Học Phật không có gì khác, chính là buông bỏ. Nhìn thấu triệt là trí huệ, buông xả là định công...
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 75
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Trí huệ có thể giải quyết tất cả vấn đề. Không riêng gì vấn đề trong cuộc sống hằng ngày, thế nên thì tiểu địa cầu này có đáng là bao? Biến pháp giới hư không giới, đại trí tuệ! Đức Phật nói người người đều có, không phải chỉ mình ngài có. Tất cả chúng sanh đều có đức tướng trí tuệ của Như lai, nhưng vì vọng tưởng chấp trước mà không thể chứng đắc. Quý vị xem, ở đây nói rất rỏ ràng rất minh bạch. Cái này có thể không trừ diệt sao ? Học Phật không có gì khác, chính là buông bỏ.
Nên tôi cảm ân Chương Gia Đại Sư. Chúng tôi ngày đầu tiên gặp mặt, tôi liền hỏi Đại Sư một vấn đề. Tôi nói, tôi từ thầy Phương mà biết Phật pháp vô cùng thù thắng, thật là đại học vấn, là triết học cao nhất, vậy có phương pháp nào có thể thâm nhập thật nhanh không? Tôi đưa ra vấn đề này. Vấn đề này đề ra thật là đại học vấn. Chương Gia Đại Sư nhìn tôi, mới ngày đầu tiên gặp mặt, tôi cũng nhìn Đại Sư, tôi nhìn đại sư đợi ngài trả lời . Nhìn bao lâu? Nhìn nữa giờ đồng hồ, không nói một câu nào. Đến mười mấy năm sau tôi mới hiểu được, đó là một phương pháp dạy học cao minh đặc thù.
Vì sao ? Chúng ta còn trẻ, tâm động khí loạn. Khi ta đang tâm động khí loạn, mà nói thì cũng như gió thổi bên tai, nghe tai này lọt qua tai khác, không có lợi ích. Nữa tiếng thời gian, Ngài nhìn tôi, tôi nhìn lại ngài, tâm định rồi, nữa tiếng đồng hồ đã trấn tĩnh rồi. Đại sư muốn để tôi thật sự định lại mới nói chuyện với tôi. Có một chút hiện tượng nông nổi, ngài sẽ không nói chuyện. Sau đó tôi theo Chưng Gia Đại Sư ba năm, mổi tuần hai tiếng đều ở trong thiền định, nói chuyện không nhiều, nhưng đã cho tôi ấn tượng rất sâu, cả đời cũng không quên được.
Sau khi đợi khoảng nữa tiếng, Đai sư chỉ nói một chữ “có”, chữ có này làm cho tôi biến động, trong tâm lập tức chấn động. Rồi ngài lại tiếp tục không nói nữa. Thời gian lần này ngắn một chút, khoảng bảy tám phút, trầm mặc bảy tám phút. Rồi sau đó rất chậm, nói từng chử từng chữ một “nhìn phải thấu, buông phải được”. Chỉ nói với tôi sáu chữ. Tuy là hai tiếng đồng hồ nhưng trên thực tế nói chuyện không nhiều, không vượt qua hai mươi câu. Đại sư nói chuyện rất chậm, nhất định nhìn thấy ta không còn trạng thái xao động, lúc đó ngài mới nói. Còn một chút xao động, thì ngài sẽ nhìn chúng ta mà không nói gì.
Hôm đó tôi ra đi, đây là lần đầu tiên Đại Sư đưa tôi đến cổng, vổ vai tôi và nói: “tôi hôm nay nói với bạn sáu chữ, bạn phải đi làm cho tốt trong sáu năm”. Tôi thật sự đã nghe lời, thật đã hạ công phu ở chổ nhìn thấu và buông bỏ. Ý nghĩa buông bỏ thật quá sâu quá rộng, lúc đó tôi lãnh hội được rất nông cạn, nhưng phải làm, từ nơi chổ buông bỏ bắt đầu làm. Buông bỏ giúp ta nhìn thấu triệt, nhìn thấu triệt giúp ta buông xả. Nhìn thấu triệt là trí huệ, buông xả là định công, trở lại cái thanh tịnh bình đẳng giác. Giác là nhìn thấu, thanh tịnh bình đẳng là buông bỏ, đây là công phu thật mà trong kinh điển ta học được. Nếu có thể ứng dụng trong cuộc sống, thì rất lợi ích, thật là pháp hỷ sung mãn.
Sáu mươi năm lại đây, đối với tôi cũng không phải là con đường rất bình thản, mà gập nghềnh trắc trở, chướng ngại trùng trùng, nhưng đều thông qua. Làm sao để thông qua ? Buông xã thì sẽ thông qua, đừng chấp trước. Thuận cảnh không nên tham luyến, phải buông xã tham luyến. Còn nghịch cảnh thì phải buông bỏ sân nhuế, vĩnh viễn duy trì tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, đây gọi là đạo. Không nên bị cảnh giới bên ngoài làm lay chuyển, gọi đó là công phu. Nói theo cách nói hiện nay là không bị hoàn cảnh bên ngoài làm ảnh hưởng. Hoàn cảnh thì không có cách nào để ly khai, chỉ yêu cầu ta không bị nó ảnh hưởng, không bị hoàn cảnh lay chuyển_ trí tuệ đã khai rồi.
Điều kiện đầu tiên là phải nhẫn nhục, phải chịu thiệt thòi. Không thể nhẫn là không được, nếu sợ thiệt thòi cũng làm không được, tâm của ta cũng sẽ không bao giờ định được. Nên cổ nhân nói rất hay, thiệt thòi là phước, một chút cũng không sai. Đâu đâu đều phải nhường người khác, nhất định không nên bỏ trong tâm. Tâm của ta mới phóng quang, mới chiếu kiến. Cái gì cũng so đo tính toán là không xong, là sai, tâm của ta sẽ loạn, trí tuệ của bạn cũng không còn.
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Trí huệ có thể giải quyết tất cả vấn đề. Không riêng gì vấn đề trong cuộc sống hằng ngày, thế nên thì tiểu địa cầu này có đáng là bao? Biến pháp giới hư không giới, đại trí tuệ! Đức Phật nói người người đều có, không phải chỉ mình ngài có. Tất cả chúng sanh đều có đức tướng trí tuệ của Như lai, nhưng vì vọng tưởng chấp trước mà không thể chứng đắc. Quý vị xem, ở đây nói rất rỏ ràng rất minh bạch. Cái này có thể không trừ diệt sao ? Học Phật không có gì khác, chính là buông bỏ.
Nên tôi cảm ân Chương Gia Đại Sư. Chúng tôi ngày đầu tiên gặp mặt, tôi liền hỏi Đại Sư một vấn đề. Tôi nói, tôi từ thầy Phương mà biết Phật pháp vô cùng thù thắng, thật là đại học vấn, là triết học cao nhất, vậy có phương pháp nào có thể thâm nhập thật nhanh không? Tôi đưa ra vấn đề này. Vấn đề này đề ra thật là đại học vấn. Chương Gia Đại Sư nhìn tôi, mới ngày đầu tiên gặp mặt, tôi cũng nhìn Đại Sư, tôi nhìn đại sư đợi ngài trả lời . Nhìn bao lâu? Nhìn nữa giờ đồng hồ, không nói một câu nào. Đến mười mấy năm sau tôi mới hiểu được, đó là một phương pháp dạy học cao minh đặc thù.
Vì sao ? Chúng ta còn trẻ, tâm động khí loạn. Khi ta đang tâm động khí loạn, mà nói thì cũng như gió thổi bên tai, nghe tai này lọt qua tai khác, không có lợi ích. Nữa tiếng thời gian, Ngài nhìn tôi, tôi nhìn lại ngài, tâm định rồi, nữa tiếng đồng hồ đã trấn tĩnh rồi. Đại sư muốn để tôi thật sự định lại mới nói chuyện với tôi. Có một chút hiện tượng nông nổi, ngài sẽ không nói chuyện. Sau đó tôi theo Chưng Gia Đại Sư ba năm, mổi tuần hai tiếng đều ở trong thiền định, nói chuyện không nhiều, nhưng đã cho tôi ấn tượng rất sâu, cả đời cũng không quên được.
Sau khi đợi khoảng nữa tiếng, Đai sư chỉ nói một chữ “có”, chữ có này làm cho tôi biến động, trong tâm lập tức chấn động. Rồi ngài lại tiếp tục không nói nữa. Thời gian lần này ngắn một chút, khoảng bảy tám phút, trầm mặc bảy tám phút. Rồi sau đó rất chậm, nói từng chử từng chữ một “nhìn phải thấu, buông phải được”. Chỉ nói với tôi sáu chữ. Tuy là hai tiếng đồng hồ nhưng trên thực tế nói chuyện không nhiều, không vượt qua hai mươi câu. Đại sư nói chuyện rất chậm, nhất định nhìn thấy ta không còn trạng thái xao động, lúc đó ngài mới nói. Còn một chút xao động, thì ngài sẽ nhìn chúng ta mà không nói gì.
Hôm đó tôi ra đi, đây là lần đầu tiên Đại Sư đưa tôi đến cổng, vổ vai tôi và nói: “tôi hôm nay nói với bạn sáu chữ, bạn phải đi làm cho tốt trong sáu năm”. Tôi thật sự đã nghe lời, thật đã hạ công phu ở chổ nhìn thấu và buông bỏ. Ý nghĩa buông bỏ thật quá sâu quá rộng, lúc đó tôi lãnh hội được rất nông cạn, nhưng phải làm, từ nơi chổ buông bỏ bắt đầu làm. Buông bỏ giúp ta nhìn thấu triệt, nhìn thấu triệt giúp ta buông xả. Nhìn thấu triệt là trí huệ, buông xả là định công, trở lại cái thanh tịnh bình đẳng giác. Giác là nhìn thấu, thanh tịnh bình đẳng là buông bỏ, đây là công phu thật mà trong kinh điển ta học được. Nếu có thể ứng dụng trong cuộc sống, thì rất lợi ích, thật là pháp hỷ sung mãn.
Sáu mươi năm lại đây, đối với tôi cũng không phải là con đường rất bình thản, mà gập nghềnh trắc trở, chướng ngại trùng trùng, nhưng đều thông qua. Làm sao để thông qua ? Buông xã thì sẽ thông qua, đừng chấp trước. Thuận cảnh không nên tham luyến, phải buông xã tham luyến. Còn nghịch cảnh thì phải buông bỏ sân nhuế, vĩnh viễn duy trì tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, đây gọi là đạo. Không nên bị cảnh giới bên ngoài làm lay chuyển, gọi đó là công phu. Nói theo cách nói hiện nay là không bị hoàn cảnh bên ngoài làm ảnh hưởng. Hoàn cảnh thì không có cách nào để ly khai, chỉ yêu cầu ta không bị nó ảnh hưởng, không bị hoàn cảnh lay chuyển_ trí tuệ đã khai rồi.
Điều kiện đầu tiên là phải nhẫn nhục, phải chịu thiệt thòi. Không thể nhẫn là không được, nếu sợ thiệt thòi cũng làm không được, tâm của ta cũng sẽ không bao giờ định được. Nên cổ nhân nói rất hay, thiệt thòi là phước, một chút cũng không sai. Đâu đâu đều phải nhường người khác, nhất định không nên bỏ trong tâm. Tâm của ta mới phóng quang, mới chiếu kiến. Cái gì cũng so đo tính toán là không xong, là sai, tâm của ta sẽ loạn, trí tuệ của bạn cũng không còn.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không