Muốn vãng sanh Tín nguyện trì danh,đây gọi là ba món tư lương, như đỉnh ba chân,thiếu một không được
Trích đoạn : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
Tập 338
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Tín nguyện trì danh, đây gọi là ba món tư lương, như đỉnh ba chân, thiếu một không được. Tuy rằng nói, Đại sư Ngẫu Ích nói thật hay, có thể vãng sanh hay không: hoàn toàn ở việc có tín nguyện hay không; Phẩm vị cao thấp: đều ở công phu niệm Phật sâu hay cạn.
Nếu như chư vị nói, điều kiện vãng sanh chỉ cần có tín, có nguyện, tôi có thể không cần niệm Phật, tôi thật tin, tôi thật sẵn lòng đi, về sau thế nào? Không thể vãng sanh. Đại sư Ngẫu Ích nói sai rồi ư? Không có nói sai. Chư vị là có tư cách vãng sanh, tại sao không thể vãng sanh?
Thế giới Cực Lạc không có chỗ của chư vị, chư vị vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc không có chỗ dung nạp chư vị. Người hạ hạ phẩm vãng sanh: ít nhất cũng đã niệm một câu A Di Đà Phật, một câu mười câu, đây là nói ít nhất. Một đời, lúc lâm chung một niệm mười niệm đều có thể vãng sanh, mười niệm một niệm gì? Hạ hạ phẩm.
Nếu như chư vị ngay cả một câu cũng không có, hạ hạ phẩm kia chư vị cũng không thể đi, chư vị đến thế giới Cực Lạc đánh một vòng thì quay đầu rồi, nơi đó không có chỗ cho chư vị. Việc này chúng ta phải biết. Giống như đi học, trường học để cho chư vị đi vào, nhưng không có lớp học này, chư vị muốn vào đâu, không có. Đạo lý này phải hiểu.
Công phu niệm Phật càng sâu thì phẩm vị càng cao, niệm đến công phu thành phiến, thế thì không ở Phàm Thánh Đồng Cư độ rồi, công phu thành phiến chính là Phương Tiện Hữu Dư độ. Thế nào là công phu thành phiến? Trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra điều gì cũng không có.
Nói cách khác, họ có thể làm đến: điều gì cũng không để trong tâm, trong tâm chỉ để A Di Đà Phật, thời thời khắc khắc chính là một câu Phật hiệu, bất kể bao nhiêu, ký số hay không ký số đều không liên quan, liên quan ở chỗ buông xuống được, điều gì cũng buông được rồi, đều không quan tâm nữa, việc này quan trọng.
Việc thế gian, việc tốt, sự việc lợi ích chúng sanh phải làm, làm rồi như thế nào? Cũng không đặt vào trong tâm, trong tâm vẫn là một câu Phật hiệu. Công đức này bất khả tư nghị, phổ độ hết thảy. Do đó, tín nguyện niệm Phật, đây gọi ba món tư lương, niệm Phật là hạnh, ba món tư lương tín nguyện hạnh đầy đủ, chư vị chỉ cần có đủ hai điều kiện, điều kiện thứ ba không có, thì không được.
Rất nhiều rất nhiều người: hiểu lầm ở điểm này. Đọc Di Đà Kinh Yếu Giải: của Đại sư Ngẫu Ích, xem đến câu nói này của Đại sư Ngẫu Ích hoan hỷ, có thể vãng sanh hay không: hoàn toàn ở tín nguyện có hay không, phẩm vị cao thấp ở chỗ công phu niệm Phật sâu hay cạn.
Chư vị không niệm Phật, một tiếng Phật cũng không có niệm qua, chư vị đi đến thế giới Cực Lạc, không có phẩm vị này, phẩm vị hạ hạ phẩm, lâm chung một niệm mười niệm, không có phẩm vị thì làm sao? Đến nơi đó, chư vị không có chỗ đứng. Nói cách khác, A Di Đà Phật không đến tiếp dẫn chư vị. Chư vị không thể không biết. Lão thật niệm Phật vẫn là sự việc rất quan trọng, có tín có nguyện, phía sau cộng thêm lão thật niệm Phật, không một ai không vãng sanh, vạn người tu vạn người đi.
Tập 338
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Tín nguyện trì danh, đây gọi là ba món tư lương, như đỉnh ba chân, thiếu một không được. Tuy rằng nói, Đại sư Ngẫu Ích nói thật hay, có thể vãng sanh hay không: hoàn toàn ở việc có tín nguyện hay không; Phẩm vị cao thấp: đều ở công phu niệm Phật sâu hay cạn.
Nếu như chư vị nói, điều kiện vãng sanh chỉ cần có tín, có nguyện, tôi có thể không cần niệm Phật, tôi thật tin, tôi thật sẵn lòng đi, về sau thế nào? Không thể vãng sanh. Đại sư Ngẫu Ích nói sai rồi ư? Không có nói sai. Chư vị là có tư cách vãng sanh, tại sao không thể vãng sanh?
Thế giới Cực Lạc không có chỗ của chư vị, chư vị vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc không có chỗ dung nạp chư vị. Người hạ hạ phẩm vãng sanh: ít nhất cũng đã niệm một câu A Di Đà Phật, một câu mười câu, đây là nói ít nhất. Một đời, lúc lâm chung một niệm mười niệm đều có thể vãng sanh, mười niệm một niệm gì? Hạ hạ phẩm.
Nếu như chư vị ngay cả một câu cũng không có, hạ hạ phẩm kia chư vị cũng không thể đi, chư vị đến thế giới Cực Lạc đánh một vòng thì quay đầu rồi, nơi đó không có chỗ cho chư vị. Việc này chúng ta phải biết. Giống như đi học, trường học để cho chư vị đi vào, nhưng không có lớp học này, chư vị muốn vào đâu, không có. Đạo lý này phải hiểu.
Công phu niệm Phật càng sâu thì phẩm vị càng cao, niệm đến công phu thành phiến, thế thì không ở Phàm Thánh Đồng Cư độ rồi, công phu thành phiến chính là Phương Tiện Hữu Dư độ. Thế nào là công phu thành phiến? Trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra điều gì cũng không có.
Nói cách khác, họ có thể làm đến: điều gì cũng không để trong tâm, trong tâm chỉ để A Di Đà Phật, thời thời khắc khắc chính là một câu Phật hiệu, bất kể bao nhiêu, ký số hay không ký số đều không liên quan, liên quan ở chỗ buông xuống được, điều gì cũng buông được rồi, đều không quan tâm nữa, việc này quan trọng.
Việc thế gian, việc tốt, sự việc lợi ích chúng sanh phải làm, làm rồi như thế nào? Cũng không đặt vào trong tâm, trong tâm vẫn là một câu Phật hiệu. Công đức này bất khả tư nghị, phổ độ hết thảy. Do đó, tín nguyện niệm Phật, đây gọi ba món tư lương, niệm Phật là hạnh, ba món tư lương tín nguyện hạnh đầy đủ, chư vị chỉ cần có đủ hai điều kiện, điều kiện thứ ba không có, thì không được.
Rất nhiều rất nhiều người: hiểu lầm ở điểm này. Đọc Di Đà Kinh Yếu Giải: của Đại sư Ngẫu Ích, xem đến câu nói này của Đại sư Ngẫu Ích hoan hỷ, có thể vãng sanh hay không: hoàn toàn ở tín nguyện có hay không, phẩm vị cao thấp ở chỗ công phu niệm Phật sâu hay cạn.
Chư vị không niệm Phật, một tiếng Phật cũng không có niệm qua, chư vị đi đến thế giới Cực Lạc, không có phẩm vị này, phẩm vị hạ hạ phẩm, lâm chung một niệm mười niệm, không có phẩm vị thì làm sao? Đến nơi đó, chư vị không có chỗ đứng. Nói cách khác, A Di Đà Phật không đến tiếp dẫn chư vị. Chư vị không thể không biết. Lão thật niệm Phật vẫn là sự việc rất quan trọng, có tín có nguyện, phía sau cộng thêm lão thật niệm Phật, không một ai không vãng sanh, vạn người tu vạn người đi.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không