Hai chữ tu hành chúng ta phải hiểu cho rõ ràng. Chúng ta chỉ chú trọng nói, nhưng chưa làm được..HAY

12 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 166 - 167
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng

Thế Tôn diễn thuyết diệu pháp”, diễn là biểu diễn, thuyết là ngôn thuyết. Hai chữ này những đồng học học Phật chúng ta phải đặc biệt lưu ý. Vì sao vậy? Vì chúng ta thường thường chỉ chú trọng nói, nhưng chưa làm được. Diễn là làm được rồi, lúc nào thì làm được? Quí vị sáng sớm ngủ dậy đến tối đi ngủ, một ngày tất cả những hoạt động của quí vị đều làm được rồi, chính là như vậy, quí vị mới thực sự đạt được lợi ích của Phật Pháp. Niệm không được, nói cũng không được, đó là thuyết thực sổ bảo, bản thân quí vị chưa đạt được, quí vị phải thật làm, đem từng câu từng chữ trong kinh điển đều trở thành tư tưởng của chúng ta đều trở thành hành vi của chúng ta, vậy là quí vị thực sự học Phật, quí vị thực sự được lợi ích. Siêu phàm nhập thánh! Những điều trong kinh nói đều là cuộc sống hằng ngày của bản thân quí vị. Phật ở đây diễn thuyết, quí vị cũng tại đây biểu diễn cho mọi người xem, giảng giải cho người khác nghe. Quí vị chưa làm được, thì giảng những gì? giảng điều của người khác, giảng về người khác rất dễ dàng giảng sai, hiểu nhầm. Vì sao vậy? Chúng ta nghe nói hiểu quanh co, hiểu nhầm mất. Vậy là quí vị cũng nói sai rồi. Thực sự làm được rồi là của bản thân, thực sự làm được rồi là người như thế nào về Kinh Vô Lượng Thọ? là Kinh Vô Lượng Thọ của bản thân. Vậy có thể giảng sai được sao? Một chữ cũng sẽ không giảng sai.

Hành là hành vi, khởi tâm động niệm là hành vi của tâm, khởi tâm động niệm, lời nói là hành vi của miệng, động tác là hành vi của thân. Hành vi có sai lầm, tu sửa nó trở lại, gọi là tu hành. Cho nên tu hành chúng ta thêm vào vài chữ nữa, thì sẽ dễ dàng hiểu được. Sửa đổi hành vi sai lầm là ý nghĩa này vậy. Cho nên nếu chư vị rõ ràng về nghĩa chân thật của những danh từ này, quí vị sẽ không nảy sinh những sai lầm nữa. Hiện tại rất nhiều người hiểu lầm. Cho rằng là gì ? niệm Phật là tu hành, lạy Phật là tu hành, tụng kinh là tu hành, niệm chú là tu hành, có phải không? Chưa chắc. Miệng niệm A Di Đà Phật, trong tâm lại vọng tưởng, đó không phải gọi là tu hành. Như thế sao gọi là tu hành được. Cổ đại đức cho rằng: miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, hét rách cổ họng cũng hoài công, đó chính là nói họ không phải là tu hành. Thực sự dùng A Di Đà Phật để tu hành, đó là sự việc gì ? trong tâm có Phật A Di Đà, trong miệng có Phật A Di Đà, đem tất cả những tạp niệm vọng tưởng đều buông bỏ hết, niệm cho hết nó, dùng một điều để đối phó tất cả vọng niệm, đây là tu hành, là thực sự tu hành. Đọc kinh phải chăng là tu hành? Đúng vậy. Không đọc kinh thì vọng tưởng. Tôi đọc kinh thì không có vọng tưởng nữa, ý niệm của tôi đều ở nơi kinh văn, đó là tu hành. Vừa đọc kinh vừa suy nghĩ xem cầu này có ý nghĩa gì, đoạn kia có ý nghĩa là gì, đây không phải là tu hành, đó vẫn là đang vọng tưởng. Nhưng vọng tưởng này là thiện, không phải là ác. Bất luận là quí vị thiện hay ác, nói chung đều là đang vọng tưởng, quí vị đang tăng trưởng vô minh. Vì sao vậy? không đạt được định. Nương theo những phương pháp này mà tu hành, quí vị phải đắc định mới được. Trì giới, có rất nhiều người trì giới luật rất tốt. Họ đang tu hành sao ? Bản thân họ cho rằng là tu hành, quí vị xem người khác không bằng tôi, giới tôi trì tốt như vậy. Đối với những người không trì giới kia họ nhìn thấy thì chán ghét, bản thân tự cho rằng rất giỏi dang, tăng trưởng phiền não. Quí vị xem trì giới, vốn là đắc định khai trí tuệ, họ trì giới trì được khá tốt, kết quả họ đạt được là gì? họ đạt được là phiền não, đạt được là cống cao ngã mạn, đạt được là khinh mạn người khác. Sai rồi! Cho nên hai chữ tu hành chúng ta phải hiểu cho rõ ràng. Có thể thực sự giúp đỡ quí vị hóa giải phiền não, giúp quí vị tiêu trừ tập khí, đây mới gọi là tu hành. Bất luận dùng phương pháp gì, nhà Phật nói tám vạn bốn ngàn pháp môn, quí vị phải biết dùng. Dùng phương pháp này chính xác cũng tức là giảm nhẹ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Đây gọi là thật tu hành. Mục đích tu hành không gì khác, ngoài việc khôi phục tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm giác của bản thân.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không