Khi vô cùng mệt mỏi, nên tiếp tục tu hay là nghỉ ngơi để cho khỏe rồi mới dụng công tiếp ?

10 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Khi vô cùng mệt mỏi, nên tiếp tục tu hay là nghỉ ngơi để cho khỏe rồi mới dụng công tiếp?

Vấn đề thứ ba, niệm Phật ở niệm Phật đường, nếu cảm thấy vô cùng mệt mỏi, liệu có nên tiếp tục kiên trì, hay là nghỉ ngơi đầy đủ để cho tinh thần, thể lực được tốt hơn rồi mới dụng công tiếp?

Khi xưa Lão hoà thượng Đế Nhàn dạy ông thợ vá nồi, các vị đều biết, ông thợ vá nồi niệm Phật ba năm, đứng mà vãng sanh, vô cùng khó có được, quá thù thắng. Ông cũng là biết trước giờ đi, ông cũng là không cần thọ mạng, buông xả hết. Phương pháp Ngài dạy rất hay, vô cùng thích hợp với người tu hành thời nay, niệm mệt rồi thì nghỉ ngơi, khi nào niệm mệt rồi thì khi đó nghỉ ngơi, để cho thân tâm của bạn đều không có áp lực; nghỉ ngơi xong rồi lại tiếp tục làm, như thế không gọi là nghỉ ngơi, mà gọi là không gián đoạn. Bởi vì bạn không có tinh thần, không có thể lực nên bạn không thể không bị gián đoạn, hơn nữa còn sanh phiền não. Cho nên, phương pháp này của Lão pháp sư Đế Nhàn đúng thật là phương tiện thiện xảo, bất luận đối với nam nữ già trẻ, các ngành các nghề đều có lợi ích.

Ở ngay trong đời sống thường ngày, nếu công việc của chúng ta không dùng đến đầu óc mà dùng đến thể lực, thì Phật hiệu đều có thể không gián đoạn, vừa làm việc vừa niệm Phật trong tâm, đừng niệm ra tiếng, việc gì đến thì làm. Nếu phải dùng suy nghĩ, vậy thì không thể không buông xuống, nhưng khi không suy nghĩ nữa thì bạn có thể nhớ khởi lên câu Phật hiệu, thời thời khắc khắc có thể khởi được lên, đó là việc tốt. Nhất định không được miễn cưỡng, miễn cưỡng rất không tốt. Những năm đầu trước khi tôi xuất gia, còn là cư sĩ, cùng ở am tranh với Pháp sư Sám Vân. Lúc đó ở am tranh rất là khổ, đúng là am tranh thật sự, bốn bức tường xung quanh là vách đan bằng tre, trát một lớp bùn lên để che gió che mưa, phía trên mái lợp cỏ tranh, đúng tên gọi là am tranh. Trên núi không có điện, cho nên đến tối đi ngủ thì ngủ rất sớm, buổi tối chúng tôi tám giờ đã đi ngủ rồi, ngủ sớm nhất định dậy được sớm, hai giờ sáng đã thức dậy. Tôi trải qua đời sống nửa năm như vậy cùng Ngài, cảm thấy cũng rất thoải mái.

Đến thời khoá sáng thì thắp một ngọn nến nhỏ, đương nhiên không thể xem sách, gọi là ánh sáng leo lắt. Năm người ở trong am tranh, thời khoá sáng chính là lạy Phật, vận động rất tốt, hai giờ sáng thức dậy lạy Phật hai tiếng. Lão pháp sư Ngài cũng rất hay, người nào lạy của người đó, cũng không ghi chép số lượng; có người lạy được nhanh, có người lạy rất chậm, cho nên Ngài không đánh khánh dẫn. Đánh khánh dẫn mọi người cùng đứng dậy như nhau, đứng lên lạy xuống đồng thời thì người thể lực khoẻ cảm thấy bạn quá chậm, người thân thể yếu thì cảm thấy bạn quá nhanh, đều khiến cho người ta sanh phiền não. Ngài để mỗi người tự lạy theo cách của mình, vậy thì không sanh phiền não, phương pháp này hay. Đến bình minh, khi mặt trời ló dạng, chúng tôi sẽ cùng mọi người làm thời khoá sáng, chính là Tam Quy Y. Bình thường tụng kinh, mỗi người là làm theo cách của chính mình.

Lúc đó ở trên núi thì tôi trẻ tuổi nhất, tôi 31 tuổi, có ba người xuất gia, còn có lão cư sĩ 69 tuổi, đương nhiên tôi phải chăm sóc đời sống của mọi người. Cho nên tôi ở trên núi làm nghĩa công, thổi cơm, giặt quần áo, làm thay cho họ, dọn dẹp vệ sinh môi trường đều là tôi làm, đây là tu phước, chút nền tảng phước báu là từ đó mà tu. Cho nên mới bước vào cửa Phật, học giới 5 năm, chính là vì thường trụ mà làm việc, mà tu phước. Phước huệ song tu, phước ở trước, huệ ở sau, bạn không có phước báo, một chút phước báu hưởng hết rồi thì làm sao? Nhất định phải tu phước báo trước. Ngủ sớm dậy sớm thật sự là rất tốt đối với dưỡng thân thể, tôi xem thấy bài viết của giáo sư Lưu ở Bắc Kinh, tôi nghĩ mọi người các bạn cũng đều xem qua, tôi có cảm xúc rất lớn. Sau khi tôi rời am tranh thì không có đời sống có quy luật như vậy nữa, không có nữa.Tôi học giáo với Thầy Lý, thường thì buổi tối làm đến một, hai giờ, có khi đến lúc bình minh lên vẫn không ngủ. Nhưng thân thể rất tốt, tôi nghĩ sự huấn luyện trong sáu tháng đó vô cùng quan trọng, ngủ sớm dậy sớm.

Pháp sư Sám Vân lớn hơn tôi một giáp, chúng tôi đều là tuổi Mão, lớn hơn tôi một giáp, năm nay Ngài 92 tuổi, vẫn còn sống! Khi còn trẻ tuổi thì thân thể không tốt, là cái bình đựng thuốc, trong phòng của Ngài, bình lớn bình nhỏ tổng cộng xếp mấy chục bình, vậy mà có thể sống nhiều tuổi đến vậy. Cho nên, tôi đã nghĩ xem là nguyên nhân gì? Ngủ sớm dậy sớm, vô cùng có đạo lý. Tám giờ tối đã đi ngủ, sáng sớm tôi nghĩ hiện tại Ngài khoảng 2 giờ đã dậy rồi, cũng có thể là ba, bốn giờ đã dậy, đây là khẳng định. Cho nên trong đạo dưỡng sanh thì ngủ nghỉ được quan trọng hơn bất cứ thứ gì, không thể lơ là. Ngủ giờ Tí Ngọ rất quan trọng, chính là giờ Tí, 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng, là giờ quan trọng nhất. Bạn có thể đi ngủ trước 10 giờ, công việc quá nhiều thì để sáng sớm mai làm. Hiện nay tôi buổi tối đều là 10 giờ đi ngủ, rất tốt, dưỡng thành thói quen, buổi sáng tôi 4 giờ dậy. Bạn xem từ 4 giờ, đến 8 giờ sáng thì ăn sáng, là 4 tiếng đồng hồ, 4 tiếng này làm được rất nhiều việc
Category
Hòa Thượng Tịnh Không