ĐỆ TỬ PHẬT TUYỆT ĐỐI ĐỪNG ĐEO TRANG SỨC HÌNH TƯỢNG PHẬT, BỒ TÁT QUAN ÂM ... Không có Tâm Cung Kính.
ĐỆ TỬ PHẬT TUYỆT ĐỐI ĐỪNG ĐEO TRANG SỨC HÌNH TƯỢNG PHẬT, QUAN ÂM
Dân Quốc năm thứ hai, Pháp sư Đạo Giai ở chùa Pháp Nguyên – Bắc Kinh tổ chức hội kỷ niệm Phật đản, dùng hình tượng Thích Ca Mâu Ni Phật làm huy chương, Quang hoàn toàn không biết việc này. Sau đó, Pháp sư Đạo Giai đến Phổ Đà, tặng Quang một huy chương, Quang lên án mạnh mẽ như vậy là không tôn kính Phật.
Nhưng đến Dân Quốc năm 12, Đạo Giai vẫn làm như vậy. Thượng Hải cũng theo vậy mà làm, hiện nay cư sĩ cũng làm theo, tội chế tác hình tượng như vậy bắt đầu từ Pháp sư Đạo Giai.
Pháp sư Đạo Giai còn có thể giảng kinh, nhưng hoàn toàn không giảng về cung kính và tôn trọng, cũng khiến người khác phải thở dài. Tất cả nhân viên đến hội này, mỗi người phải đeo một huy chương...
Nếu đeo huy chương hình tượng Phật mà lạy Phật, đã không phù hợp; mà đeo huy chương xá lạy người khác, thì ta và người đều giảm phước.
Nhưng hiện nay do Đạo Giai đề xướng đã trở thành phong trào phổ biến, Quang cũng biết việc này không dễ dàng chỉnh đốn lại, nhưng do cư sĩ yêu thích quá độ, không thể không nói ra việc này.
_Trích "Ấn Quang Pháp sư Văn Sao tam biên" quyển 2 - bức thư trả lời cư sĩ Ổ Sùng Âm_
Lời bàn:
Bất kể là hình tượng Phật trang nghiêm bằng vàng, bạc, đồng, thiếc, gỗ, đá, xi măng, hình thêu, hình vẽ; chỉ cần thành hình tượng Phật thì đó chính là Phật, không sai không khác với tất cả chư Phật Bồ Tát mười phương ba đời, nên hình tượng Phật phải nhận được lễ kính, cúng dường, đảnh lễ, cung kính của tất cả chúng sanh mười phương.
Trong Phật giáo chánh tín, không kiến nghị bất kỳ ai đeo hình tượng Phật, chúng xuất gia chân chánh cũng đều không đeo hình tượng Phật Bồ Tát, “Đại Tạng Kinh” chánh tín cũng không có viết là có thể tùy tiện đeo hình tượng Phật Bồ Tát.
Thiện nam tín nữ là cư sĩ tại gia hiện nay, đa phần dùng trang sức hình tượng Phật, Quan Âm (làm bằng ngọc, hoặc vàng, bạc v.v...) làm bùa hộ mệnh, không chỉ không để ở ngoài áo, mà còn để sát trong da thịt, chảy mồ hôi không cởi ra, vào nhà vệ sinh không cởi ra, tắm rửa không cởi ra, tội khinh nhờn không hề nhẹ! Còn vọng tưởng theo đó mà trồng phước tiêu tai, làm gì có lý như thế ?
Lại có lời đồn nói rằng “Nam đeo Quan Âm nữ đeo tượng Phật”! Đại sư Ấn Quang và các Cao tăng thời cận đại đã nói rõ ràng đối với khởi điểm của tệ nạn này, xét kỹ sự tràn lan của tệ nạn nay, ngưỡng mong đại chúng tiếc phước, đừng tạo tội nghiệp.
Ấn Tổ dạy: Đối với tượng Phật nên tưởng như đức Phật thật, chẳng được coi giống như gỗ, đất, đồng, sắt v.v...Kinh điển chính là thầy của tam thế chư Phật, là Pháp Thân xá-lợi của Như Lai, cũng nên xem như Đức Phật thật sự, chẳng được coi như giấy mực.
Lúc đối trước kinh tượng, hãy nên như trung thần thờ thánh chúa, như con hiếu đọc di chúc. Làm được như thế, không nghiệp chướng nào chẳng tiêu, không phước huệ nào chẳng đủ..
Lời bàn: Ngày nay, có một số Phật tử đi chùa, lại quên mất hai chữ thành kính mà ấn Tổ dạy. Vừa xong thời Kinh, đứng ngay tượng Phật mà cởi áo tràng, đi ngang tượng Phật hiên ngang mà chẳng cúi đầu, lễ Phật mà mắt láo liên dòm ngó đông tây, đến nỗi mặc quần ngắn, váy ngắn, áo mỏng, áo hở đi tới lui trước tượng Phật.
Kinh sách cũng chẳng trân trọng, vứt để lung tung. Đừng nói gì đến có phước hay không ? Chưa bàn đến tội đã là may mắn rồ.! Đem tâm như vậy tu hành, rồi trách Bồ Tát không linh, thật oan uổn quá.
A DI ĐÀ PHẬT
Dân Quốc năm thứ hai, Pháp sư Đạo Giai ở chùa Pháp Nguyên – Bắc Kinh tổ chức hội kỷ niệm Phật đản, dùng hình tượng Thích Ca Mâu Ni Phật làm huy chương, Quang hoàn toàn không biết việc này. Sau đó, Pháp sư Đạo Giai đến Phổ Đà, tặng Quang một huy chương, Quang lên án mạnh mẽ như vậy là không tôn kính Phật.
Nhưng đến Dân Quốc năm 12, Đạo Giai vẫn làm như vậy. Thượng Hải cũng theo vậy mà làm, hiện nay cư sĩ cũng làm theo, tội chế tác hình tượng như vậy bắt đầu từ Pháp sư Đạo Giai.
Pháp sư Đạo Giai còn có thể giảng kinh, nhưng hoàn toàn không giảng về cung kính và tôn trọng, cũng khiến người khác phải thở dài. Tất cả nhân viên đến hội này, mỗi người phải đeo một huy chương...
Nếu đeo huy chương hình tượng Phật mà lạy Phật, đã không phù hợp; mà đeo huy chương xá lạy người khác, thì ta và người đều giảm phước.
Nhưng hiện nay do Đạo Giai đề xướng đã trở thành phong trào phổ biến, Quang cũng biết việc này không dễ dàng chỉnh đốn lại, nhưng do cư sĩ yêu thích quá độ, không thể không nói ra việc này.
_Trích "Ấn Quang Pháp sư Văn Sao tam biên" quyển 2 - bức thư trả lời cư sĩ Ổ Sùng Âm_
Lời bàn:
Bất kể là hình tượng Phật trang nghiêm bằng vàng, bạc, đồng, thiếc, gỗ, đá, xi măng, hình thêu, hình vẽ; chỉ cần thành hình tượng Phật thì đó chính là Phật, không sai không khác với tất cả chư Phật Bồ Tát mười phương ba đời, nên hình tượng Phật phải nhận được lễ kính, cúng dường, đảnh lễ, cung kính của tất cả chúng sanh mười phương.
Trong Phật giáo chánh tín, không kiến nghị bất kỳ ai đeo hình tượng Phật, chúng xuất gia chân chánh cũng đều không đeo hình tượng Phật Bồ Tát, “Đại Tạng Kinh” chánh tín cũng không có viết là có thể tùy tiện đeo hình tượng Phật Bồ Tát.
Thiện nam tín nữ là cư sĩ tại gia hiện nay, đa phần dùng trang sức hình tượng Phật, Quan Âm (làm bằng ngọc, hoặc vàng, bạc v.v...) làm bùa hộ mệnh, không chỉ không để ở ngoài áo, mà còn để sát trong da thịt, chảy mồ hôi không cởi ra, vào nhà vệ sinh không cởi ra, tắm rửa không cởi ra, tội khinh nhờn không hề nhẹ! Còn vọng tưởng theo đó mà trồng phước tiêu tai, làm gì có lý như thế ?
Lại có lời đồn nói rằng “Nam đeo Quan Âm nữ đeo tượng Phật”! Đại sư Ấn Quang và các Cao tăng thời cận đại đã nói rõ ràng đối với khởi điểm của tệ nạn này, xét kỹ sự tràn lan của tệ nạn nay, ngưỡng mong đại chúng tiếc phước, đừng tạo tội nghiệp.
Ấn Tổ dạy: Đối với tượng Phật nên tưởng như đức Phật thật, chẳng được coi giống như gỗ, đất, đồng, sắt v.v...Kinh điển chính là thầy của tam thế chư Phật, là Pháp Thân xá-lợi của Như Lai, cũng nên xem như Đức Phật thật sự, chẳng được coi như giấy mực.
Lúc đối trước kinh tượng, hãy nên như trung thần thờ thánh chúa, như con hiếu đọc di chúc. Làm được như thế, không nghiệp chướng nào chẳng tiêu, không phước huệ nào chẳng đủ..
Lời bàn: Ngày nay, có một số Phật tử đi chùa, lại quên mất hai chữ thành kính mà ấn Tổ dạy. Vừa xong thời Kinh, đứng ngay tượng Phật mà cởi áo tràng, đi ngang tượng Phật hiên ngang mà chẳng cúi đầu, lễ Phật mà mắt láo liên dòm ngó đông tây, đến nỗi mặc quần ngắn, váy ngắn, áo mỏng, áo hở đi tới lui trước tượng Phật.
Kinh sách cũng chẳng trân trọng, vứt để lung tung. Đừng nói gì đến có phước hay không ? Chưa bàn đến tội đã là may mắn rồ.! Đem tâm như vậy tu hành, rồi trách Bồ Tát không linh, thật oan uổn quá.
A DI ĐÀ PHẬT
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không