Giáo huấn của thánh hiền phải học từ sự cung kính. Vọng tâm với Chân tâm không tương ưng....
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 176 - 365
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Nếu lục đạo luân hồi vẫn chưa giác ngộ, thì hiện ra ba đường ác trong lục đạo. Càng đi càng sâu, đọa đến địa ngục. Địa ngục hoàn toàn tiêu nghiệp, trong địa ngục không tạo nghiệp, hoàn toàn là tiêu nghiệp, sau khi tiêu hết nghiệp mới ra được. Điều này trong Kinh Địa Tạng nói rất rõ ràng. Ra khỏi địa ngục đi về đâu ? Ra khỏi địa ngục lại trở về nhân gian. Trong cõi người gặp được Phật Bồ Tát, thật sự có thể tin, có thể tiếp nhận, y giáo phụng hành, như vậy sẽ từng bước đi lên. Nếu không thể tiếp nhận, tập khí phiền não nặng, đối với ngũ dục lục trần rất khó từ bỏ, như vậy là cứ lên xuống trầm luân trong lục đạo, trôi lăn mãi như thế. Nhưng sẽ có ngày ta thật sự học Phật, người xưa gọi là khổ tận cam lai. Chúng ta nếm hết mùi đau khổ trong lục đạo, ta đã minh bạch, thấu hiểu, không muốn chịu thêm nữa. Giác ngộ nghĩa là không muốn tiếp tục đau khổ, thật sự quay đầu, Phật Bồ Tát liền đến giúp chúng ta. Phật Bồ Tát giúp chúng ta, pháp môn đầu tiên là pháp môn Tịnh độ, vì sao vậy? Pháp môn này có thể dạy chúng ta ngay trong đời này giải quyết mọi vấn đề, giải quyết triệt để mọi vấn đề. Nếu tập khí phiền não nặng, đến pháp môn này cũng không thể thọ trì. Nhưng cũng trồng được hạt giống của pháp môn này vào A lại da thức của quý vị, tương lai thành tựu nhất định cũng nhờ vào pháp môn này. Ngày xưa thầy Lý nói, đời này không thể vãng sanh, vậy thì luân hồi lâu dài trong lục đạo, sau cũng vẫn là pháp môn này giúp ta thành tựu.
Đây là nói đến thiện căn, thiện căn là thành tích nhiều đời nhiều kiếp tu học pháp môn này tích lũy được, đây là thiện căn. Thiện căn là chỉ điều gì? Có thể tin, có thể hiểu. Quý vị nghe hiểu, thật sự tin tưởng. Có thiện căn cần phải có phước đức, điều đầu tiên trong phước đức là cung kính. Điều này chư vị phải biết, chúng ta cung kính đối với tất cả người sự vậy không bị thiệt, cung kính là tu phước. Người không có tâm cung kính phước mỏng, phước mỏng thì khổ nạn nhiều.
Đại sư Ấn Quang nói rất hay, trong Văn Sao của ngài nói đến rất nhiều. Ngài dạy, một phần thành kính được một phần lợi ích, hai phần thành kính được hai phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích. Quý vị được bao nhiêu lợi ích không liên quan đến thầy, cũng không liên quan đến pháp môn ta tu học, nhưng liên quan mật thiết đến tâm thành kính của chúng ta. Vì sao vậy ? Không có thành kính, tức tâm luôn nông nổi, ta không thể hấp thu, tâm thành kính chính là năng lực hấp thu.
Thầy xem học trò, học sinh nào học với họ có thành tựu, học sinh nào không có thành tựu, họ nhìn từ đâu ? Từ sự thành kính. Cho nên thành kính không phải đối với thầy, thành kính là đối với bản thân. Bản thân, ta học môn này phải chăng là kính nghiệp, là tâm kính nghiệp, ta kính trọng môn học này, cũng kính trọng thầy dạy môn này, thầy dạy mình, cũng kính trọng những người cùng học môn này. Nếu học nó mà không có tinh thần kính nghiệp, không thật sự muốn học, không thật sự muốn thành tựu. Hoặc cũng muốn có thành tựu những giải đãi, không chuyên tâm.
Thánh nhân thế gian, Phật Bồ Tát xuất thế gian, dạy nguyên tắc nguyên lý cho chúng ta, nói rất đơn giản, chỉ ba chữ “giới định tuệ”. Nếu ta dùng tâm thành kính mười phần để học tập, không có chuyện không thành tựu. Giới là gì? Là quy củ. Chúng ta phải nghe lời, phải y giáo phụng hành, đây thuộc về giới học. “Nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ”, trí tuệ là trong tự tánh vốn có, không phải từ bên ngoài vào. Học được từ bên ngoài, danh từ hiện nay gọi là tri thức. Tri thức là từ bên ngoài vào, trí tuệ thì không, trí tuệ từ trong tự tánh hiển lộ ra.
Đức Phật nói: Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng của Như Lai. Trong tự tánh không những có trí tuệ, có đức năng_đức năng, hiện nay khoa học gọi là năng lượng, có tướng hảo.
Đích thực tu hành bước thứ nhất là phải buông bỏ, mới có thể thấy rõ chân tướng sự thật. Buông càng nhiều thì thấy càng thấu triệt, thấy càng rộng càng sâu sắc. Dùng cách nhìn thấu triệt để buông bỏ, danh từ này thì chúng ta càng dễ hiểu, chứ dùng chỉ quán không dễ hiểu.
Khi tôi mới học Phật, vừa nhập Phật môn. Chương Gia đại sư không nói với tôi “chỉ quán”, không nói “thiền na”. Ngài chỉ nói là buông bỏ và nhìn thấu suốt. Đại sư vừa nói là tôi hiểu, có thể lãnh hội được. Buông bỏ giúp chúng ta nhìn thấu suốt. Buông bỏ tham sân si mạn, buông bỏ tập khí phiền não, khi đọc kinh nghe giảng rất dễ nắm bắt vấn đề. Nên dễ lãnh hội, dễ ngộ nhập. Lãnh hội cạn thì ngộ nhập sâu. Nếu không thể buông bỏ. Con người thời nay điều đầu tiên cần phải buông bỏ chính là tâm nông nổi, ngã mạn vô lễ. Nếu không buông được hai đều này thì cho dù ngày ngày đến nghe giảng dạy, có thể nói rằng họ càng nghe càng mê hoặc, nghe không hiểu.
Chân tâm hiển lộ chính là chân thành cung kính. Ấn Quang đại sư nói thành kính, đó là chân tâm của quý vị. Chân tâm với chân tâm tương ưng. Vọng tâm với chân tâm không tương ưng, nên quý vị nghe không hiểu.
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Nếu lục đạo luân hồi vẫn chưa giác ngộ, thì hiện ra ba đường ác trong lục đạo. Càng đi càng sâu, đọa đến địa ngục. Địa ngục hoàn toàn tiêu nghiệp, trong địa ngục không tạo nghiệp, hoàn toàn là tiêu nghiệp, sau khi tiêu hết nghiệp mới ra được. Điều này trong Kinh Địa Tạng nói rất rõ ràng. Ra khỏi địa ngục đi về đâu ? Ra khỏi địa ngục lại trở về nhân gian. Trong cõi người gặp được Phật Bồ Tát, thật sự có thể tin, có thể tiếp nhận, y giáo phụng hành, như vậy sẽ từng bước đi lên. Nếu không thể tiếp nhận, tập khí phiền não nặng, đối với ngũ dục lục trần rất khó từ bỏ, như vậy là cứ lên xuống trầm luân trong lục đạo, trôi lăn mãi như thế. Nhưng sẽ có ngày ta thật sự học Phật, người xưa gọi là khổ tận cam lai. Chúng ta nếm hết mùi đau khổ trong lục đạo, ta đã minh bạch, thấu hiểu, không muốn chịu thêm nữa. Giác ngộ nghĩa là không muốn tiếp tục đau khổ, thật sự quay đầu, Phật Bồ Tát liền đến giúp chúng ta. Phật Bồ Tát giúp chúng ta, pháp môn đầu tiên là pháp môn Tịnh độ, vì sao vậy? Pháp môn này có thể dạy chúng ta ngay trong đời này giải quyết mọi vấn đề, giải quyết triệt để mọi vấn đề. Nếu tập khí phiền não nặng, đến pháp môn này cũng không thể thọ trì. Nhưng cũng trồng được hạt giống của pháp môn này vào A lại da thức của quý vị, tương lai thành tựu nhất định cũng nhờ vào pháp môn này. Ngày xưa thầy Lý nói, đời này không thể vãng sanh, vậy thì luân hồi lâu dài trong lục đạo, sau cũng vẫn là pháp môn này giúp ta thành tựu.
Đây là nói đến thiện căn, thiện căn là thành tích nhiều đời nhiều kiếp tu học pháp môn này tích lũy được, đây là thiện căn. Thiện căn là chỉ điều gì? Có thể tin, có thể hiểu. Quý vị nghe hiểu, thật sự tin tưởng. Có thiện căn cần phải có phước đức, điều đầu tiên trong phước đức là cung kính. Điều này chư vị phải biết, chúng ta cung kính đối với tất cả người sự vậy không bị thiệt, cung kính là tu phước. Người không có tâm cung kính phước mỏng, phước mỏng thì khổ nạn nhiều.
Đại sư Ấn Quang nói rất hay, trong Văn Sao của ngài nói đến rất nhiều. Ngài dạy, một phần thành kính được một phần lợi ích, hai phần thành kính được hai phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích. Quý vị được bao nhiêu lợi ích không liên quan đến thầy, cũng không liên quan đến pháp môn ta tu học, nhưng liên quan mật thiết đến tâm thành kính của chúng ta. Vì sao vậy ? Không có thành kính, tức tâm luôn nông nổi, ta không thể hấp thu, tâm thành kính chính là năng lực hấp thu.
Thầy xem học trò, học sinh nào học với họ có thành tựu, học sinh nào không có thành tựu, họ nhìn từ đâu ? Từ sự thành kính. Cho nên thành kính không phải đối với thầy, thành kính là đối với bản thân. Bản thân, ta học môn này phải chăng là kính nghiệp, là tâm kính nghiệp, ta kính trọng môn học này, cũng kính trọng thầy dạy môn này, thầy dạy mình, cũng kính trọng những người cùng học môn này. Nếu học nó mà không có tinh thần kính nghiệp, không thật sự muốn học, không thật sự muốn thành tựu. Hoặc cũng muốn có thành tựu những giải đãi, không chuyên tâm.
Thánh nhân thế gian, Phật Bồ Tát xuất thế gian, dạy nguyên tắc nguyên lý cho chúng ta, nói rất đơn giản, chỉ ba chữ “giới định tuệ”. Nếu ta dùng tâm thành kính mười phần để học tập, không có chuyện không thành tựu. Giới là gì? Là quy củ. Chúng ta phải nghe lời, phải y giáo phụng hành, đây thuộc về giới học. “Nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ”, trí tuệ là trong tự tánh vốn có, không phải từ bên ngoài vào. Học được từ bên ngoài, danh từ hiện nay gọi là tri thức. Tri thức là từ bên ngoài vào, trí tuệ thì không, trí tuệ từ trong tự tánh hiển lộ ra.
Đức Phật nói: Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng của Như Lai. Trong tự tánh không những có trí tuệ, có đức năng_đức năng, hiện nay khoa học gọi là năng lượng, có tướng hảo.
Đích thực tu hành bước thứ nhất là phải buông bỏ, mới có thể thấy rõ chân tướng sự thật. Buông càng nhiều thì thấy càng thấu triệt, thấy càng rộng càng sâu sắc. Dùng cách nhìn thấu triệt để buông bỏ, danh từ này thì chúng ta càng dễ hiểu, chứ dùng chỉ quán không dễ hiểu.
Khi tôi mới học Phật, vừa nhập Phật môn. Chương Gia đại sư không nói với tôi “chỉ quán”, không nói “thiền na”. Ngài chỉ nói là buông bỏ và nhìn thấu suốt. Đại sư vừa nói là tôi hiểu, có thể lãnh hội được. Buông bỏ giúp chúng ta nhìn thấu suốt. Buông bỏ tham sân si mạn, buông bỏ tập khí phiền não, khi đọc kinh nghe giảng rất dễ nắm bắt vấn đề. Nên dễ lãnh hội, dễ ngộ nhập. Lãnh hội cạn thì ngộ nhập sâu. Nếu không thể buông bỏ. Con người thời nay điều đầu tiên cần phải buông bỏ chính là tâm nông nổi, ngã mạn vô lễ. Nếu không buông được hai đều này thì cho dù ngày ngày đến nghe giảng dạy, có thể nói rằng họ càng nghe càng mê hoặc, nghe không hiểu.
Chân tâm hiển lộ chính là chân thành cung kính. Ấn Quang đại sư nói thành kính, đó là chân tâm của quý vị. Chân tâm với chân tâm tương ưng. Vọng tâm với chân tâm không tương ưng, nên quý vị nghe không hiểu.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không