Chúng ta phải luôn ghi nhớ tấm gương người bạn học của ngài An Thế Cao,vì sao người ấy bị đọa lạc..

9 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, tập 1561

Khất thực xin được “mãn bát” (滿缽, bát đầy ắp), những kẻ bình phàm sẽ sanh tâm hoan hỷ. Nhất là bát cơm ấy rất ngon miệng, rất hợp khẩu vị của chính mình, tự nhiên sẽ sanh tâm hoan hỷ. Nếu chẳng xin được, trong tâm dấy phiền não, hoặc là bát cơm xin được ấy rất khó nuốt, chẳng hợp với khẩu vị của chính mình, trong tâm sẽ khó chịu đôi chút. Đấy là cái tâm thông thường. Phải biết tuy đấy là chuyện rất nhỏ, lũ bình phàm chúng ta thường nói là “vặt vãnh, chẳng đáng kể”, nhưng quả báo chẳng thể nghĩ bàn! Chúng ta phải luôn ghi nhớ tấm gương người bạn học của ngài An Thế Cao. Chuyện này được chép trong bộ Cao Tăng Truyện, trong phần truyện ký về ngài An Thế Cao. Một đồng tham đạo hữu của Ngài cũng rất dụng công. Truyện ký An Thế Cao chép người ấy thông hiểu kinh điển, ưa bố thí, học kinh giáo rất khá, thông đạt. Đã hiểu rõ, thông đạt, quý vị thấy người ấy rất khó có. Nhưng hằng ngày đi khất thực, hễ được đầy bát, ăn ngon, sẽ rất vui sướng. Nếu chẳng xin được, bát trống rỗng, hoặc trong bát chứa những món không hợp khẩu vị, trong tâm người ấy khó chịu. Do một tí ti phiền não dường ấy mà đọa trong súc sanh đạo, lũ bình phàm chúng ta nói là “đọa trong thần đạo”.
Vị thần ấy đến Trung Hoa. Long vương hồ Cung Đình là bạn đồng học trong đời quá khứ của ngài An Thế Cao. Vì thế, ngài An Thế Cao đã nói rõ vì sao người ấy bị đọa lạc trong thần đạo. Thân thể người ấy là mãng xà, tức là một con rắn to, làm thân rắn. Khi làm long vương, miếu thờ long vương nhang đèn tấp nập, cả một ngàn dặm quanh vùng đều đến lễ bái, đều đến thắp hương cúng dường. Vì sao? Trong đời quá khứ, người ấy thích bố thí, cho nên đời này phước báo to lớn. Người ấy thông hiểu kinh, cho nên vị long vương ấy có linh nghiệm. Do vậy có thể biết, chúng ta hiểu rõ, nguyên lai là khá nhiều vị thần linh trong thế gian toàn là bậc đại tu hành. Vì sao bị đọa lạc làm thần linh, chẳng thể thành chánh quả? Nguyên nhân là do chẳng đoạn tập khí phiền não, ta mới biết tập khí đáng sợ lắm! Nhất định phải dưỡng thành tâm niệm “bát rỗng chẳng sanh phiền não, chẳng oán hận, chớ nên trách móc người khác”. Ta hằng ngày hiểu kinh, chuộng thí, hôm nay đi khất thực, chẳng xin được bát cơm nào, trong tâm khó chịu đôi chút; do một tí khó chịu ấy, sẽ đọa lạc trong thần đạo, sẽ chướng ngại quý vị thành chánh quả. Quý vị nói xem, có đáng sợ lắm hay không? Nếu như oán hận nghiêm trọng, oán trời hờn người, còn chẳng sanh vào thần đạo được, thật sự đọa lạc trong quỷ đạo, đọa lạc trong địa ngục đạo. Tâm sân hận nặng nề bèn đọa vào địa ngục đạo. Do đó, học Phật chẳng dễ dàng!
Category
Hòa Thượng Tịnh Không