Đại Thừa Tuyệt Đối Luận - Thiền Sư Nguyệt Khê

Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 1:33:32
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 1:33:32
 
1x
131 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
SƠ LƯỢC VỀ THIỀN SƯ NGUYỆT KHÊ: Sư húy Tâm Viên, hiệu Nguyệt Khê, họ Ngô, tổ tiên là người Tiền Đường tỉnh Triết Giang, lập nghiệp ở Côn Minh tỉnh Vân Nam, truyền được ba đời đến Sư, cha là Tử Trang, mẹ là Lục Thánh Đức, sanh được năm con, Sư là út. Năm 12 tuổi đọc Lan Đình Tập Tự đến câu “Tử sanh diệc đại hỷ, khí bất thống tai” (Tử sanh là việc lớn, há chẳng đau khổ ư!), bỗng nhiên có giải ngộ; mới hỏi thầy rằng: “Làm thế nào có thể chẳng sanh chẳng tử được?” Uông tiên sinh bảo: “Nhà Nho nói: “Chưa biết sanh làm sao biết tử, lời này phải hỏi nhà Phật học”. Bèn đến hỏi nhà Phật học, nhà Phật học bảo: “Nhục thể và linh tánh của kiến, văn, giác, tri đều ở trong lục đạo luân hồi sanh tử, Phật tánh thì như như bất động, bất sanh bất tử. Nếu chưa thấy Phật tánh thì Phật tánh luân hồi theo linh tánh của kiến, văn, giác, tri; nếu thấy Phật tánh tràn đầy hư không thì linh tánh của kiến, văn, giác, tri biến thành Phật tánh”. Sư hỏi: “Dùng cách nào mới thấy được Phật tánh?” Nhà Phật học không đáp được, mới trao cho sư các kinh Bốn Mươi Hai Chương và kinh Kim Cang. Bấy giờ Tôn túc Diệu Trí dạy hãy khán thoại đầu “Niệm Phật là ai?” và nghiên cứu Đại Trí Độ Luận. Năm 19 tuổi, Sư quyết chí xuất gia xiển dương chánh pháp, hồi nhỏ cha mẹ đã đính hôn cho Sư nhưng Sư kiên quyết không lấy vợ. Vào năm ấy lễ Tỉnh An hòa thượng ở nơi đó xin xuống tóc thọ đại giới. Vừa xuất gia đã tinh tiến dũng mãnh, nơi Phật tiền đốt hai ngón tay, ngón út và áp út tay trái, cùng cắt miếng thịt to bằng bàn tay, trên đó đốt bốn mươi tám liều cúng dường Phật. Sau đó, Sư Ông của Sư dạy khán thoại đầu “Muôn pháp về một, một về chỗ nào?” và trao cho Truyền Đăng Lục; Sư xem qua có cái biết có cái không. Sư rất thích Lâm Tế Ngữ Lục, nhưng cách dụng công như thế nào vẫn còn chưa rõ. Sư về sau theo Ngộ Tham pháp sư học giáo lý của các tông Thiên Thai, Hiền Thủ, Từ Ân. Năm 22 tuổi ra giảng kinh thuyết pháp, thính giả rất đông. Đáp lời mời của Pháp hội Lăng Già ở Nam Kinh, Sư thị chúng rằng: “Chúng sanh bản lai là Phật, chỉ vì vọng niệm vô minh nên không liễu thoát sanh tử được, nếu phá được một phần vọng niệm vô minh thì được chứng một phần Pháp thân, vọng niệm vô minh phá hết thì Pháp thân hiển lộ”. Bấy giờ trong Pháp hội có Tôn túc Khai Minh hỏi rằng: Nếu vọng niệm vô minh từ ngoài đến, không có dính dáng gì với ông thì cần gì dứt nó? Nếu vọng niệm vô minh từ bên trong sanh ra, ví như nguồn suối luôn luôn có nước chảy, dứt rồi lại sanh, sanh rồi lại dứt, đến khi nào mới hết! Tu hành như thế thật chẳng có chỗ đúng! Vọng niệm dứt là Phật tánh, vọng niệm khởi là chúng sanh, vậy thành Phật cũng có luân hồi ư? Sư không trả lời được. Lại hỏi tiếp: Pháp sư chưa từng minh tâm kiến tánh, trong Kinh chẳng có những lời này, những lời này là có được từ các chú giải; người kiến tánh chú giải Kinh thì chẳng sai, người chưa kiến tánh chú giải kinh điển nói Nam ra Bắc, lôi Đông bỏ Tây, thị phi điên đảo có phải không? Sư đáp: Phải. Sư đảnh lễ Tôn túc và trình lời nhà Phật học nói về “Dùng cách nào mới có thể minh tâm kiến tánh?” Tôn túc bảo: Lời này Pháp sư nên đến hỏi Tông sư Thiết Nham ở Ngưu Đầu Sơn là người đã chứng ngộ. Ngay đêm ấy, Sư đến lễ hỏi Thiết Nham. Sư trình câu nói của nhà Phật học về: Dùng cách nào mới có thể minh tâm kiến tánh được? Nham bảo: Ngươi chớ nên dứt vọng niệm, nên dùng nhãn căn nhìn thẳng vào chỗ hầm sâu đen tối chẳng trụ hữu vô ấy, đi, đứng, nằm, ngồi chẳng được gián đoạn, khi nhân duyên đến, “ồ” lên một tiếng, hầm sâu đen tối của vô minh tan rã thì được minh tâm kiến tánh. Sư nghe lời này như uống nước cam lồ, từ ấy ngày đêm khổ tham, hình dung tiều tụy, ốm như cây củi, một đêm nghe tiếng gió thổi lá cây ngô đồng thì hoát nhiên chứng ngộ, mồ hôi như tắm, rằng “ồ” là vậy là vậy! Chẳng xanh chẳng trắng cũng chẳng tham thiền, cũng chẳng niệm Phật, cũng chẳng sanh tử đại sự, cũng chẳng vô thường tấn tốc, liền thuyết kệ rằng:
"Bản lai chẳng Phật chẳng chúng sanh,
Thế giới chưa từng thấy một người,
Thấu liễu cứu cánh là cái này,
Tự tánh vẫn là tự mình sanh."
Nhìn ra ngoài cửa sổ chính là vào canh tư, trăng treo trên nền trời xanh tít không dợn chút mây. Mấy ngày sau Sư đến Thiết Nham, nói: Chẳng cầu pháp môn dụng công, chỉ cầu lão Hòa thượng ấn chứng. Thiết Nham đưa cây gậy lên ra thế đánh hỏi Sư rằng: "Tào Khê chưa gặp Hoàng Mai, ý chỉ như thế nào?" Sư đáp: "Lão Hòa thượng muốn đánh người." Thiết Nham lại hỏi: "Sau khi gặp ý chỉ như thế nào?" Sư vẫn đáp rằng: "Lão Hòa thượng muốn đánh người". Nham gật đầu. Sư đem sở ngộ trình Thiết Nham. Nham bảo: "Ngươi chứng ngộ rồi, nay ta ấn chứng cho, ngươi có thể đem Truyền Đăng Lục để ấn chứng thêm. Đại sự ngươi đã xong, có nhân duyên thì thuyết pháp độ sanh, chẳng nhân duyên có thể tùy duyên qua ngày." Sư bèn đem Truyền Đăng Lục, Chỉ Nguyệt Lục, Ngũ Đăng Hội Nguyên và kinh Hoa Nghiêm để ấn chứng, tất cả thấu rõ như nói chuyện việc nhà vậy, chẳng có việc lạ.
Category
Ấn Quang Đại Sư
Show more