Mười vạn danh hiệu Phật có lợi ích gì ? Lòng tin không chân thật, nguyện lực không khẩn thiết....
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 199 - 201- 202- 233- 368
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Đừng tưởng rằng chúng ta niệm Phật một ngày được mười vạn danh hiệu, như vậy là quá tốt, chưa chắc. Cổ nhân nói rất hay, mười vạn danh hiệu Phật có lợi ích gì ? Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, niệm rách cổ họng cũng vô ích. Các bậc tổ sư cao tăng nói như thế, là lời nói thật. Một ngày từ sáng đến tối niệm mười vạn danh hiệu Phật, nhưng vẫn còn vọng niệm, vẫn còn vọng tưởng, như vậy cũng vô ích.
Không thấy khổ báo trong địa ngục, siêng tu nhưng không dõng mãnh. Không thấy niềm vui vi diệu ở Tịnh độ, nên mong cầu nhưng ý niệm không mãnh liệt”.
Hôm qua chúng ta học đến đây, mấy câu này trong Hội Sớ. Vì sao nguyện niệm Phật của chúng ta không thể kiên định, lòng tin không chân thật, nguyện lực không khẩn thiết. Đối với vô số ý niệm bất thiện, hành vi bất thiện vẫn không khắc phục được, nguyên nhân do đâu ? Chính là vì chúng ta không có thiên nhãn.
Nếu như có thiên nhãn thông, thật sự nhìn thấy địa ngục, như ở trước nói về A la hán. A la hán có thiên nhãn, thấy bản thân mình trong đời quá khứ chịu khổ trong địa ngục, trong lòng vẫn còn sợ hãi, không phải toát hồ hôi lạnh, mà là chảy máu và mồ hôi. Nỗi sợ hãi đó giống như đang ở trước mắt. Chúng sanh không có thiên nhãn nên không biết, không biết nỗi khổ hãi đọa vào ba đường ác trong đời quá khứ, cũng không biết sự thù thắng của thế giới tây phương Cực Lạc. Cho nên ngày ngày nói đoạn ác tu thiện, kết quả đều là hữu danh vô thực. Mong cầu thế giới tây phương Cực Lạc, nhưng tâm nguyện lại không khẩn thiết.
Tịnh niệm tương tục là dùng tâm thanh tịnh niệm Phật, không hoài nghi, không xen tạp. Hai câu này nói thì dễ nhưng làm rất rất khó. Niệm Phật chưa đến một cây hương mà trong đo có rất nhiều vọng niệm xen tạp, khiến công phu niệm Phật bị phá hoại. Điều này không nên nôn nóng, càng nông nói càng hỏng việc. Đó là gì ? Từ đây quý vị có thể nhận ra rằng, tâm của mình tán loạn biết bao.
Bình thường ta không phát giác được, đến khi niệm Phật liền phát hiện ra điều này, tại sao tâm lại loạn như vậy, sao vọng tưởng lại nhiều như vậy ? Bây giờ mới phát hiện. Lúc này nên làm thể nào ? Đừng lý tới nói, mặc kệ nó. Tâm chú ý vào danh hiệu Phật, không quan tâm đến tạp niệm. Lâu ngày vọng niệm sẽ ít đi, ngày càng ít, như vậy sẽ chứng minh công phu của quí vị ngày càng tiến bộ. Nỗ lực niệm hy vọng có thể trong một năm tạp niệm giảm ít đến mức độ thấp nhất. Niệm Phật một tiếng có khoảng một hai tạp niệm, được, không thể có quá nhiều. Hai tiếng đồng hồ có năm ba tạp niệm cũng được, như vậy công phu cũng không tệ. Tạp niệm từ đâu mà có ? Đều từ tự tư tự lợi mà có.
Đới nghiệp vãng sanh, người người đều có phần.
Ở trước chúng ta đã học, từ quá khứ đến nay tạo tội nghiệp cực nặng, chỉ cần thành tâm sám hối, đối với pháp này tin sâu nguyện thiết, cũng đều được vãng sanh. Khi lâm mạng chung có thể quay đầu, nhất niệm, thập niệm đều có thể vãng sanh, quá tuyệt! Ở thế gian tìm không được pháp môn này.
Ở đây có một câu nói cần phải giải thích rõ ràng, không nói rõ ràng tôi sẽ có tội. Vì quý vị nghe những gì tôi nói, nghĩ rằng pháp môn này quá hay, bây giờ làm việc xấu cũng không sao, đến lúc lâm mạng chung chúng ta sám hối là có thể vãng sanh, như vậy là quá ngộ nhận. Về lý có thể nói như thế, nhưng về sự rất phiền phức, về sự có phiền phức gì ? Ta tạo tội nghiệp, hại những chúng sanh đó, khi lâm mạng chung những chúng sanh đó có gây chướng ngại chăng? Nếu họ chướng ngại, trả thù, khi lâm chung ta không giữ được chánh niệm, ta sẽ bị bệnh đãng trí, bị những oán thân trai chủ này quấy nhiễu, họ muốn kéo ta vào trong tam đồ để trả thù. Nợ mạng phải trả bằng mạng, nợ tiền phải trả tiền, hối hận cũng không kịp. Phải như thế nào ? Bắt đầu hôm nay phải sám hối, tuyệt đối không làm việc xấu, khi lâm mạng chung mới chắc chắn được. Đừng nghĩ rằng trong kinh nói, về lý là như thế, nhưng hơi thở cuối cùng ta có rõ ràng minh bạch hay không, ta có sám hối niệm Phật vãng sanh không ? Đó là điều then chốt !
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Đừng tưởng rằng chúng ta niệm Phật một ngày được mười vạn danh hiệu, như vậy là quá tốt, chưa chắc. Cổ nhân nói rất hay, mười vạn danh hiệu Phật có lợi ích gì ? Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, niệm rách cổ họng cũng vô ích. Các bậc tổ sư cao tăng nói như thế, là lời nói thật. Một ngày từ sáng đến tối niệm mười vạn danh hiệu Phật, nhưng vẫn còn vọng niệm, vẫn còn vọng tưởng, như vậy cũng vô ích.
Không thấy khổ báo trong địa ngục, siêng tu nhưng không dõng mãnh. Không thấy niềm vui vi diệu ở Tịnh độ, nên mong cầu nhưng ý niệm không mãnh liệt”.
Hôm qua chúng ta học đến đây, mấy câu này trong Hội Sớ. Vì sao nguyện niệm Phật của chúng ta không thể kiên định, lòng tin không chân thật, nguyện lực không khẩn thiết. Đối với vô số ý niệm bất thiện, hành vi bất thiện vẫn không khắc phục được, nguyên nhân do đâu ? Chính là vì chúng ta không có thiên nhãn.
Nếu như có thiên nhãn thông, thật sự nhìn thấy địa ngục, như ở trước nói về A la hán. A la hán có thiên nhãn, thấy bản thân mình trong đời quá khứ chịu khổ trong địa ngục, trong lòng vẫn còn sợ hãi, không phải toát hồ hôi lạnh, mà là chảy máu và mồ hôi. Nỗi sợ hãi đó giống như đang ở trước mắt. Chúng sanh không có thiên nhãn nên không biết, không biết nỗi khổ hãi đọa vào ba đường ác trong đời quá khứ, cũng không biết sự thù thắng của thế giới tây phương Cực Lạc. Cho nên ngày ngày nói đoạn ác tu thiện, kết quả đều là hữu danh vô thực. Mong cầu thế giới tây phương Cực Lạc, nhưng tâm nguyện lại không khẩn thiết.
Tịnh niệm tương tục là dùng tâm thanh tịnh niệm Phật, không hoài nghi, không xen tạp. Hai câu này nói thì dễ nhưng làm rất rất khó. Niệm Phật chưa đến một cây hương mà trong đo có rất nhiều vọng niệm xen tạp, khiến công phu niệm Phật bị phá hoại. Điều này không nên nôn nóng, càng nông nói càng hỏng việc. Đó là gì ? Từ đây quý vị có thể nhận ra rằng, tâm của mình tán loạn biết bao.
Bình thường ta không phát giác được, đến khi niệm Phật liền phát hiện ra điều này, tại sao tâm lại loạn như vậy, sao vọng tưởng lại nhiều như vậy ? Bây giờ mới phát hiện. Lúc này nên làm thể nào ? Đừng lý tới nói, mặc kệ nó. Tâm chú ý vào danh hiệu Phật, không quan tâm đến tạp niệm. Lâu ngày vọng niệm sẽ ít đi, ngày càng ít, như vậy sẽ chứng minh công phu của quí vị ngày càng tiến bộ. Nỗ lực niệm hy vọng có thể trong một năm tạp niệm giảm ít đến mức độ thấp nhất. Niệm Phật một tiếng có khoảng một hai tạp niệm, được, không thể có quá nhiều. Hai tiếng đồng hồ có năm ba tạp niệm cũng được, như vậy công phu cũng không tệ. Tạp niệm từ đâu mà có ? Đều từ tự tư tự lợi mà có.
Đới nghiệp vãng sanh, người người đều có phần.
Ở trước chúng ta đã học, từ quá khứ đến nay tạo tội nghiệp cực nặng, chỉ cần thành tâm sám hối, đối với pháp này tin sâu nguyện thiết, cũng đều được vãng sanh. Khi lâm mạng chung có thể quay đầu, nhất niệm, thập niệm đều có thể vãng sanh, quá tuyệt! Ở thế gian tìm không được pháp môn này.
Ở đây có một câu nói cần phải giải thích rõ ràng, không nói rõ ràng tôi sẽ có tội. Vì quý vị nghe những gì tôi nói, nghĩ rằng pháp môn này quá hay, bây giờ làm việc xấu cũng không sao, đến lúc lâm mạng chung chúng ta sám hối là có thể vãng sanh, như vậy là quá ngộ nhận. Về lý có thể nói như thế, nhưng về sự rất phiền phức, về sự có phiền phức gì ? Ta tạo tội nghiệp, hại những chúng sanh đó, khi lâm mạng chung những chúng sanh đó có gây chướng ngại chăng? Nếu họ chướng ngại, trả thù, khi lâm chung ta không giữ được chánh niệm, ta sẽ bị bệnh đãng trí, bị những oán thân trai chủ này quấy nhiễu, họ muốn kéo ta vào trong tam đồ để trả thù. Nợ mạng phải trả bằng mạng, nợ tiền phải trả tiền, hối hận cũng không kịp. Phải như thế nào ? Bắt đầu hôm nay phải sám hối, tuyệt đối không làm việc xấu, khi lâm mạng chung mới chắc chắn được. Đừng nghĩ rằng trong kinh nói, về lý là như thế, nhưng hơi thở cuối cùng ta có rõ ràng minh bạch hay không, ta có sám hối niệm Phật vãng sanh không ? Đó là điều then chốt !
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không