Kinh Thủ Lăng Nghiêm [Diễn Đọc Trọn Bộ 10 Quyển] Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám

9 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
"Ðại Phật Ðảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh."
Hán dịch: Ðường Trung Thiên Trúc Sa môn Bát Thích Mật Ðế dịch.
Việt Dịch: Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám
Phật Học Viện quốc Tế Xuất Bản PL 2527 - 1983

Các kinh điển của Phật giáo đều là trọng yếu cả. Kinh Lăng Nghiêm lại càng đặc biệt. Nơi nào có kinh Lăng Nghiêm tức nơi đó có chánh pháp. Kinh Lăng Nghiêm mà không còn thì lúc đó là mạt pháp. Tín đồ Phật giáo chúng ta phải mang hết tâm trí, và mồ hôi nước mắt để ủng hộ bộ kinh này.

Kinh Pháp Diệt Tận có nói: "Tới lúc mạt pháp, kinh Lăng Nghiêm diệt đầu tiên, sau đến các kinh khác". Nếu quả kinh Lăng Nghiêm không bị diệt, thì chánh pháp hiện tiền, cho nên Phật giáo đồ chúng ta quyết lấy mạng sống ra để hộ trì, lấy mồ hôi nước mắt để hộ trì, lấy chí nguyện để hộ trì kinh Lăng Nghiêm. Kinh Lăng nghiêm mà tồn tại mãi với thế gian, được phát huy rộng lớn, lưu thông tới tận từng hạt bụi vi trần, phổ biến khắp mọi nơi trên thế giới, và tới tận cùng hư không khắp các pháp giới, nếu được như vậy thì chánh pháp quả là sáng sủa rực rỡ.

Kinh Lăng Nghiêm là thân của Phật, là xá-lợi của Phật, là tháp miếu của Phật. Trong kinh Lăng Nghiêm có 4 loại giáo huấn thanh tịnh, có 25 vị Thánh thuật lại kinh nghiệm viên thông và có nói tới 50 cảnh giới ấm ma. Những pháp này có thể ví như cái kính chiếu yêu, khiến cho bàng môn ngoại đạo phải lộ hết nguyên hình, yêu ma quỷ quái hết chổ ẩn náu.

Người học Phật pháp nên hiểu thấu đáo nghĩa lý kinh Lăng Nghiêm, để có thể đề xướng kinh này ở khắp mọi nơi, tuyên dương, giải thích và hộ trì kinh này, ngỏ hầu giữ cho chánh pháp trụ thế, cho tà pháp bị tiêu diệt. Ðó chính là trách nhiệm của tất cả Phật giáo đồ.

Tôi mong cầu những ai niệm kinh Lăng Nghiêm, giảng kinh Lăng Nghiêm, tuyên dương kinh Lăng Nghiêm, lưu thông kinh Lăng nghiêm, tất cả đều sớm thành Phật đạo.


00:00:00 Tiểu Sử Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám
00:13:10 Nghi Thức Trì Tụng
Quyển Một
00:19:53 Phần Thứ Nhất: Phần Tựa
Phần Thứ Hai: Phần Chánh Tông ,Chương I Chỉ Ngay Chỗ Viên Ngộ
00:24:35 Gạn Hỏi Cái Tâm
00:42:59 Chỉ Rõ Tính Thấy
Quyển Hai
01:00:32 Chỉ Rõ Tính Thấy (Tiếp Theo)
01:23:01 Phật Nêu Ra Tính Thấy Ngoài Các Nghĩa Thị và Phi Thị
01:31:56 Phá Những Thuyết Nhân Duyên, Tự Nhiên để bày Tỏ Sự Thật Nhận Thấy Tính Thấy
01:39:45 Chỉ Ra Cái Nhận Thức Sai Lầm Để Bày Tỏ Thề Tính Chân Thật
01:52:35 Tóm Thu Bốn Khoa và Bảy Đại Về Như Lai Tạng để Phát khởi Chỗ Chân Ngộ
Quyển Ba
02:00:09 Tóm Thu Bốn Khoa và Bảy Đại Về Như Lai Tạng để Phát khởi Chỗ Chân Ngộ (Tiếp Theo)
Quyển Bốn
03:04:13 Chỉ Rõ Sự Tiếp Tục Giả Dối Sinh Ra và Các Đại Không Ngăn Ngại Lẫn Nhau
03:20:02 Chỉ Tính Diệu Minh Hợp Về Như Lai Tạng, Rời Cả Hai Nghĩa Phi (không là) và Tức (tức là)
03:24:55 Chỉ Mê Vọng Không Có Nhân, Hết Mê Tức Bồ Đề
03:28:41 Lại Phá Xích Nhân Duyên, Tự Nhiên và Trách Chỉ Biết Nghe Nhiều
03:33:46 Chỉ Nghĩa Quyết Định
03:54:34 Đánh Chuông Thật Nghiệm Tính Thường
Quyển Năm
Chương II: Nương Chỗ Ngộ Mà Viên Tu
04:01:12 Nêu Ra Cái Căn Để Chỉ Rõ Chỗ Mê
04:09:53 Cột Khăn Để Chỉ Đầu Nút
04:15:07 Chỉ Cởi Nút Trước Sau
04:20:45 Gạn Hỏi Đại Chúng Về Viên Thông
04:31:13 Viên Thông Về Nhãn Căn
Quyển Sáu
05:04:25 Viên Thông Về Nhĩ Căn
05:23:26 Mục Đích Phép Viên Tu
Chương III: Rộng Để Lại Khuôn Phép Tu Hành
05:40:46 Nhân Ông A Nan Xin Cứu Độ Đời Vị Lai, Phật Tóm Nêu Ra Ba Nghĩa Quyết Định
05:42:54 Chỉ Bày Bốn Lời Dạy Bảo Rõ Ràng Quyết Định
Quyển Bảy
05:56:43 Phật Khai Thị Về Mật giáo, Thầm Giúp Cho Những Người Tu Hành
06:00:31 Khai Thị Những Phép Tắc Lập Đạo Trường Tu Tu Trì
06:06:48 Tuyên Nói Tâm Chú Rộng Khai Thị Những Lợi Ích
06:08:43 Thần Chú
06:47:03 Khai Thị Những Vị Trí Tu Chứng Trước Sau
Quyển Tám
07:12:43 Chỉ Dạy Tên Kinh
07:13:45 Nghe Pháp Được Tăng Tiến
Chương IV: Phân Biệt Kỹ Càng Các Nghiệp Quả, Phân Tách Rạch Ròi Về Tà Ma Ngoại Đạo
07:14:15 Hỏi Về Những Tập Khí Vốn Có Sinh Khởi Ra Lục Đạo
07:15:23 Hỏi Về Việc Bác Không Có Nhân Quả, Bị Sa Mãi Vào Địa Ngục và Về Nghiệp Chung, Nghiệp Riêng
07:16:28 Khai Thị Về Phận Trong, Phận Ngoài Của Chúng Sinh
07:20:56 Chỉ Ra Nười Tập Nhân và Sáu Giao Báo
07:41:43 Tu Nhân Riêng Biệt, Thành Quả Hư Vọng
07:43:54 Các Cõi Trời Sai Khác
Quyển Chín
07:58:02 Khai Thị Chỗ Hư Vọng Của Bảy Loài Để Khuyến Khích tu Hành Chánh Pháp
08:01:05 Phân Biệt Các Ấm Ma
Quyển Mười
09:18:46 Chỉ Rõ Thứ Lớp Tiêu Diệt Các Ấm và Giới Hạn Phạm Vi Các Ấm
Phần Thứ Ba: Phần Lưu Thông
09:24:58 Lưu Thông Của Kinh Này
09:27:01 Lưu Thông Chung
Category
Video Pháp thoại
Tags
Phật Giáo, Phật, Thủ