Lễ Khi Mang Thai - Thai Giáo

62 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác đều ảnh hưởng đến thai nhi

[...] Giáo dục thời cổ xưa đích thực là bắt đầu từ thai giáo, điều này trong cổ lễ có, lễ khi mang thai. Khi mang thai, nhất định phải nhắc nhở người làm mẹ, khởi tâm động niệm của họ ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu tâm niệm họ đều thuần chánh, thai nhi này cũng được chánh. Nếu họ có tà tư, ý niệm không chánh đáng, cũng ảnh hưởng đến đứa bé, căn của đứa bé bị hư hỏng. Ngôn hành cử chỉ của người mẹ cũng ảnh hưởng đến thai nhi, nên trong mười tháng mang thai, phải được giống như mẹ của Văn vương, đó là một mô phạm rất tốt đẹp. “Mắt không nhìn điều ác”, những gì khó coi không được nhìn. “Tai không nghe âm thanh dâm dục, miệng không nói ra lời ngạo mạn”, bà đều làm được. Cử chỉ đều không trái lễ tiết, nên trẻ con rất đoan chánh. Cho nên người làm mẹ nhất định phải biết, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác ảnh hưởng đến thai nhi. Sau khi trẻ sinh ra, Đệ Tử Quy không phải để dạy cho chúng đọc, cũng không phải để chúng học thuộc, hay nói cho chúng nghe, không phải, mà là cha mẹ thực hành nó trong cuộc sống. Đem Đệ Tử Quy biểu diễn ra cho chúng thấy. Thời cổ đại là đại gia đình, nên tuổi tác của cha mẹ lúc đó còn trẻ, ông bà vẫn còn. Quý vị xem, họ hiếu thuận với cha mẹ như thế nào, yêu thương anh em như thế nào, đều biểu diễn ra cho chúng noi theo. Khi ở trước mặt bọn trẻ, phải thể hiện ra những điều trong Đệ Tử Quy dạy. Từ sơ sanh đến ba tuổi, 1000 ngày này gọi là giáo dục cắm rễ, các em nhỏ đều học hết. Cổ nhân có câu ngạn ngữ rằng: “Ba tuổi xem 80”, nếu ba tuổi này đặt được nền tảng vững chắc, đến 80 tuổi cũng không thay đổi, mộc rể sâu chắc. Người xưa dạy như thế nào chúng ta đã hiểu. Công lao của ai? Công lao của người mẹ.

[Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa] (Tập 551)
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Địa điểm: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông
Thời gian: 21-08-2011
Facebook: https://www.facebook.com/hocthaigiao/
Category
Quần thư trị yếu