KHÔNG THỂ DÙNG CHÚT ÍT THIỆN CĂN PHƯỚC ĐỨC NHÂN DUYÊN MÀ ĐƯỢC SANH CÕI NƯỚC KIA
NGUYÊN TÁC: PHÁP SƯ HUỆ TỊNH
Người Dịch: Thích Phương Giác
Người Đọc: Diệu Hương
-------------------
Từ xưa đến nay lời chú giải cho câu kinh văn “không thể dùng ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh cõi nước kia” trong kinh A-di-đà đều khác nhau, đều không giống như lời giải thích đơn giản không phức tạp của Đại sư Thiện Đạo. Trong kinh A-di-đà nói “ít thiện căn phước đức nhân duyên”, có người tách ra để giải thích, “thiện căn” nghĩa là gì, “phước đức” nghĩa là gì, “nhân duyên” nghĩa là gì; Đại sư Thiện Đạo lại không tách ra để giải thích thêm, mà là giải thích nguyên văn câu là “tùy duyên tạp thiện”, có thể nói là ngắn gọn và chính xác. Tùy duyên mà tu thiện chính là tạp thiện, tạp thiện thì ắt tùy vào duyên của mình, không phải tùy vào duyên của Phật.
Nếu như so sánh kinh A-di-đà đồng bản dị dịch, càng cho thấy rõ những giải thích của Đại sư Thiện Đạo là vô cùng ngắn gọn, vô cùng xác thực. Bản dịch khác của Đại sư Huyền Trang, có tên gọi là kinh Xưng tán Tịnh Độ Phật nhiếp thọ, đoạn kinh văn này Đại sư Huyền Trang dịch là : Chẳng phải chúng hữu tình ít thiện căn được vãng sanh.
Bảy chữ “ít thiện căn phước đức nhân duyên”, Đại sư Huyền Trang chỉ giải thích ba chữ “ít thiện căn”, nói đơn giản chính là “thiện ít”, không thể lấy chút ít thiện làm căn bản vãng sanh thế giới Cực Lạc, làm tư lương vãng sanh thế giới Cực Lạc.
Nếu như xem chữ tiếng Phạn, cũng chính là hai phiên bản tiếng Phạn của kinh A-di-đà được tìm thấy ở Nepal từ thế kỉ trước, một phiên bản nói:
Không thể chỉ lấy thiện thấp kém làm căn bản.
Bản dịch kinh A-di-đà của Đại sư Cưu-ma-la-thập nói “không thể dùng ít thiện căn phước đức nhân duyên”, ở đây nói “không thể chỉ lấy thiện thấp kém làm căn bản”.
Một phiên bản khác nói:
Chúng sanh không vì đời này làm việc thiện mà được vãng sanh cõi nước kia.
Chúng sanh - người nguyện vãng sanh, không thể dựa vào bất kì thiện nào mà bản thân tự lực tu hành ở thế giới Ta-bà ngũ trược ác này để vãng sanh. Cho nên, bất luận từ bản dịch của Đại sư Huyền Trang, hay là hai bản tiếng Phạn này nói, đều chung một ý với lời giải thích của Đại sư Thiện Đạo. Cũng chính là : Tự mình tu, đều là “tạp thiện”, đều là “thiện ít”.
Từ đó chúng ta có thể so sánh biết được: lấy năm giới làm nhân, quả gặt được chính là sanh làm người, năm giới chính là chánh nhân, chánh quả của “làm người”, nếu muốn sanh lên cõi trời, mà thiện thấp ít thì không thể.
Nếu như lấy thiện của năm giới để vãng sanh thế giới Cực Lạc thì càng không tương ưng, càng là ít thiện, chứ không phải nhiều thiện.
Nếu như lấy thập thiện để nói, nhân của thập thiện, chánh quả của nó chính là sanh lên cõi trời, muốn lấy đó để vãng sanh thế giới Cực Lạc, thì lại quá ít.
Nếu lấy công đức Tứ thiền bát định để nói, nhân này chỉ có thể đạt được quả trời Sắc giới, trời Vô sắc giới, nếu muốn lấy đó làm nhân vãng sanh, vậy thì cũng không thể, bởi vì thiện này vẫn rất ít, chứ không phải nhiều.
Cho nên, sự tu hành của chúng ta ở thế giới Ta-bà,thì trong kinh A-di-đà tiếng Phạn nói, hành thiện ở thế giới này đều không đủ để vãng sanh thế giới Cực Lạc.
Nam-mô A-di-đà Phật
Người Dịch: Thích Phương Giác
Người Đọc: Diệu Hương
-------------------
Từ xưa đến nay lời chú giải cho câu kinh văn “không thể dùng ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh cõi nước kia” trong kinh A-di-đà đều khác nhau, đều không giống như lời giải thích đơn giản không phức tạp của Đại sư Thiện Đạo. Trong kinh A-di-đà nói “ít thiện căn phước đức nhân duyên”, có người tách ra để giải thích, “thiện căn” nghĩa là gì, “phước đức” nghĩa là gì, “nhân duyên” nghĩa là gì; Đại sư Thiện Đạo lại không tách ra để giải thích thêm, mà là giải thích nguyên văn câu là “tùy duyên tạp thiện”, có thể nói là ngắn gọn và chính xác. Tùy duyên mà tu thiện chính là tạp thiện, tạp thiện thì ắt tùy vào duyên của mình, không phải tùy vào duyên của Phật.
Nếu như so sánh kinh A-di-đà đồng bản dị dịch, càng cho thấy rõ những giải thích của Đại sư Thiện Đạo là vô cùng ngắn gọn, vô cùng xác thực. Bản dịch khác của Đại sư Huyền Trang, có tên gọi là kinh Xưng tán Tịnh Độ Phật nhiếp thọ, đoạn kinh văn này Đại sư Huyền Trang dịch là : Chẳng phải chúng hữu tình ít thiện căn được vãng sanh.
Bảy chữ “ít thiện căn phước đức nhân duyên”, Đại sư Huyền Trang chỉ giải thích ba chữ “ít thiện căn”, nói đơn giản chính là “thiện ít”, không thể lấy chút ít thiện làm căn bản vãng sanh thế giới Cực Lạc, làm tư lương vãng sanh thế giới Cực Lạc.
Nếu như xem chữ tiếng Phạn, cũng chính là hai phiên bản tiếng Phạn của kinh A-di-đà được tìm thấy ở Nepal từ thế kỉ trước, một phiên bản nói:
Không thể chỉ lấy thiện thấp kém làm căn bản.
Bản dịch kinh A-di-đà của Đại sư Cưu-ma-la-thập nói “không thể dùng ít thiện căn phước đức nhân duyên”, ở đây nói “không thể chỉ lấy thiện thấp kém làm căn bản”.
Một phiên bản khác nói:
Chúng sanh không vì đời này làm việc thiện mà được vãng sanh cõi nước kia.
Chúng sanh - người nguyện vãng sanh, không thể dựa vào bất kì thiện nào mà bản thân tự lực tu hành ở thế giới Ta-bà ngũ trược ác này để vãng sanh. Cho nên, bất luận từ bản dịch của Đại sư Huyền Trang, hay là hai bản tiếng Phạn này nói, đều chung một ý với lời giải thích của Đại sư Thiện Đạo. Cũng chính là : Tự mình tu, đều là “tạp thiện”, đều là “thiện ít”.
Từ đó chúng ta có thể so sánh biết được: lấy năm giới làm nhân, quả gặt được chính là sanh làm người, năm giới chính là chánh nhân, chánh quả của “làm người”, nếu muốn sanh lên cõi trời, mà thiện thấp ít thì không thể.
Nếu như lấy thiện của năm giới để vãng sanh thế giới Cực Lạc thì càng không tương ưng, càng là ít thiện, chứ không phải nhiều thiện.
Nếu như lấy thập thiện để nói, nhân của thập thiện, chánh quả của nó chính là sanh lên cõi trời, muốn lấy đó để vãng sanh thế giới Cực Lạc, thì lại quá ít.
Nếu lấy công đức Tứ thiền bát định để nói, nhân này chỉ có thể đạt được quả trời Sắc giới, trời Vô sắc giới, nếu muốn lấy đó làm nhân vãng sanh, vậy thì cũng không thể, bởi vì thiện này vẫn rất ít, chứ không phải nhiều.
Cho nên, sự tu hành của chúng ta ở thế giới Ta-bà,thì trong kinh A-di-đà tiếng Phạn nói, hành thiện ở thế giới này đều không đủ để vãng sanh thế giới Cực Lạc.
Nam-mô A-di-đà Phật
- Category
- Dharma