy thì những oan gia đối đầu này liền tìm đến.
Ở Đài Loan, trong Phật môn chúng ta có một vị Pháp sư Quảng Hóa (có rất nhiều người biết ông, ông cũng là bạn của tôi), trước khi ông chưa xuất gia,ông là quân nhân, quản quân nhu(quân nhu là quản lý tài vật), cho nên ông dùng tiền rất thuận tiện. Ông nói với tôi, khi ông làm việc ở trong quân, mỗi ngày ôngăn một con gà, không biết là đã ăn bao nhiêu con. Sau khi học Phật thìông xuất gia(ông xuất gia sớm hơn tôi hai năm).Ông là người xuất gia không tệ, trì giới rất nghiêm, là một vị pháp sư tốt, rất khó được.Khi ở Đài Trung, ông dạy tại Phật học viện.Vốn Hán học của ông rất tốt, có thể viết văn chương, có thể làm câu đối. Ông nói, có một hôm khi ông đang tắm, ông thấy trong phòng tắm đầy gà, chúng bay nhảy tứ tung, ông liền né tránh thì bị té ngã, chân bị gãy lìa, cho nên ông bị tàn phế. Về sau ông dùng một cây gậy, đến sau cùng thì phải dùng xe lăn. Ông nói với tôi, đây là tội nặng báo nhẹ, đây là nhân quả báo ứng do ngày trước ôngđã ăn gà quá nhiều. Ông đi đứng rất là khó khăn.Khi bệnh nặng, ông tìm tôi, vì ông muốn đem đạo tràng tặng cho tôi. Tôi đi thăm ông, ông đã không còn cách nào nói chuyện được, ngồi trên xe lăn miệng chảy nước dãi, rất là đáng thương. Tôi và quán trưởng Hàn cùng đi thăm ông.Xem thấy bên cạnh ông có một số đệ tử, cho nên tôi liền cảm tạ ông, tôi không tiếp nhận.
Chúng ta xem đoạn văn chương này, một chút cũng không giả. Những món ăn này bày lên trên bàn, oan gia du hồn, người sáng mắt vừa nhìn làm sao dám nuốt? Nghĩ tưởng nhà Phật là "đồng thể đại bi", thấy tất cả chúng sanh đều là "cha mẹ quá khứ, chư Phật vị lai", phổ độ, cứu giúp chúng sanh còn không kịp thì làm sao có thể giết hại chúng, làm sao có thể ăn thịt chúng? Chỉ cần chúng ta vừa chuyển đổi ý niệm thì liền giác ngộ rồi, loại tập khí ăn thịt này không khó đoạn trừ, động cơ giết hại chúng sanh cũng liền có thể đoạn trừ, hồi phục tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm từ bi, đó chính là tự cầu đa phước. Không những không thể giết hại chúng sanh, mà khiến chúng sanh sanh phiền não là chúng ta đã có tội lỗi rồi.
Trích Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 52)
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không