Nếu bạn không đô nhiếp lục căn, thì làm sao bạn chuyên được ,, 36

60 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Một phương hướng, một mục tiêu, chuyên niệm trong câu này, chú trọng nhất là chữ “chuyên”. Trong hội Lăng Nghiêm, Đại Thế Chí Bồ tát dạy chúng ta rằng: “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”. Chữ “chuyên” ở đây chính là “đô nhiếp lục căn”. Nếu bạn không đô nhiếp lục căn, thì làm sao bạn chuyên được? Bạn không chuyên được rồi, đô nhiếp lục căn, thì bạn mới chuyên được. “Tịnh niệm”, tịnh ở đây là không hoài nghi, không xen tạp. Tịnh niệm tương tục, tương tục là không gián đoạn, vô hữu gián đoạn, đem so với lời dạy của Đại Thế Chí bồ tát, chữ thì có khác, nhưng ý nghĩa hoàn toàn tương đồng. Chúng ta cũng học theo như vậy, nhưng học thế nào cũng không giống được. Vấn đề ở chỗ nào? Chướng ngại rõ ràng nhất là chúng ta không thật sự Tin, trong tâm bạn mang sự hoài nghi. Bạn xem, muốn học cái này, muốn học cái nọ, đó chẳng phải là có nghi rồi sao? Thật sự không còn hoài nghi rồi, thì một bộ kinh này nhất môn thâm nhập, những cái khác để sang một bên. Như đại sư Liên Trì nói :“ Tam tạng 12 bộ kinh để cho người khác ngộ, tám vạn bốn ngàn hạnh đề cho người khác làm”, đó mới gọi là chuyên, thật sự buông bỏ, nhất tâm quy mạng kinh Vô Lượng Thọ, nhất tâm qui mạng Phật A Di Đà, như thế mới có thể thành tựu được. Cho nên có tâm hoài nghi, bạn tưởng cái này, bạn nhớ cái kia, có hoài nghi, xen tạp, không chuyên.
Category
Video Pháp thoại