Diện Võ Đạo - Môn võ của Diện Chẩn - Dienchan martial arts

58 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Trong sách ‘Những người mở đường đưa võ Việt ra thế giới’ của NXB Văn Hóa Văn Nghệ (tái bản lần thứ nhất), từ trang 129 đến 138, dành cho bài viết đầy công phu của tác giả Phương Tấn với tựa đề “Diện Võ Đạo – Bùi Quốc Châu và Trần Như Đẩu : Một Môn Võ Đặc Thù Của Người Việt Nam”.

Thầy Bùi Quốc Châu đã có ý nghĩ không nên cứ mãi học của người, mình phải sáng tạo ra một môn võ mới, kết hợp cả y lẫn võ, đặc thù của dân tộc Việt Nam. Nhưng vì không phải là võ sư hay con nhà võ nên ông phải đi tìm một cao thủ võ thuật để nói với người đó ý định của mình. Thời may, vào năm 1986 võ sư Trần Như Đẩu ghi tên theo học một lớp Diện chẩn (do thầy Bùi Quốc Châu giảng dạy tại Sài Gòn) nên ông đem ý nghĩ này bàn với võ sư Trần Như Đẩu và dạy cho võ sư môn Âm dương khí công (do ông phát minh từ năm 1965). Qua thực tế, võ sư Trần Như Đẩu nhận thấy môn Âm dương khí công quá hay nên đồng ý hợp tác với thầy Bùi Quốc Châu.

Từ đó, thầy Bùi Quốc Châu dạy thêm cho võ sư Trần Như Đẩu về Diện chẩn và cách vận dụng các nguyên lý của Diện chẩn vào võ thuật để đề ra môn võ mới gồm Âm dương khí công và Diện chẩn.Tất cả phối hợp với võ thuật của võ sư Trần Như Đẩu mà hình thành một môn võ mới, tên gọi ban đầu là Diện Quyền Đạo (…).

Tâm nguyện của thầy Bùi Quốc Châu và võ sư Trần Như Đẩu là cho ra đời một môn võ gồm cả y lẫn võ chứ không nhằm mục đích thể thao, biểu diễn hoặc chiến đấu như nhiều võ phái khác. Có thể nói đây là một môn võ chủ đích về y võ dưỡng sinh và tự vệ, có nghĩa là ‘trong y có võ, trong võ có y’ tương tự như Bảo Chi Lâm một thời vang bóng của Hoàng Phi Hồng ở Quảng Đông, Trung Quốc.

Và ở tiểu mục cuối (3.Một nghệ thuật sống cho mọi người), tác giả Phương Tấn nhận định:

Có thể nói, Diện Võ Đạo không chỉ là một môn võ thuật Việt Nam đáp ứng hữu hiệu cho mục tiêu dưỡng sinh, tự vệ cho mọi người, mà còn là một nghệ thuật sống giúp chúng ta rèn luyện, tu dưỡng thân và tâm để sống khỏe mạnh, an lạc, hạnh phúc, hòa hợp với cộng đồng.

Vào cuối năm 2013, sau khi thống nhất với võ sư Trần Như Đẩu, thầy Bùi Quốc Châu đã cho ra mắt Diện Võ Đạo tại Trung tâm Việt Y Đạo Quốc tế, TP.HCM, Việt Nam vào ngày 28/12/2013.
Category
Diện Chẩn - Bấm huyệt