Giáo Dục Bắt Đầu Từ Thai Giáo
Giáo dục bắt đầu từ khi nào? Bắt đầu từ lúc mẹ có mang, thai giáo!
[...] Vào thời cổ, trên thực tế, đối với ba căn bản Nho, Thích, Đạo, tối thiểu là cha mẹ giúp quý vị vun bồi căn cội Nho và Đạo. Vào thời cổ tại Trung Quốc, giáo dục bắt đầu từ khi nào? Bắt đầu từ lúc mẹ có mang, thai giáo! Vun bồi căn cội rất sâu. Thai giáo có hiệu quả hay không? Hiện thời, ở ngoại quốc, qua thuật thôi miên, phương Tây đã phát hiện con ở trong thai mẹ đã hiểu rất rõ ràng. Mẹ khởi tâm động niệm, ăn uống, cử động, sẽ có cảm ứng rất lớn đối với con. Do vậy, từ thuật thôi miên, họ đã nghĩ cổ nhân Trung Quốc nói thai giáo hết sức có lý, trẻ còn ở trong thai chẳng phải là vô tri. Trẻ nhỏ vừa được sanh ra, cha mẹ là người gần gũi nhất. Phàm những người lớn tiếp xúc với trẻ, ăn nói, cử chỉ đều phải giữ lễ, đoan trang. Vì sao? Cho trẻ thấy, nghe, tiếp xúc, hoàn toàn là những điều hay lẽ phải, những thứ phản diện, bất thiện, chẳng để cho trẻ thấy, nghe, tiếp xúc, nhằm bảo vệ trẻ. Bảo vệ đến ba tuổi tức là một ngàn ngày, một ngàn ngày ấy gọi là “vun bồi cội rễ giáo dục”. Trong ấy, người mẹ là chánh yếu, mẹ thật sự yêu thương con, thật sự là yêu thương chính mình, yêu thương con cái. Đối với một ngàn ngày vun bồi cội rễ ấy, cổ ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Tam tuế khán bát thập”, ba năm, tức là vun bồi cội rễ một ngàn ngày trong ba năm, tới tám mươi tuổi cũng chẳng thể biến đổi, cội rễ sâu xa lắm! Cũng có nghĩa là trẻ sẽ chẳng tiêm nhiễm những thứ bất thiện trong xã hội.
Hiện tại, vì sao trẻ nhỏ đều học theo cái xấu? Chẳng vun bồi căn cội, đến ba tuổi mới dạy sẽ chẳng kịp! Trẻ đã học theo thói xấu rồi. Bây giờ [mà nói như vậy] thì ai hiểu? Một trăm năm trước, ai nấy đều hiểu. Sau khi nhà Mãn Thanh vong quốc, xã hội Trung Quốc động loạn, quân phiệt cát cứ, sau đấy, chiến tranh với người Nhật, mãi cho đến hiện nay vẫn chưa có cách nào khôi phục an định. Nhất là trong tám năm kháng chiến, chúng tôi cảm thấy trong tám năm kháng chiến tổn thất lớn nhất, chết nhiều người ngần ấy, phá hoại sanh mạng, tài sản nhiều ngần ấy, tôi vẫn cảm thấy là chuyện nhỏ, nhỏ bé không đáng kể, tổn thất lớn nhất là truyền thống văn hóa bị xóa sạch, tổn thất ấy quá lớn. Những thứ truyền thống của Trung Quốc đã duy trì Trung Quốc bao năm như vậy, mấy ngàn năm quốc gia ổn định lâu dài, sau khi chiến tranh nổ ra, mọi người bận bịu đối phó người Nhật, mỗi ngày lo lánh nạn, tôi là kẻ đích thân bị hại nên tôi biết. Sau cuộc chiến, chẳng thể khôi phục lại được, đáng tiếc lắm! Gia tộc của Trung Quốc tuyệt lắm, hiện thời chẳng còn gia tộc, nhà tan, người mất. Chư vị phải hiểu, quý vị đọc sách cổ thấy nói: “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, vì sao tề gia, quốc sẽ bình trị? Thời cổ, “gia” là đại gia đình, chẳng phải là tiểu gia đình, một thôn trang là một nhà. Thôn trang kia là Vương thôn, toàn là người một nhà, một nhà mấy trăm người [đều là họ Vương]. Các vị nếu đã đọc Hồng Lâu Mộng, [gia đình họ Giả trong] Hồng Lâu Mộng là một nhà, [bộ tiểu thuyết ấy] miêu tả một nhà. Gia đình thông thường, nói chung có khoảng ba trăm người, nếu nhân đinh hưng vượng sẽ là sáu, bảy trăm người. Gia đình rất suy, chẳng đông lắm, cũng có một hai trăm người, đó là rất suy. Vì họ là đại gia đình nên phải chú ý đến gia đạo, gia quy, gia học, gia nghiệp, có tổ chức, chẳng thể rối loạn chút nào. Hễ loạn thì nhà ấy coi như tiêu rồi!
[Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa] (Tập 85)
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Địa điểm: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông
[...] Vào thời cổ, trên thực tế, đối với ba căn bản Nho, Thích, Đạo, tối thiểu là cha mẹ giúp quý vị vun bồi căn cội Nho và Đạo. Vào thời cổ tại Trung Quốc, giáo dục bắt đầu từ khi nào? Bắt đầu từ lúc mẹ có mang, thai giáo! Vun bồi căn cội rất sâu. Thai giáo có hiệu quả hay không? Hiện thời, ở ngoại quốc, qua thuật thôi miên, phương Tây đã phát hiện con ở trong thai mẹ đã hiểu rất rõ ràng. Mẹ khởi tâm động niệm, ăn uống, cử động, sẽ có cảm ứng rất lớn đối với con. Do vậy, từ thuật thôi miên, họ đã nghĩ cổ nhân Trung Quốc nói thai giáo hết sức có lý, trẻ còn ở trong thai chẳng phải là vô tri. Trẻ nhỏ vừa được sanh ra, cha mẹ là người gần gũi nhất. Phàm những người lớn tiếp xúc với trẻ, ăn nói, cử chỉ đều phải giữ lễ, đoan trang. Vì sao? Cho trẻ thấy, nghe, tiếp xúc, hoàn toàn là những điều hay lẽ phải, những thứ phản diện, bất thiện, chẳng để cho trẻ thấy, nghe, tiếp xúc, nhằm bảo vệ trẻ. Bảo vệ đến ba tuổi tức là một ngàn ngày, một ngàn ngày ấy gọi là “vun bồi cội rễ giáo dục”. Trong ấy, người mẹ là chánh yếu, mẹ thật sự yêu thương con, thật sự là yêu thương chính mình, yêu thương con cái. Đối với một ngàn ngày vun bồi cội rễ ấy, cổ ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Tam tuế khán bát thập”, ba năm, tức là vun bồi cội rễ một ngàn ngày trong ba năm, tới tám mươi tuổi cũng chẳng thể biến đổi, cội rễ sâu xa lắm! Cũng có nghĩa là trẻ sẽ chẳng tiêm nhiễm những thứ bất thiện trong xã hội.
Hiện tại, vì sao trẻ nhỏ đều học theo cái xấu? Chẳng vun bồi căn cội, đến ba tuổi mới dạy sẽ chẳng kịp! Trẻ đã học theo thói xấu rồi. Bây giờ [mà nói như vậy] thì ai hiểu? Một trăm năm trước, ai nấy đều hiểu. Sau khi nhà Mãn Thanh vong quốc, xã hội Trung Quốc động loạn, quân phiệt cát cứ, sau đấy, chiến tranh với người Nhật, mãi cho đến hiện nay vẫn chưa có cách nào khôi phục an định. Nhất là trong tám năm kháng chiến, chúng tôi cảm thấy trong tám năm kháng chiến tổn thất lớn nhất, chết nhiều người ngần ấy, phá hoại sanh mạng, tài sản nhiều ngần ấy, tôi vẫn cảm thấy là chuyện nhỏ, nhỏ bé không đáng kể, tổn thất lớn nhất là truyền thống văn hóa bị xóa sạch, tổn thất ấy quá lớn. Những thứ truyền thống của Trung Quốc đã duy trì Trung Quốc bao năm như vậy, mấy ngàn năm quốc gia ổn định lâu dài, sau khi chiến tranh nổ ra, mọi người bận bịu đối phó người Nhật, mỗi ngày lo lánh nạn, tôi là kẻ đích thân bị hại nên tôi biết. Sau cuộc chiến, chẳng thể khôi phục lại được, đáng tiếc lắm! Gia tộc của Trung Quốc tuyệt lắm, hiện thời chẳng còn gia tộc, nhà tan, người mất. Chư vị phải hiểu, quý vị đọc sách cổ thấy nói: “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, vì sao tề gia, quốc sẽ bình trị? Thời cổ, “gia” là đại gia đình, chẳng phải là tiểu gia đình, một thôn trang là một nhà. Thôn trang kia là Vương thôn, toàn là người một nhà, một nhà mấy trăm người [đều là họ Vương]. Các vị nếu đã đọc Hồng Lâu Mộng, [gia đình họ Giả trong] Hồng Lâu Mộng là một nhà, [bộ tiểu thuyết ấy] miêu tả một nhà. Gia đình thông thường, nói chung có khoảng ba trăm người, nếu nhân đinh hưng vượng sẽ là sáu, bảy trăm người. Gia đình rất suy, chẳng đông lắm, cũng có một hai trăm người, đó là rất suy. Vì họ là đại gia đình nên phải chú ý đến gia đạo, gia quy, gia học, gia nghiệp, có tổ chức, chẳng thể rối loạn chút nào. Hễ loạn thì nhà ấy coi như tiêu rồi!
[Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa] (Tập 85)
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Địa điểm: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông
- Category
- Quần thư trị yếu