Học Phật tuyệt đối không thể dùng sai tâm.Tâm nó như thế nào? Tâm là thanh tịnh, bình đẳng, giác ngộ
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 357
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Cho nên học Phật thành tựu được nhiều hay ít, đều ở chỗ chúng ta buông bỏ ít hay nhiều. Đây là kinh nghiệm tôi đạt được trong 60 năm học Phật. Quý vị buông bỏ càng nhiều thì quý vị đạt được càng nhiều, và ngộ được cũng nhiều. Bất luận ở phương diện nào quý vị cũng được đại tự tại. Bí quyết chính là buông bỏ. Quý vị không chịu buông bỏ, đó chính là nghiệp chướng, đó chính là phiền phức.
Chánh với chánh tương ưng, tà với tà tương ưng. Nên chánh tâm thành ý hết sức quan trọng! Ý phải thành, tâm phải chánh thì tà môn ngoại đạo sẽ không xâm nhập được. Thực tế mà nói thì họ cũng rất tôn trọng quý vị, quý vị là chánh nhân quân tử, không thể dễ dàng mạo phạm được. Nếu trong tâm có tư tưởng tà vạy, họ sẽ đến lôi kéo, đến quyến rũ, họ mong chúng ta đoạ ác đạo, chư Phật Bồ Tát mong chúng ta giải thoát, mong chúng ta thành Phật. Còn hàng ma vương ngoại đạo lại cầu cho chúng ta ở trong luân hồi lục đạo, cầu mong chúng ta đoạ vào trong ba đường ác, họ dụ chúng ta đi vào đó. Sức mạnh cám dỗ đó rất lớn, nó rất hiện thực, danh văn lợi dưỡng ngay trước mắt chúng ta. Người xưa nói danh cao nhiều lợi, quý vị có thể không động tâm sao? Tài sắc danh thực thuỳ để ngay trước mắt, nếu không động tâm thì tâm quý vị mới có thể đạt được sự chơn chánh. Nếu động tâm thì tâm sẽ bị tà nguỵ, tâm bị cong vạy thì ma liền nhập vào. Đối với điều này Phật có thể giúp được chăng? Không thể. Đức Phật là một vị thầy, thầy chỉ có thể dạy quý vị, nói ra chân tướng sự thật, thầy chỉ là người chỉ đường, nhưng phải tự ta đi, thầy không thể đi thay ta được. Điểm này quý vị nhất định phải hiểu! Phật pháp như vậy, thần đạo cũng như vậy.
Điều này trong kinh điển đại thừa nói rất rõ, trong đại thừa kinh điển nói: “tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, câu nói này rất quan trọng. Trong tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh, tâm thiện lương, tất cả đều phù hợp với thứ tự, không học cũng phù hợp, thật tuyệt diệu! Nếu tâm không bình thường, đã bị nhiễm ô, bây giờ là nhiễm ô nghiêm trọng. Cái gì là nhiễm ô? Tự tư tự lợi là nhiễm ô. Chư vị cần biết, trong tự tánh thanh tịnh không có tự tư tự lợi, không tìm thấy, cũng không có danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, thất tình lục dục, tham sân si mạn đều không có.
Tâm nó như thế nào? Trên đề kinh này nói rất rõ: tâm là thanh tịnh, bình đẳng, giác ngộ_thanh tịnh bình đẳng giác. Đây là chân tâm của mỗi người. Trong kinh Vô Lượng Thọ Đức Thế Tôn nói, thanh tịnh bình đẳng giác chính là danh hiệu của đức Phật A Di Đà. Tôi thường khuyên mọi người, đặc biệt là trong thời đại này, điều cần thiết nhất là phải thay đổi tâm. Đem Phật A Di Đà để trong tâm mình, tâm ta là Phật A Di Đà, Phật A Di Đà là tâm ta. Phật A Di Đà là gì? Chính là thanh tịnh bình đẳng giác. Hoặc là như trước đây tôi ở Mỹ thường nói chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi. Đây chính là Phật A Di Đà, chính là tâm vô thượng bồ đề. Nếu chúng ta khởi tâm động, phân biệt chấp trước là trái ngược với điều này, như vậy là sai. Tục ngữ nói là dụng tâm sai, quý vị dụng tâm bị sai. Học Phật tuyệt đối không thể dùng sai tâm. Kiến lập đạo tràng càng không thể dùng tâm sai. Tu hành dùng sai tâm là hại chính mình. Kiến lập đạo tràng mà dùng sai tâm thì thật đáng sợ, trách nhiệm nhân quả này rất lớn, chẳng những hại chúng sanh, mà còn dẫn dắt đại chúng sanh vào trong tà pháp, đó không phải là chánh pháp, mà mang trọng tội phá hoại chánh pháp. Khoảng 30 năm trước, chúng tôi đưa ra 20 chữ làm tiêu chuẩn tu hành của chính mình.
Giữ tâm, nghĩa là dụng tâm. Là chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi. Hành sự, đối nhân, xử thế, tiếp vật. Nhìn thấu, buông bỏ, tự tại, tuỳ duyên, niệm Phật. Hai mươi chữ này là khi còn ở Mỹ, tôi nhớ là vào niên đại 1980, tôi đã đề ra. Tâm có chủ định có sự lien quan rất lớn. Tà và chánh là y theo tiêu chuẩn này để phân biệt. Chân và vọng cũng theo tiêu chuẩn này để phân biệt. Tội phước vẫn là tiêu chuẩn này. Nếu tương ưng với tiêu chuẩn này là chánh, là thiện, là phước, còn trái với tiêu chuẩn này thì đó chính là tai hoạ.
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Cho nên học Phật thành tựu được nhiều hay ít, đều ở chỗ chúng ta buông bỏ ít hay nhiều. Đây là kinh nghiệm tôi đạt được trong 60 năm học Phật. Quý vị buông bỏ càng nhiều thì quý vị đạt được càng nhiều, và ngộ được cũng nhiều. Bất luận ở phương diện nào quý vị cũng được đại tự tại. Bí quyết chính là buông bỏ. Quý vị không chịu buông bỏ, đó chính là nghiệp chướng, đó chính là phiền phức.
Chánh với chánh tương ưng, tà với tà tương ưng. Nên chánh tâm thành ý hết sức quan trọng! Ý phải thành, tâm phải chánh thì tà môn ngoại đạo sẽ không xâm nhập được. Thực tế mà nói thì họ cũng rất tôn trọng quý vị, quý vị là chánh nhân quân tử, không thể dễ dàng mạo phạm được. Nếu trong tâm có tư tưởng tà vạy, họ sẽ đến lôi kéo, đến quyến rũ, họ mong chúng ta đoạ ác đạo, chư Phật Bồ Tát mong chúng ta giải thoát, mong chúng ta thành Phật. Còn hàng ma vương ngoại đạo lại cầu cho chúng ta ở trong luân hồi lục đạo, cầu mong chúng ta đoạ vào trong ba đường ác, họ dụ chúng ta đi vào đó. Sức mạnh cám dỗ đó rất lớn, nó rất hiện thực, danh văn lợi dưỡng ngay trước mắt chúng ta. Người xưa nói danh cao nhiều lợi, quý vị có thể không động tâm sao? Tài sắc danh thực thuỳ để ngay trước mắt, nếu không động tâm thì tâm quý vị mới có thể đạt được sự chơn chánh. Nếu động tâm thì tâm sẽ bị tà nguỵ, tâm bị cong vạy thì ma liền nhập vào. Đối với điều này Phật có thể giúp được chăng? Không thể. Đức Phật là một vị thầy, thầy chỉ có thể dạy quý vị, nói ra chân tướng sự thật, thầy chỉ là người chỉ đường, nhưng phải tự ta đi, thầy không thể đi thay ta được. Điểm này quý vị nhất định phải hiểu! Phật pháp như vậy, thần đạo cũng như vậy.
Điều này trong kinh điển đại thừa nói rất rõ, trong đại thừa kinh điển nói: “tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, câu nói này rất quan trọng. Trong tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh, tâm thiện lương, tất cả đều phù hợp với thứ tự, không học cũng phù hợp, thật tuyệt diệu! Nếu tâm không bình thường, đã bị nhiễm ô, bây giờ là nhiễm ô nghiêm trọng. Cái gì là nhiễm ô? Tự tư tự lợi là nhiễm ô. Chư vị cần biết, trong tự tánh thanh tịnh không có tự tư tự lợi, không tìm thấy, cũng không có danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, thất tình lục dục, tham sân si mạn đều không có.
Tâm nó như thế nào? Trên đề kinh này nói rất rõ: tâm là thanh tịnh, bình đẳng, giác ngộ_thanh tịnh bình đẳng giác. Đây là chân tâm của mỗi người. Trong kinh Vô Lượng Thọ Đức Thế Tôn nói, thanh tịnh bình đẳng giác chính là danh hiệu của đức Phật A Di Đà. Tôi thường khuyên mọi người, đặc biệt là trong thời đại này, điều cần thiết nhất là phải thay đổi tâm. Đem Phật A Di Đà để trong tâm mình, tâm ta là Phật A Di Đà, Phật A Di Đà là tâm ta. Phật A Di Đà là gì? Chính là thanh tịnh bình đẳng giác. Hoặc là như trước đây tôi ở Mỹ thường nói chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi. Đây chính là Phật A Di Đà, chính là tâm vô thượng bồ đề. Nếu chúng ta khởi tâm động, phân biệt chấp trước là trái ngược với điều này, như vậy là sai. Tục ngữ nói là dụng tâm sai, quý vị dụng tâm bị sai. Học Phật tuyệt đối không thể dùng sai tâm. Kiến lập đạo tràng càng không thể dùng tâm sai. Tu hành dùng sai tâm là hại chính mình. Kiến lập đạo tràng mà dùng sai tâm thì thật đáng sợ, trách nhiệm nhân quả này rất lớn, chẳng những hại chúng sanh, mà còn dẫn dắt đại chúng sanh vào trong tà pháp, đó không phải là chánh pháp, mà mang trọng tội phá hoại chánh pháp. Khoảng 30 năm trước, chúng tôi đưa ra 20 chữ làm tiêu chuẩn tu hành của chính mình.
Giữ tâm, nghĩa là dụng tâm. Là chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi. Hành sự, đối nhân, xử thế, tiếp vật. Nhìn thấu, buông bỏ, tự tại, tuỳ duyên, niệm Phật. Hai mươi chữ này là khi còn ở Mỹ, tôi nhớ là vào niên đại 1980, tôi đã đề ra. Tâm có chủ định có sự lien quan rất lớn. Tà và chánh là y theo tiêu chuẩn này để phân biệt. Chân và vọng cũng theo tiêu chuẩn này để phân biệt. Tội phước vẫn là tiêu chuẩn này. Nếu tương ưng với tiêu chuẩn này là chánh, là thiện, là phước, còn trái với tiêu chuẩn này thì đó chính là tai hoạ.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không