Học dùng chân tâm không dùng vọng tâm. Dùng sai tâm, học hoài, học mãi cứ lòng vòng trong lục đạo.
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 294
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Bây giờ tôi đọc sách mỗi ngày khoảng bốn tiếng, ở đây cùng chia sẻ với mọi người cũng bốn tiếng, thời gian còn lại là niệm Phật, lạy Phật. Cuộc sống của tôi rất đơn giản, các hoạt động bên ngoài tôi đều không tham dự nữa, hoạt động trong nhà tôi cũng không tham dự, cuộc sống càng đơn giản càng tốt. Trong thời đại hiện tại, học Phật cần phải như vậy. “Đều là thường pháp, không thể thay đổi, không có gì khiếm khuyết”. Cuộc sống ngày nay của chúng ta rất đơn giản, đây gọi là đầy đủ quỷ phạm.
Lúc Đức Thế Tôn còn tại thế, những gì ngài làm mô phạm cho chúng ta, đều có trong kinh điển. Chúng ta cần phải quan sát thật nhiều, lãnh hội thật nhiều, nhất định là tấm gương tốt nhất. Bồ Tát và chư vị tổ sư đại đức đều không sánh bằng. Tuy chúng ta không làm được, nhưng tâm luôn khát ngưỡng, như vậy mới là đệ tử chân thật của Như Lai.
Chúng ta xem tiếp đoạn thứ hai: “Quán pháp như hóa, là quán tất cả đều như huyễn hóa”. Bên dưới phân ra nói, “quán là tên khác của trí”. Trong nhà Phật rất ít nhìn thấy nghiên cứu, vì sao vậy? Vì nghiên cứu là dùng thức, không phải dùng trí. Nghiên cứu là dùng tâm phân biệt, dùng đệ lục ý thức. Quán không phải vậy, quán là dùng trí tuệ. Trí tuệ phải như thế nào? Phải lìa tâm ý thức. Vì thế Phật giáo gọi là tham, không gọi nghiên cứu, gọi là tham cứu. Cứu nghĩa là thấu triệt, thấu triệt như thế nào? Tham thấu triệt, không phải nghiên cứu thấu triệt.
Lìa tâm ý thức, tâm là a lại da, a lại da để lại ấn tượng. Ngày nay chúng ta gọi là ký tánh, ký ức, ký ức là a lại da, rơi lại chủng tử trong a lại da. Đây chính là ký ức, đây là tâm, vọng tâm, không phải chân tâm. Ý là mạt na, mạt na là chấp trước. Đệ lục ý thức là phân biệt. Lìa tâm ý thức tức là không dùng phân biệt, không dùng chấp trước, không lưu lại ấn tượng, đây gọi là tham. Thiền phải tham, tham thiền, học cũng phải tham, tham học.
Bây giờ chúng ta không dùng tham, chúng ta là dùng nghiên. Nghiên tới nghiên lui, bất luận nghiên cứu bao lâu, kết quả của nó đều là tri thức, không phải trí tuệ, phải hiểu điều này. Tri thức làm việc không liên quan đến trí tuệ, nếu dùng tham, đó là trí tuệ, tham nó sẽ khai ngộ. Tiểu ngộ, đại ngộ, đại triệt đại ngộ, nó sẽ khai ngộ.
Đặc biệt là người học đại thừa, không thể không biết, nếu không biết dùng sai tâm. Dùng sai tâm, học hoài học mãi không rời lục đạo, cứ lòng vòng trong lục đạo, vĩnh viễn không rời phiền não. Trong nghiên cứu có phiền não, tham viễn ly phiền não, sanh trí tuệ không sanh phiền não. Nếu hiểu được vấn đề này, trong cuộc sống hằng ngày, đối với người, đối với sự, đối với vật, không có chấp trước, không có phân biệt, không rơi ấn tượng. Đây thật sự là trang nghiêm chúng hạnh, đầy đủ quỷ phạm.
Nếu còn dùng tâm ý thức, ngày ngày dùng nó. Thật ra gọi tâm ý thức dùng thành thói quen, dùng nó trong vô tri vô giác, từ đời đời kiếp kiếp dùng đến hôm nay. Ta có thể vứt bỏ nó chăng? Khó! Nếu không gặp được chân thiện tri thức. Thiện tri thức nói rõ ràng minh bạch vấn đề này, ta nghe hiểu, khai ngộ. Mới biết rằng, những gì trước đây mình học là sai, vì sao không tiến bộ? Bây giờ tôi thật sự phải buông bỏ. Bắt đầu buông bỏ, không có cách nào buông bỏ hoàn toàn, buông bỏ mấy phần mấy, tốt! Buông bỏ một phần có một phần lợi ích, buông bỏ hai phần có hai phần lợi ích. Trong vọng có chân, tôi khởi tâm động niệm 99% là vọng, còn có một niệm là chân, điều đó rất đáng quý. Hy vọng chân này tăng trưởng theo mỗi năm. Sang năm có hai ba phần, năm sau có năm sáu phần, đó là điều đáng quý. Nếu chân vọng có thể đạt đến tỷ lệ, 50/50, quý vị có niềm tin thành tựu.
Học dùng chân tâm không dùng vọng tâm, nhưng trong xã hội hiện thực, dùng chân tâm hình như luôn gặp thua thiệt. Quý vị đừng sợ, đây chính là Thế Tôn nói: “lấy khổ làm thầy”. Đừng sợ thiệt thòi, đừng sợ mắc lừa, đừng sợ khổ, cứ mạnh dạn đi tiếp, sau cùng như thế nào? Hết khổ đến vui, ta được khai ngộ, thành Phật, thành Bồ Tát. Chẳng những bản thân vượt thoát mười pháp giới, mà còn lợi ích những chúng sanh có nhân duyên. Họ đạt được Phật pháp từ chúng ta, họ cũng học được.
Những điều này là việc tốt, nhưng cũng đừng để trong lòng, vĩnh viễn giữ tâm thanh tịnh, vĩnh viễn giữ tâm bình đẳng. Tâm hành mình tương ưng với đạo, tương ưng với tánh đức, sau đó xem tiếp bộ kinh này. Học không cần nhiều, chỉ bộ kinh này là đủ, trong bộ kinh này ta nhận ra vô lượng nghĩa. Nhận ra vô lượng nghĩa, mới có thể y giáo phụng hành, mới có thể được pháp hỷ sung mãn. Tín tâm, nguyện tâm mới kiên định không thay đổi, bất biến. Đối với thành tựu trong đời này ta nắm bắt chắc chắn, không còn hoài nghi nữa. Trì giới, chịu khổ không uổng phí. Ta sẽ cám ơn Đức Phật, ngài đã cứu con. Ta đạt được lợi ích vô cùng thù thắng của đại thừa, thấy tất cả pháp đúng là như huyễn như hóa. Có thể thấy được điều này là trí tuệ khai phát. Trí tuệ chưa khai, tập khí phiền não, thấy thế gian này đều là thật. Điều này đáng yêu, điều kia đáng hận.
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Bây giờ tôi đọc sách mỗi ngày khoảng bốn tiếng, ở đây cùng chia sẻ với mọi người cũng bốn tiếng, thời gian còn lại là niệm Phật, lạy Phật. Cuộc sống của tôi rất đơn giản, các hoạt động bên ngoài tôi đều không tham dự nữa, hoạt động trong nhà tôi cũng không tham dự, cuộc sống càng đơn giản càng tốt. Trong thời đại hiện tại, học Phật cần phải như vậy. “Đều là thường pháp, không thể thay đổi, không có gì khiếm khuyết”. Cuộc sống ngày nay của chúng ta rất đơn giản, đây gọi là đầy đủ quỷ phạm.
Lúc Đức Thế Tôn còn tại thế, những gì ngài làm mô phạm cho chúng ta, đều có trong kinh điển. Chúng ta cần phải quan sát thật nhiều, lãnh hội thật nhiều, nhất định là tấm gương tốt nhất. Bồ Tát và chư vị tổ sư đại đức đều không sánh bằng. Tuy chúng ta không làm được, nhưng tâm luôn khát ngưỡng, như vậy mới là đệ tử chân thật của Như Lai.
Chúng ta xem tiếp đoạn thứ hai: “Quán pháp như hóa, là quán tất cả đều như huyễn hóa”. Bên dưới phân ra nói, “quán là tên khác của trí”. Trong nhà Phật rất ít nhìn thấy nghiên cứu, vì sao vậy? Vì nghiên cứu là dùng thức, không phải dùng trí. Nghiên cứu là dùng tâm phân biệt, dùng đệ lục ý thức. Quán không phải vậy, quán là dùng trí tuệ. Trí tuệ phải như thế nào? Phải lìa tâm ý thức. Vì thế Phật giáo gọi là tham, không gọi nghiên cứu, gọi là tham cứu. Cứu nghĩa là thấu triệt, thấu triệt như thế nào? Tham thấu triệt, không phải nghiên cứu thấu triệt.
Lìa tâm ý thức, tâm là a lại da, a lại da để lại ấn tượng. Ngày nay chúng ta gọi là ký tánh, ký ức, ký ức là a lại da, rơi lại chủng tử trong a lại da. Đây chính là ký ức, đây là tâm, vọng tâm, không phải chân tâm. Ý là mạt na, mạt na là chấp trước. Đệ lục ý thức là phân biệt. Lìa tâm ý thức tức là không dùng phân biệt, không dùng chấp trước, không lưu lại ấn tượng, đây gọi là tham. Thiền phải tham, tham thiền, học cũng phải tham, tham học.
Bây giờ chúng ta không dùng tham, chúng ta là dùng nghiên. Nghiên tới nghiên lui, bất luận nghiên cứu bao lâu, kết quả của nó đều là tri thức, không phải trí tuệ, phải hiểu điều này. Tri thức làm việc không liên quan đến trí tuệ, nếu dùng tham, đó là trí tuệ, tham nó sẽ khai ngộ. Tiểu ngộ, đại ngộ, đại triệt đại ngộ, nó sẽ khai ngộ.
Đặc biệt là người học đại thừa, không thể không biết, nếu không biết dùng sai tâm. Dùng sai tâm, học hoài học mãi không rời lục đạo, cứ lòng vòng trong lục đạo, vĩnh viễn không rời phiền não. Trong nghiên cứu có phiền não, tham viễn ly phiền não, sanh trí tuệ không sanh phiền não. Nếu hiểu được vấn đề này, trong cuộc sống hằng ngày, đối với người, đối với sự, đối với vật, không có chấp trước, không có phân biệt, không rơi ấn tượng. Đây thật sự là trang nghiêm chúng hạnh, đầy đủ quỷ phạm.
Nếu còn dùng tâm ý thức, ngày ngày dùng nó. Thật ra gọi tâm ý thức dùng thành thói quen, dùng nó trong vô tri vô giác, từ đời đời kiếp kiếp dùng đến hôm nay. Ta có thể vứt bỏ nó chăng? Khó! Nếu không gặp được chân thiện tri thức. Thiện tri thức nói rõ ràng minh bạch vấn đề này, ta nghe hiểu, khai ngộ. Mới biết rằng, những gì trước đây mình học là sai, vì sao không tiến bộ? Bây giờ tôi thật sự phải buông bỏ. Bắt đầu buông bỏ, không có cách nào buông bỏ hoàn toàn, buông bỏ mấy phần mấy, tốt! Buông bỏ một phần có một phần lợi ích, buông bỏ hai phần có hai phần lợi ích. Trong vọng có chân, tôi khởi tâm động niệm 99% là vọng, còn có một niệm là chân, điều đó rất đáng quý. Hy vọng chân này tăng trưởng theo mỗi năm. Sang năm có hai ba phần, năm sau có năm sáu phần, đó là điều đáng quý. Nếu chân vọng có thể đạt đến tỷ lệ, 50/50, quý vị có niềm tin thành tựu.
Học dùng chân tâm không dùng vọng tâm, nhưng trong xã hội hiện thực, dùng chân tâm hình như luôn gặp thua thiệt. Quý vị đừng sợ, đây chính là Thế Tôn nói: “lấy khổ làm thầy”. Đừng sợ thiệt thòi, đừng sợ mắc lừa, đừng sợ khổ, cứ mạnh dạn đi tiếp, sau cùng như thế nào? Hết khổ đến vui, ta được khai ngộ, thành Phật, thành Bồ Tát. Chẳng những bản thân vượt thoát mười pháp giới, mà còn lợi ích những chúng sanh có nhân duyên. Họ đạt được Phật pháp từ chúng ta, họ cũng học được.
Những điều này là việc tốt, nhưng cũng đừng để trong lòng, vĩnh viễn giữ tâm thanh tịnh, vĩnh viễn giữ tâm bình đẳng. Tâm hành mình tương ưng với đạo, tương ưng với tánh đức, sau đó xem tiếp bộ kinh này. Học không cần nhiều, chỉ bộ kinh này là đủ, trong bộ kinh này ta nhận ra vô lượng nghĩa. Nhận ra vô lượng nghĩa, mới có thể y giáo phụng hành, mới có thể được pháp hỷ sung mãn. Tín tâm, nguyện tâm mới kiên định không thay đổi, bất biến. Đối với thành tựu trong đời này ta nắm bắt chắc chắn, không còn hoài nghi nữa. Trì giới, chịu khổ không uổng phí. Ta sẽ cám ơn Đức Phật, ngài đã cứu con. Ta đạt được lợi ích vô cùng thù thắng của đại thừa, thấy tất cả pháp đúng là như huyễn như hóa. Có thể thấy được điều này là trí tuệ khai phát. Trí tuệ chưa khai, tập khí phiền não, thấy thế gian này đều là thật. Điều này đáng yêu, điều kia đáng hận.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không