CỔ ĐỨC THƯỜNG NÓI: BIẾT NHIỀU VIỆC THÊM PHIỀN NÃO NHIỀU " QUEN NHIỀU NGƯỜI THÌ THỊ PHI NHIỀU
CỔ ĐỨC THƯỜNG NÓI: BIẾT NHIỀU VIỆC THÊM PHIỀN NÃO NHIỀU " QUEN NHIỀU NGƯỜI THÌ THỊ PHI NHIỀU
nhiều việc không bằng ít việc, ít việc không bằng không việc gì”, lại nói với chúng ta, “biết nhiều việc thì phiền não nhiều, quen nhiều người thì thị phi nhiều”. Khi bạn tiếp xúc với rất nhiều người thì việc thị phi sẽ chất thành đống. Trong thời đại này, nếu bạn chân thật muốn giữ gìn sự “thanh tịnh bình đẳng giác” của mình như tựa đề của kinh này thì bạn nhất định phải biết lìa xa thị phi nhân ngã. Vì vậy tôi thường nói với các đồng tu, tôi đại khái đã 40 năm không xem báo chí. Vì sao vậy? Vì đó là ô nhiễm, đó là thị phi. Không xem tạp chí, không xem truyền hình, tôi mỗi ngày khi có thời gian thì tôi đọc kinh Phật, xem những tác phẩm của Tổ sư, cuộc sống của tôi rất tốt, rất tự tại. Vậy bạn mới chân thật có thể giữ gìn được sự thanh tịnh bình đẳng của mình mà không bị ô nhiễm. Hiện tại xã hội này đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng bản thân có thể không tiếp nhận, chúng ta vẫn có cái quyền này, chúng ta có thể không tiếp nhận, phải nên biết đạo lý này. Những việc này ngày trước lão sư Lý đã dạy qua.
Việc học kinh giáo cũng phải một môn thâm nhập thì tâm của bạn sẽ định, định rồi có thể khai trí huệ. Nếu bạn học quá nhiều thứ, học rất tạp thì bạn phân tâm, bạn tăng trưởng phân biệt, tăng trưởng chấp trước, tăng trưởng vọng tưởng, nói một cách khác, bạn không những không khai trí huệ, mà tâm cũng không thanh tịnh, tổn thất này quá lớn. Cho nên bạn nhất định phải hiểu được cách học như thế nào. Người thế gian bất luận dân tộc, tôn giáo nào, bạn đi hỏi xem có ai mà không tham tiền tài, có ai mà không tham danh văn lợi dưỡng, có ai mà không tham hưởng thụ. Đây là gì vậy? Đây là căn tánh hạ liệt, không phải là bổn tánh. Phiền não tập khí này đã được huân tập từ vô lượng kiếp đến nay, không dễ gì đoạn được. Cho nên nếu bạn gặp được thiện tri thức tốt, thật sự chỉ dạy cho bạn, thiện tri thức nhất định là lấy thân làm gương. Chúng ta sanh khởi lòng tin đối với họ, lấy họ làm gương, học tập ở họ, nếu có thể học ở họ 20 - 30 năm thì sẽ được thọ dụng, đối với lão sư sẽ sanh tâm cảm ơn. Nếu đều làm được những giáo huấn của cổ Thánh tiên Hiền, của Phật Bồ-tát ngay trong cuộc sống thường ngày, vậy thì bạn được thọ dụng rồi. Nếu làm không được, không thể vận dụng thực tiễn, vậy thì sai rồi, chúng ta tuy rằng tu học rất cần cù, nhưng không được thọ dụng. Cũng như đi học vậy, rất cố gắng mà thi cũng chỉ được điểm không, bạn không phải là kiểu như vậy hay sao? Chân thật được thọ dụng thì khi thi sẽ được tròn điểm chứ không phải điểm không. Vì vậy không thể không học giáo huấn của Phật.
TRÍCH TỪ BÀI GIẢNG KINH VÔ LƯỢNG THỌ (TẬP 342) HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG GIẢNG
nhiều việc không bằng ít việc, ít việc không bằng không việc gì”, lại nói với chúng ta, “biết nhiều việc thì phiền não nhiều, quen nhiều người thì thị phi nhiều”. Khi bạn tiếp xúc với rất nhiều người thì việc thị phi sẽ chất thành đống. Trong thời đại này, nếu bạn chân thật muốn giữ gìn sự “thanh tịnh bình đẳng giác” của mình như tựa đề của kinh này thì bạn nhất định phải biết lìa xa thị phi nhân ngã. Vì vậy tôi thường nói với các đồng tu, tôi đại khái đã 40 năm không xem báo chí. Vì sao vậy? Vì đó là ô nhiễm, đó là thị phi. Không xem tạp chí, không xem truyền hình, tôi mỗi ngày khi có thời gian thì tôi đọc kinh Phật, xem những tác phẩm của Tổ sư, cuộc sống của tôi rất tốt, rất tự tại. Vậy bạn mới chân thật có thể giữ gìn được sự thanh tịnh bình đẳng của mình mà không bị ô nhiễm. Hiện tại xã hội này đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng bản thân có thể không tiếp nhận, chúng ta vẫn có cái quyền này, chúng ta có thể không tiếp nhận, phải nên biết đạo lý này. Những việc này ngày trước lão sư Lý đã dạy qua.
Việc học kinh giáo cũng phải một môn thâm nhập thì tâm của bạn sẽ định, định rồi có thể khai trí huệ. Nếu bạn học quá nhiều thứ, học rất tạp thì bạn phân tâm, bạn tăng trưởng phân biệt, tăng trưởng chấp trước, tăng trưởng vọng tưởng, nói một cách khác, bạn không những không khai trí huệ, mà tâm cũng không thanh tịnh, tổn thất này quá lớn. Cho nên bạn nhất định phải hiểu được cách học như thế nào. Người thế gian bất luận dân tộc, tôn giáo nào, bạn đi hỏi xem có ai mà không tham tiền tài, có ai mà không tham danh văn lợi dưỡng, có ai mà không tham hưởng thụ. Đây là gì vậy? Đây là căn tánh hạ liệt, không phải là bổn tánh. Phiền não tập khí này đã được huân tập từ vô lượng kiếp đến nay, không dễ gì đoạn được. Cho nên nếu bạn gặp được thiện tri thức tốt, thật sự chỉ dạy cho bạn, thiện tri thức nhất định là lấy thân làm gương. Chúng ta sanh khởi lòng tin đối với họ, lấy họ làm gương, học tập ở họ, nếu có thể học ở họ 20 - 30 năm thì sẽ được thọ dụng, đối với lão sư sẽ sanh tâm cảm ơn. Nếu đều làm được những giáo huấn của cổ Thánh tiên Hiền, của Phật Bồ-tát ngay trong cuộc sống thường ngày, vậy thì bạn được thọ dụng rồi. Nếu làm không được, không thể vận dụng thực tiễn, vậy thì sai rồi, chúng ta tuy rằng tu học rất cần cù, nhưng không được thọ dụng. Cũng như đi học vậy, rất cố gắng mà thi cũng chỉ được điểm không, bạn không phải là kiểu như vậy hay sao? Chân thật được thọ dụng thì khi thi sẽ được tròn điểm chứ không phải điểm không. Vì vậy không thể không học giáo huấn của Phật.
TRÍCH TỪ BÀI GIẢNG KINH VÔ LƯỢNG THỌ (TẬP 342) HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG GIẢNG
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không