Dien Chan Online: Cách làm toa Dương Thang của GS. TSKH Bùi Quốc Châu

82 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Một bài thuốc quý
Cách làm:
1 củ nghệ tươi to bằng ngón chân cái người bệnh - đập dập, giã nhuyễn, thêm nước, lọc lấy nước nghệ, bỏ bã.
1 lòng đỏ trứng gà
Mật ong tùy khẩu vị
Sau nhiều năm trị bệnh tôi thấy đa số đồng bào miền Nam đều có thói quen uống nhiều nước đá, nước trà đá, nước tủ lạnh kế đến là nước cam, nước chanh, nước ngọt công nghiệp, nước dừa, nước mía, nước sâm và ăn nhiều đồ mát như cải bẹ xanh, rau mồng tơi, rau dền, đậu bắp, khổ qua, rau má, canh tập tàng… Trái lại ít ăn nghệ, gừng, riềng, tỏi, sả… là những thức ăn dương tính so với đồng bào ở miền Bắc và Trung… Nói chung là đồng bào ở miền Nam hay sử dụng các thức ăn uống mang tính âm (nói nôm na là đồ mát). Vì họ nghĩ là thời tiết nóng nực và cũng nóng nực trong mình nên ăn uống đồ mát để giải nhiệt. Nghĩ thế là không sai nhưng chính vì quan điểm này mà nhiều người đã lạm dụng lâu ngày các thức ăn uống trên khiến cơ thể bị âm hóa sinh ra nhiều bệnh như đau (mỏi) lưng, nhức đầu, mỏi cổ gáy, vai, thần kinh tọa, cảm lạnh (hoặc dễ bị lạnh), hen phế quản, viêm đại tràng, trĩ, lòi dom, tiêu chảy, đau khớp gối, yếu tim, hay mệt mỏi bần thần, thiếu máu, mặt xanh xao, vàng vọt hay sợ lạnh, sợ gió, bướu cổ, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, thị lực kém, lười biếng, không năng động, yếu sinh lý, huyết trắng… Ngoài ra hơn khoảng chục năm trở lại đây, đa số phụ nữ uống nhiều cam, chanh, nước dừa với ý nghĩ là để cho đẹp da và chống lão hóa (theo Tây Y). Cho nên càng khiến cho cơ thể nhiều người bị âm hóa sinh ra nhiều bệnh như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, thần kinh tọa, huyết áp thấp, suy nhược cơ thể, biếng ăn…
Nhận thấy đây là một tập tục về ăn uống rất tai hại cho sức khỏe của đồng bào ta, cho nên tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và cho ra đời một bài thuốc bằng thức ăn gồm 3 vị mang tính thuần dương (ấm, nóng) như sau: NGHỆ – TRÒNG ĐỎ HỘT GÀ – MẬT ONG để giúp đồng bào có thể cân bằng lại âm dương trong cơ thể mình từ đó sẽ bớt bệnh và tăng cường được sức khỏe. Đây là ba vị thuốc (cũng là thức ăn) có nhiều dược tính quý báu cũng đã được nhiều dân tộc trên thế giới dùng hằng mấy nghìn năm qua. Cho nên rất tự nhiên và an toàn.
LƯU Ý: Điểm đặc biệt của toa này là chỉ trị bệnh Hàn (bệnh lạnh) chứ không trị bệnh Nhiệt (bệnh nóng) và phải dùng dưới dạng chưng cách thủy mới hiệu quả.
Toa này do tôi sáng chế từ năm 1976 cùng lúc với toa Âm Dương thang (tức là toa Tắc-Nghệ) và đã được bệnh nhân rất tín nhiệm trong suốt hơn 20 năm qua (Hai toa này đã được tôi ghi trong sách Bài Giảng Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu Pháp trang 56, tái bản 1993). Qua thời gian dài thử nghiệm tôi thấy toa NGHỆ – HỘT GÀ – MẬT ONG trị được khoảng 40 bệnh chứng có nguyên nhân do lạnh như sau:
1. Suyễn hàn, hen phế quản.
23. Kinh nguyệt không đều
2. Đau khớp gối.
24. Mụn mặt (do lạnh), da sạm, nám.
3. Viêm đa khớp.
25. Đau bụng kinh
4. Viêm phế quản mạn tính.
26. Rụng tóc, bạc tóc
5. Viêm xoang.
27. Lói, tức lưng trên (đỉnh phổi)
6. Viêm họng hạt.
28. Suy nhược cơ thể.
7. Viêm tai giữa có mủ.
29. Biếng ăn
8. Trĩ nội
30. Gầy ốm, sụt cân.
9. Tiêu ra máu
31. Bệnh thống phong (goutte)
10. Lở loét da.
32. Suy nhược thần kinh
11. Rụng tóc.
33. Viêm họng.
12. Ho lao (qua giai đoạn cấp cứu).
34. Cảm lạnh, sổ mũi.
13. Phổi có nước (qua giai đoạn cấp cứu).
35. Viêm mũi dị ứng.
14. Ho lâu ngày rút người (ho tồn).
36. Đau bao tử.
15. Thiếu máu, mặt xanh xao, vàng vọt.
37. Viêm đại tràng mạn tính.
16. Tay chân lạnh, thường xuyên mặc áo len.
38. Đau gan vàng da (chỉ dùng nghệ, mật ong chưng cách thủy, không dùng hột gà).
17. Nhức đầu.
39. Sa tử cung.
18. Mất ngủ.
40. Sa dây chằng.
19. Đau lưng
41. Mệt tim (do uống nhiều nước dừa).
20. Yếu sinh lý
42. Mỏi cổ gáy vai (do uống nhiều nước đá).
21. Rong kinh
43. Huyết áp thấp.
22. Huyết trắng.
44. Ung thư máu.
44.Ung thư máu.
Trích Ẩm thực dưỡng sinh

#dienchanbuiquocchau
#dienchantuchuabenh
Category
Diện Chẩn - Bấm huyệt