Học không phân biệt, không chấp trước, quí vị sẽ khai trí tuệ, quí vị sẽ đắc định. Nên nghe..nên học
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 168
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Chúng ta hạ công phu trên điều này. Học được những gì ? Học không phân biệt, không chấp trước, quí vị sẽ khai trí tuệ, quí vị sẽ đắc định, định này gọi là tam muội.
Ta học Kinh Vô Lượng Thọ, mỗi ngày ta vô cùng chăm chỉ học tập, không phân biệt, không chấp trước, quí vị đạt được tam muội của Kinh Vô Lượng Thọ, tam muội này cũng gọi là niệm Phật tam muội. Quí vị nghiên cứu Kinh Hoa Nghiêm rất dụng công, vô cùng nghiêm túc, thậm chí đối với một chữ, đối với một từ, đều tra rất rõ ràng. Sau khi tra cứu xong trong tâm không chấp trước, không phân biệt, quí vị đạt được Hoa nghiêm tam muội. Quí vị sẽ khai ngộ. Chứng tỏ điều gì? Chứng tỏ quí vị không bị cảnh giới bên ngoài chi phối. Quí vị ngày ngày tiếp xúc với cảnh giới này, ở trong cảnh giới này mà không bị nó làm ảnh hưởng. Đây gọi là công phu. Rất nhiều người học Phật, học một đời, rất dụng công, rất giỏi ăn nói, trước tác viết lách, vì sao lúc ra đi ngay cả tướng lành cũng không nhìn thấy. Nguyên nhân là gì? Lúc họ học tập, họ chưa buông bỏ phân biệt chấp trước, chính là ở điểm này. Chưa buông bỏ phân biệt chấp trước là phàm phu. Phàm phu học Phật thì được những gì? là Phật học thường thức, là tri thức Phật học, không có tam muội, càng không có trí tuệ. Cho nên điều này cũng gọi là diệu pháp. Người biết không nhiều, có thể dùng được thì càng ít hơn. Phải biết dùng! Không thể không chăm chỉ, không thể không nỗ lực. Chăm chỉ nỗ lực là tiêu nghiệp chướng bản thân. Nhưng sách vừa gấp lại, tâm địa thanh tịnh, sạch sẽ thanh tịnh. Người ta hỏi tôi tôi biết, không hỏi tôi không biết. Học Phật như vậy là như pháp. Tâm địa thanh tịnh, nên nhớ nửa phần sau của kinh đề chúng ta là năm chữ “thanh tịnh bình đẳng giác”. “Thanh tịnh bình đẳng giác” là nhân. “Đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm” là quả báo, Đại thừa là trí tuệ, vô lượng thọ là đức, trang nghiêm là tướng. Quí vị xem trí tuệ, đức tướng, đó là quả. Từ đâu đến? Từ thanh tịnh bình đẳng giác đến. Thanh tịnh bình đẳng giác là tánh đức. Cho nên chư vị tỉ mỉ để lãnh hội quí vị liền hiểu được. Nếu như chúng ta học rồi vẫn thường đọc đến, vẫn thường thường không quên, vẫn thường thường đang phân biệt chấp trước, thì tâm thanh tịnh của quí vị không còn nữa. Tám vạn bốn ngàn pháp môn, nghiên cứu kinh giáo là một môn ở trong đó. Bất cứ pháp môn nào đều không thể chấp tướng. Chấp tướng này chính là chấp trước, không thể chấp trước, càng hướng lên cao hơn chút nữa là không thể phân biệt, không chấp tướng quí vị được tâm thanh tịnh, không phân biệt quí vị được tâm bình đẳng. Tâm bình đẳng cao hơn tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh liền sanh trí tuệ, hà huống là bình đẳng. Vậy là sanh đại trí tuệ. Đây là bí quyết tu học Phật Pháp. Nên nhớ kỹ cổ nhân thường nhắc nhở chúng ta, người thực sự tu hành bớt việc. Biết việc ít thì phiền não ít, biết người nhiều việc thị phi nhiều. Vì sao người thực sự tu hành, họ phải ở trong núi, cách tuyệt với bên ngoài? Đó chính là biết việc càng ít càng tốt. Vì sao vậy? Phàm phu quí vị sẽ bị hoàn cảnh bên ngoài chi phối. Lúc không bị chi phối, đó là định lực tương đối khá, tương đối có công phu.
Dùng thân thể này, đem Phật Pháp giới thiệu cho người khác, là lợi tha.
Giới thiệu cho người khác, phương pháp thứ nhất là bản thân làm được gương tốt cho mọi người xem. Thân hành ngôn giáo, nhất định bản thân phải làm được trước. Quí vị xem Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Pháp năm xưa tại thế, Ngài hoàn toàn đã làm được! Không làm được mà chỉ nói người ta sẽ không tin quí vị, quí vị phải làm được nó, thực hành cho được thập thiện, thực hành cho được tam quy, thực hành cho được ngũ giới, thực hành cho được lục hòa kính. Bồ Tát lục ba la mật, Bồ Tát Phổ Hiền thập nguyện, 48 nguyện của A Di Đà Phật trong bản kinh này đều thực hành được, đây là thực sự tục Phật huệ mạng, hoằng pháp lợi sanh. Bản thân không làm thì sao được?
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Chúng ta hạ công phu trên điều này. Học được những gì ? Học không phân biệt, không chấp trước, quí vị sẽ khai trí tuệ, quí vị sẽ đắc định, định này gọi là tam muội.
Ta học Kinh Vô Lượng Thọ, mỗi ngày ta vô cùng chăm chỉ học tập, không phân biệt, không chấp trước, quí vị đạt được tam muội của Kinh Vô Lượng Thọ, tam muội này cũng gọi là niệm Phật tam muội. Quí vị nghiên cứu Kinh Hoa Nghiêm rất dụng công, vô cùng nghiêm túc, thậm chí đối với một chữ, đối với một từ, đều tra rất rõ ràng. Sau khi tra cứu xong trong tâm không chấp trước, không phân biệt, quí vị đạt được Hoa nghiêm tam muội. Quí vị sẽ khai ngộ. Chứng tỏ điều gì? Chứng tỏ quí vị không bị cảnh giới bên ngoài chi phối. Quí vị ngày ngày tiếp xúc với cảnh giới này, ở trong cảnh giới này mà không bị nó làm ảnh hưởng. Đây gọi là công phu. Rất nhiều người học Phật, học một đời, rất dụng công, rất giỏi ăn nói, trước tác viết lách, vì sao lúc ra đi ngay cả tướng lành cũng không nhìn thấy. Nguyên nhân là gì? Lúc họ học tập, họ chưa buông bỏ phân biệt chấp trước, chính là ở điểm này. Chưa buông bỏ phân biệt chấp trước là phàm phu. Phàm phu học Phật thì được những gì? là Phật học thường thức, là tri thức Phật học, không có tam muội, càng không có trí tuệ. Cho nên điều này cũng gọi là diệu pháp. Người biết không nhiều, có thể dùng được thì càng ít hơn. Phải biết dùng! Không thể không chăm chỉ, không thể không nỗ lực. Chăm chỉ nỗ lực là tiêu nghiệp chướng bản thân. Nhưng sách vừa gấp lại, tâm địa thanh tịnh, sạch sẽ thanh tịnh. Người ta hỏi tôi tôi biết, không hỏi tôi không biết. Học Phật như vậy là như pháp. Tâm địa thanh tịnh, nên nhớ nửa phần sau của kinh đề chúng ta là năm chữ “thanh tịnh bình đẳng giác”. “Thanh tịnh bình đẳng giác” là nhân. “Đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm” là quả báo, Đại thừa là trí tuệ, vô lượng thọ là đức, trang nghiêm là tướng. Quí vị xem trí tuệ, đức tướng, đó là quả. Từ đâu đến? Từ thanh tịnh bình đẳng giác đến. Thanh tịnh bình đẳng giác là tánh đức. Cho nên chư vị tỉ mỉ để lãnh hội quí vị liền hiểu được. Nếu như chúng ta học rồi vẫn thường đọc đến, vẫn thường thường không quên, vẫn thường thường đang phân biệt chấp trước, thì tâm thanh tịnh của quí vị không còn nữa. Tám vạn bốn ngàn pháp môn, nghiên cứu kinh giáo là một môn ở trong đó. Bất cứ pháp môn nào đều không thể chấp tướng. Chấp tướng này chính là chấp trước, không thể chấp trước, càng hướng lên cao hơn chút nữa là không thể phân biệt, không chấp tướng quí vị được tâm thanh tịnh, không phân biệt quí vị được tâm bình đẳng. Tâm bình đẳng cao hơn tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh liền sanh trí tuệ, hà huống là bình đẳng. Vậy là sanh đại trí tuệ. Đây là bí quyết tu học Phật Pháp. Nên nhớ kỹ cổ nhân thường nhắc nhở chúng ta, người thực sự tu hành bớt việc. Biết việc ít thì phiền não ít, biết người nhiều việc thị phi nhiều. Vì sao người thực sự tu hành, họ phải ở trong núi, cách tuyệt với bên ngoài? Đó chính là biết việc càng ít càng tốt. Vì sao vậy? Phàm phu quí vị sẽ bị hoàn cảnh bên ngoài chi phối. Lúc không bị chi phối, đó là định lực tương đối khá, tương đối có công phu.
Dùng thân thể này, đem Phật Pháp giới thiệu cho người khác, là lợi tha.
Giới thiệu cho người khác, phương pháp thứ nhất là bản thân làm được gương tốt cho mọi người xem. Thân hành ngôn giáo, nhất định bản thân phải làm được trước. Quí vị xem Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Pháp năm xưa tại thế, Ngài hoàn toàn đã làm được! Không làm được mà chỉ nói người ta sẽ không tin quí vị, quí vị phải làm được nó, thực hành cho được thập thiện, thực hành cho được tam quy, thực hành cho được ngũ giới, thực hành cho được lục hòa kính. Bồ Tát lục ba la mật, Bồ Tát Phổ Hiền thập nguyện, 48 nguyện của A Di Đà Phật trong bản kinh này đều thực hành được, đây là thực sự tục Phật huệ mạng, hoằng pháp lợi sanh. Bản thân không làm thì sao được?
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không