Gia Giáo Và Thai Giáo

85 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Gia giáo của người xưa rất quan trọng. Bắt đầu dạy từ lúc nào vậy? Từ ngày người mẹ mới mang thai, gọi là thai giáo. Quí vị thử nghĩ xem, lợi hại biết là bao. Bây giờ loại thai giáo này, được người Tây phương chứng minh. Họ dùng cái gì để chứng minh? Họ dùng thôi miên. Thôi miên kêu quí vị quay lại, quay lại khi đang còn ở trong tử cung của người mẹ, quí vị có cảm giác như thế nào, sẽ nói ra. Người mẹ khởi tâm động niệm, nó cũng có cảm giác. Người mẹ ăn uống nó cũng có cảm giác. Cho nên, thai giáo có ý nghĩa rất lớn.

Khi người mẹ mang thai, không nên có tà niệm. Tư tưởng, suy nghĩ phải trong sạch, chơn chánh. Không nên có phiền não, không nên u buồn. Nếu bạn có phiền não, có âu sầu, tức là đã gieo hạt giống bệnh hoạn cho thai nhi rồi. Người mẹ phải chú ý vấn đề này. Đứa nhỏ vừa ra đời, cha mẹ nhất định phải thực hành được Đệ Tử Quy, làm để cho đứa bé xem, trẻ con nhìn. Nó vừa sanh ra, con mắt mở to nó có thể nhìn, tai nó có thể nghe, nó đã được học tập, bắt chước. Cho nên người xưa dạy trẻ con, lúc trẻ con bắt đầu học tập, cái gì không hay thì không để cho nó nhìn thấy. Không nên để nó nghe được, không nên cho nó tiếp xúc. Những gì nó thấy, đều là chơn chánh, hoàn toàn tốt đẹp. Nếu để nó nhìn 1000 ngày, thì lúc lên 3 tuổi, từ khi sanh đến lúc 3 tuổi là 1000 ngày, giai đoạn này gọi là cội rễ giáo dục . Dạy người của người xưa là dạy như thế đó.

Sau giai đoạn giáo dục kiểu này xong, đứa trẻ bắt đầu có thói quen. Người Trung Quốc nói: “Thiếu thành nhược thiên tánh, tập quán thành tự nhiên”. Có nghĩa là, cự li giữa thói quen và bản tánh rất gần nhau. Không thể phân biệt. Nên ngạn ngữ có câu: “3 tuổi tưởng 80”. 3 tuổi nuôi dưỡng thành công, thì 80 tuổi cũng không thay đổi. Khả năng này quá lớn.

Bây giờ nền giáo dục này không còn nữa, đã mất bốn đến năm đời nay rồi. Chúng ta không thể trách ai cả. Tại sao ta không học được? vì cha mẹ của quí vị không được học. cha mẹ của quí vị không biết. Trước đó nữa, ông bà nội của quí vị cũng không biết, cho nên cha mẹ quí vị không học được. Ngược về trước nữa, ông bà cố của quí vị cũng lơ là vấn đề này, nên ông bà nội không được học. Đại khái là phải truy tìm đến đời ông sơ nữa kìa! May ra ông mới hiểu.

Trích từ video "Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa" (Tập 79)
Facebook: https://www.facebook.com/tuduongtramho/
Category
Quần thư trị yếu