Hiểu thấu đáo những lý luận sự tướng của Nhân Quả, trong đời này chúng ta làm người sẽ rất cẩn thận.

Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 28:02
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 28:02
 
1x
13 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 196
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng

Người chịu tội trong địa ngục này lãnh chịu vô số đau đớn như chặt, đâm, mài, giả. Chước là chặt, chúng ta gọi là chặt đầu. Thích là thích sát, ma và đảo, những điều này đều không khó hiểu lắm. “Khổ cực đến thân chết, sau đó gió lạnh thổi vào, da thịt hoàn sanh, sống lại như trước”. Đây là do người nhân gian tạo tội ngũ nghịch thập ác, đọa địa ngục là tạo tội nghiệp rất nặng, tội ngũ nghịch thập ác cực nặng, họ phải chịu quả báo này. Tội này trong Phật pháp gọi là tánh tội, bản thân đã có tội. Ngoài chịu tội ở địa ngục ra, tương lai ra khỏi địa ngục, chịu hết tội này, giống như hình phạt, quý vị phạm tội phải chịu hình phạt vậy. Phán hình phạt bao nhiêu năm, hết thời hạn sẽ được ra, địa ngục cũng như thế. Sau khi chịu hết những tội nghiệp này, quý vị ra khỏi địa ngục, ra khỏi địa ngục đi về đâu? Quý vị còn có quả báo nhẹ, đầu thai vào đường ngạ quỷ, súc sanh, sau cùng có thể đạt được thân người. Được thân người, nhưng ở nhân gian rất khổ, gọi là bần cùng hạ tiện, rất khổ. Ở trong đường súc sanh và cõi người còn phải trả nợ, nợ mạng phải trả bằng mạng, nợ tiền trả bằng tiền. Thật sự hiểu thấu đáo những lý luận sự tướng của nhân quả, trong đời này chúng ta làm người sẽ rất cẩn thận, tuyệt đối không kết oán thù với người khác. Chịu thiệt một chút không sao, cổ nhân dạy chúng ta, chịu thiệt là phước, vì sao vậy ? Vì mở được gút oán kết. Ta nợ người khác cần phải trả, người khác nợ mình thì thôi vậy, không cần nữa, như vậy mới có thể mở được gút thắt này, trên con đường đạo mới thuận buồm xuôi gió. Bây giờ rất nhiều người học Phật đều biết, rất nhiều oán thân trai chủ tìm đến thân ta, chính là những trói buộc này. Nói thật, chúng ta từ vô thỉ kiếp đến nay chưa từng nghe được Phật pháp, chưa nghe được giáo huấn của thánh nhân, tạo rất nhiều tội nghiệp nặng nề! Quý vị mới biết, vì sao có nhiều sự vướng mắc đến thế. Điều này đúng như cổ nhân nói: “cắt không đứt lý vẫn loạn”, vấn đề rất phức tạp. Sau khi học Phật dần dần hiểu được, khế nhập vào cảnh giới của kinh giáo mới thật sự nhận thức được, không được làm điều sai quấy. Làm người điều đầu tiên phải biết thừa nhận số phận, đây không phải là tinh thần AQ, không phải, thừa nhận số phận là thuận theo lẽ trời.
Trong đời này bất luận là giàu có hay nghèo hèn, ta nhất định phải an phận thủ thường, không vượt ra ngoài bổn phận của mình. Nghèo thì ta sống cuộc sống nghèo khó, không tạo tội nghiệp. Giàu có ta sống cuộc sống giàu có, dư giả thì giúp đỡ người khác, hành thiện tích đức. Như vậy tiền đồ của quý vị từng bước đi lên, kiết tường như ý. Nếu không giữ bổn phận, lợi dụng chức quyền, tham danh lợi trước mắt, có thể làm được chăng? Không làm được, có người làm được thì sao? Có người làm được là do số mạng họ có, số mạng không có dùng thủ đoạn như thế nào cũng không phát tài được, cũng không thăng quan được. Quý vị làm quan lớn đến đâu, đều do số mạng chủ định. Phát tài nhiều bao nhiêu, cũng là do số mạng chủ định. Không thể nói vượt qua vận mệnh, không có đạo lý này. Nếu vượt qua, không bị bệnh nặng cũng gặp phải tai họa, vì sao vậy? Vì không có phước phần đó, đạo lý này rất sâu sắc. Sự việc rất phức tạp, không phải là điều đơn giản. Ta dùng thủ đoạn không chính đáng, được quyền cao chức lớn, được giàu có sung túc, không phải dùng thủ đoạn chính đáng, những gì đạt được đều do số mạng có, không chỉ số mạng có, còn bị giảm sút. Ví dụ số mạng quý vị có địa vị là bộ trưởng, bị giảm sút thì sao? Giảm sút thì chỉ được giám đốc, trưởng phòng, địa vị của ta thấp hơn rất nhiều. Ví dụ số mạng ta có của cải trăm ức, nhưng vì dùng thủ đoạn không chính đáng, nên chỉ đạt được 50 ức. Quý vị đã cảm thấy rất nhiều, thật ra nó đã giảm sút một nửa, sai lầm! Nếu ta giữ quy củ, những gì ta có được nhiều hơn hiện tại rất nhiều. Nếu biết dùng vận mệnh giàu sang, để giúp người nghèo khó làm nhiều việc tốt, chức bộ trưởng của quý vị có thể thăng lên tổng thống, đây là thật. Chư vị cố gắng đọc Liễu Phàm Tứ Huấn sẽ hiểu được. “Một miếng cơm manh áo, đều do tiền định”, làm gì có chuyện tranh đoạt được. Bây giờ gọi là cạnh tranh, không tranh được. Nếu cạnh tranh mà có thể đạt được, Khổng tử sẽ cạnh tranh, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng cạnh tranh, nhưng không cạnh tranh được! Không có đạo lý này, bởi vậy đạo lý nhân quả này rất thâm sâu, không thể không biết.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không
Show more