Độ Mẫu - OM TARE TUTTARE TURE SOHA, TARA MANTRA

71 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
XIN LỖI QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN . TRONG VIDEO CỦA MÌNH SẼ CÓ CHÈN QUẢNG CÁO Ở ĐẦU Ở GIỮA VÀ Ở CUỐI VIDEO MONG QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN HOAN HỶ THÔNG CẢM. XIN CẢM ƠN NHIỀU

Thần chú mật tông phật pháo
các bạn có thế xem toàn bộ video cua tôi tại đây:
https://www.youtube.com/channel/UCoo3RgzyPeZXa17s8WVQwpQ/videos
các bạn yêu mến thì like và đăng kí kênh của tôi để có thêm nhiều video mới nhé
Bồ Tát Tara ( Tên này dịch ý là Độ Mẫu, Cứu Độ Mẫu, ​
là "người mẹ cứu độ chúng sinh".)​
OM TARE TUTTARE TURE SOHA, TARA MANTRA

Cầu mong sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ Tát dành cho các bạn, cho những người thân của các bạn

Cầu mong sự gia hộ của đức Quán Tự Tại ( Quán Thế Âm Bồ Tát ). Vị đại Bồ Tát. Cho tất cả mọi người.

Đa-la (Tārā) hay Đa-la Bồ Tát là tên dịch âm Hán-Việt từ tiếng Phạn Tārā, là tên của một vị nữ Bồ Tát thường gặp trong Phật giáo Tây Tạng. Tên này dịch ý là Độ Mẫu, Cứu Độ Mẫu, là "người mẹ cứu độ chúng sinh".

Lịch sử​

Ngàn năm trước, trong rừng sâu ở Ấn Độ có những nữ tu, tu luyện theo phương pháp bí truyền. Họ được gọi là Yogini. Mạnh mẽ, độc lập và nghiêm khắc, những Yogini đã đạt được trạng thái tâm không mong cầu.

Người Tây Tạng gọi họ là những nữ thần Tara. Tara còn có nghĩa là “ngôi sao”, là ngôi Sao Bắc Đẩu, là ánh sáng soi đường cho những người bị lạc đường, là hiện thân của năng lượng ánh sáng. Thần Tara là người mẹ giàu lòng thương yêu và cũng là người bảo vệ mạnh mẽ, kiên cường, chinh phục những khó khăn. Ánh mắt của thần sáng như ánh chớp, thần giậm chân khiến đất phải rung chuyển, quỷ thần cũng phải kinh sợ.

Biểu tượng​

Thần Tara thực sự là một vị thần trẻ đẹp, có khả năng hóa thân. Thần có thể hiện ra trong màu xanh, màu trắng, đỏ, hay màu của vàng. Mỗi màu đều có ý nghĩa riêng của nó.

Phía sau đầu của thần Tara là ánh sáng của trăng tròn, là biểu tượng của áng sáng soi sáng trái đất. Ánh sáng đem lại sự mát lành, xóa tan đau khổ của vòng luân hồi. Thần ngồi trên một tòa sen nở và một chiếc đĩa tròn. Vòng quanh thần là một vòng lửa màu vàng, mà lời kinh cầu nguyện số 21 nói rằng: “như lửa cháy ở cuối thời đại này”.

Trên mỗi bàn tay, thần Tara nhẹ nhàng cầm một cành hoa dài màu xanh trắng, hoa Utpala, một loại hoa có mùi hương thơm ngọt giống như hoa sen, loại hoa mọc trên bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Hoa Utpala là sự trong sạch tự nhiên, mà theo Gehlek Rinpoche nói “để có thể là người trong sạch, hãy hành động một cách trong sạch”.

Ba ngón tay của tay trái thần Tara chỉ lên để biểu hiện ba thứ quí giá, đó là: Đức Phật, Phật Pháp và Giác Ngộ, hay sự tự giải phóng (tự tại). Tay phải duỗi ra, ngửa bàn tay về phía trước với một cử chỉ mời gọi. Genlek Rinpoche nói “Thần Tara nói với những người bị mất hi vọng và không có ai giúp đỡ, rằng: 'hãy lại đây, ta đang ở đây.”

Thần có những sợi lụa mềm được trang điểm bằng những hạt châu báu, dái tai dài và thanh nhã. Trên thực tế, các Đức Phật thì không đeo châu báu, nhưng nữ thần Tara lại mang châu báu. Những châu báu này sáng lấp lánh như sự cảnh báo về những đau khổ trên trần thế.

Bồ Tát Tara trong Mật Tông Tây Tạng​

Trong suốt quá trình phát triển Mật Tông Tây-Tạng, những hình ảnh về Bồ Tát Tara đã được thờ phượng, phổ thông trong đại chúng vị Bồ Tát duy nhất trong hình ảnh nữ giới là: Tara,Marici.

Tính dân chủ, nhân bản trong đạo Phật đã hành thực và Phát triển cao độ, nói cho cùng, trong đạo Phật không có sự phân biệt sang hèn, nam hay nữ đều có khả năng giác ngộ như nhau, chúng sanh ai ai củng có khả năng giác ngộ, tất cả đều thể hiện trong tinh thần Lục Hòa "Giới hòa Ðồng Tu"

Bồ Tát Tara đã vì lòng Từ Bi mà hóa độ chúng sinh, đã ứng hiện qua nhiều danh xưng khác nhau, riêng ở Tây Tạng thời 21 Tara đã được nhiều người quán tưởng…

Tara có nghĩa làn "Cứu Ðộ", Bồ Tát thị hiện nhiều trong Mật Giáo Tây Tạng, cùng hiện thân của Chư vị Phât ở các cõi HIỆN TẠI,QÚA KHỨ,TƯƠNG LAI.Theo kinh điển Tara được hóa sinh từ giọt nước mắt của ngài Quán Thế Âm,những giọt lệ của xót thương trong biển khổ,Tara màu trắng an vị bên Trái,Tara màu xanh lá cây bên phía phải….
Bồ Tát Tara

Tara màu xanh lá cây (Dol-jang), đang ngồi với tư thế nghỉ ngơi (Latitasana) trên đóa sen,chân trái co lại,tay trái cầm một nhánh sen, tay phải với ấn Varada:Từ Bi Ðộ Lượng.

Tara Màu Trắng(Do-dkar), an vị trên đóa sen với tư thế thiền định,tay trái biểu dương bằng nhánh sen,tay phải với ấn Varada, Bồ Tát vớI 7 con mắt, ở giữa trán, hai lòng bàn tay, 2 lòng bàn chân, những con mắt này biểu hiện sự quán triệt,thấu thị cho mỗi tác động…

Theo truyền thuyết Phật giáo Tây Tạng, Đức đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát vì xót thương chúng sanh đã rơi lệ. Giọt lệ của Người đã hóa thành 21 vị Độ Mẫu. 21 Đức Quan Âm Tara
Thần chú Tara xanh , tôn chính trong 21 tôn Tar
OM TARE TUTTARE TURE SOHA, TARA MANTRA
Category
Buddhist music