Chúng ta nên dùng cái Thân thể huyễn giả này để Tu Hành. Đừng vì thân thể này mà tạo nghiệp chướng.
Video Player is loading.
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 82 - 83 - 84
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Điều thứ nhất trong Tứ Niệm Xứ, đức Phật dạy chúng ta quán Thân bất tịnh. Quý vị phải thường nghĩ thân thể này chẳng phải là thứ sạch sẽ, chớ nên lưu luyến thân thể này, đừng thường vì thân thể này mà sanh phiền não, vì thân thể này mà tạo nghiệp chướng. Nếu vậy, quý vị đã sai mất rồi, thân là giả ! Trong Phật pháp thường nói tá giả tu chân (nhờ vào cái giả để tu cái thật), chúng ta dùng cái thân thể huyễn giả này để tu hành, nâng cao linh tánh của chính mình. Điều này trọng yếu ! Thân là công cụ, quý vị hãy khéo lợi dụng nó, chớ nên lợi dụng nó để tạo nghiệp, phải lợi dụng nó để tu hành, đó là đúng. Không biết tu hành, chắc chắn sẽ tạo nghiệp ! Quả báo của tạo nghiệp: Tạo thiện nghiệp sẽ vào tam thiện đạo để tiêu nghiệp. Tam thiện đạo hay tam ác đạo đều nhằm tiêu nghiệp chướng. Nghiệp chướng có thiện và ác. Tạo nghiệp bất thiện sẽ vào tam ác đạo để tiêu nghiệp, quý vị thấy: Đều là tiêu nghiệp, bình đẳng! Vì sao? Trong tự tánh thanh tịnh tâm không có nghiệp chướng, thiện nghiệp lẫn ác nghiệp đều không có. Ác nghiệp bất hảo, thiện nghiệp cũng bất hảo ! Phải giác ngộ điều này, chỉ cần tạo nghiệp, quý vị sẽ không thoát khỏi lục đạo luân hồi. Luân hồi trong lục đạo, chắc chắn thời gian quý vị ở trong ác đạo dài lâu, thời gian ở trong thiện đạo ngắn ngủi. Đó là sự thật, chúng ta chớ nên không cảnh giác. Vì sao ? Hễ sanh ra đời là có phiền não, phải biết rằng thiện hay ác đều là phiền não, phải biết điều này, chúng đều là phiền não. Trong ấy, thiện ít, ác nhiều. Trong Bách Pháp Minh Môn Luận, đã quy nạp những nghiệp ấy (nghiệp chướng) thành hai mươi sáu loại bất thiện, thiện cũng được quy nạp thành mười một loại. Quý vị thấy: So sánh giữa hai loại này, ác còn nhiều hơn hai lần thiện, ác có hai mươi sáu thứ, thiện chỉ có mười một ! Chúng ta suy ra sẽ biết vì sao con người học điều tốt lành rất khó khăn, học theo chuyện xấu rất dễ dàng ! Tự tánh không có thiện hay ác, nó có thể hiện, có thể sanh, có thể hiện vạn pháp, có thể sanh vạn pháp. A Lại Da có thể biến, trong A Lại Da có thiện và ác, có nhiễm và tịnh. Vì thế, trong kinh, đức Phật thường nói: Hết thảy các pháp sanh từ tâm tưởng.
Lần này tôi sang thăm Ấn Ni Indonesia, cũng gặp được một xí nghiệp gia, nói chung kinh doanh khá lắm, mời tôi dùng cơm, hỏi tôi một vấn đề: Có kẻ gạt tiền ông ta, nói chung chẳng ít. Ông ta hỏi tôi: Có nên kiện kẻ ấy ra tòa để lấy tiền lại hay không? Tôi nói: Ông học Phật bao lâu ? Hơn mười năm! Tôi nói: Nếu ông thật sự học Phật, coi như chuyện ấy đã xong! Vì sao? Số tiền ấy tuy nhiều, nhưng ông có tiền, là một vị đại tài chủ. Đối với ông mà nói thì món tiền ấy chẳng thấm vào đâu, cần gì phải so đo, cần gì phải ghim trong long ? Ông cũng chẳng phải là thiếu tiền xài, cũng lại chẳng thiếu món tiền ấy, kẻ ấy dùng cũng giống như ông dùng, có gì khác nhau? Tôi coi thử ông ta nghe nói như vậy có hiểu hay không. Nếu ông ta hiểu, sẽ là thật sự học Phật. Nếu nghe mà chẳng hiểu, còn có oán khí, vẫn đi thưa kiện, uổng công học Phật rồi, phí hoài mười mấy năm học Phật. Đấy là gì ? Trong khi bị khảo nghiệm công phu, quý vị chẳng thể buông xuống được ! Đến cửa ải ấy, vẫn chưa buông xuống được, vẫn là giẫm chân tại chỗ, học Phật chẳng tiến một bước nào !
Trong Phật môn không có đối lập, mâu thuẫn, hay xung đột. Người khác đối lập, mâu thuẫn, xung đột đối với ta, ta đối với người ấy chẳng có, đừng nên đòi hỏi người khác đối xử tốt đẹp với chính mình, mà phải đòi hỏi ta đối đãi người khác như thế nào thì quý vị mới có thể thành tựu trong Phật pháp. Đòi hỏi người khác đối xử với ta như thế nào, trật rồi! Đó gọi là gì ? Cầu pháp ngoài tâm, biến thành ngoại đạo. Phật pháp cầu trong tự tâm, chẳng cầu ở bên ngoài, vì sao ? Tâm có thể chuyển cảnh giới. Thí dụ như người khác hủy báng, lăng nhục, hãm hại ta, kẻ chẳng học Phật bèn nói: Đó là kẻ oan gia đối đầu của ta, ta phải trả thù hắn, khởi lên ý niệm ấy. Ý niệm ấy sai lầm, do chẳng biết Tự và Tha là nhất thể. Quý vị báo thù lần này, oan oan tương báo, luân hồi trong lục đạo chẳng xong, khổ chẳng thể nói nổi, trật rồi! Người giác ngộ sẽ như thế nào? Người giác ngộ biết ta và kẻ khác là nhất thể, kẻ khác hủy báng, làm nhục, tổn hại ta là vì kẻ ấy mê, chẳng giác, hãy nên tha thứ, chẳng có dấu vết gì, chẳng cần nói là tha thứ, dấu vết gì cũng không có, vẫn hoan hỷ đối với kẻ ấy. Kẻ ấy là gì? Bồ Tát. Lại suy nghĩ sâu xa hơn, người ấy tạo lợi ích cho ta, là ân nhân của ta. Kẻ ấy hủy báng ta, coi thử ta có phải là chẳng khởi tâm động niệm hay chăng ? Ta chẳng khởi tâm động niệm là ta được nâng cao.
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Điều thứ nhất trong Tứ Niệm Xứ, đức Phật dạy chúng ta quán Thân bất tịnh. Quý vị phải thường nghĩ thân thể này chẳng phải là thứ sạch sẽ, chớ nên lưu luyến thân thể này, đừng thường vì thân thể này mà sanh phiền não, vì thân thể này mà tạo nghiệp chướng. Nếu vậy, quý vị đã sai mất rồi, thân là giả ! Trong Phật pháp thường nói tá giả tu chân (nhờ vào cái giả để tu cái thật), chúng ta dùng cái thân thể huyễn giả này để tu hành, nâng cao linh tánh của chính mình. Điều này trọng yếu ! Thân là công cụ, quý vị hãy khéo lợi dụng nó, chớ nên lợi dụng nó để tạo nghiệp, phải lợi dụng nó để tu hành, đó là đúng. Không biết tu hành, chắc chắn sẽ tạo nghiệp ! Quả báo của tạo nghiệp: Tạo thiện nghiệp sẽ vào tam thiện đạo để tiêu nghiệp. Tam thiện đạo hay tam ác đạo đều nhằm tiêu nghiệp chướng. Nghiệp chướng có thiện và ác. Tạo nghiệp bất thiện sẽ vào tam ác đạo để tiêu nghiệp, quý vị thấy: Đều là tiêu nghiệp, bình đẳng! Vì sao? Trong tự tánh thanh tịnh tâm không có nghiệp chướng, thiện nghiệp lẫn ác nghiệp đều không có. Ác nghiệp bất hảo, thiện nghiệp cũng bất hảo ! Phải giác ngộ điều này, chỉ cần tạo nghiệp, quý vị sẽ không thoát khỏi lục đạo luân hồi. Luân hồi trong lục đạo, chắc chắn thời gian quý vị ở trong ác đạo dài lâu, thời gian ở trong thiện đạo ngắn ngủi. Đó là sự thật, chúng ta chớ nên không cảnh giác. Vì sao ? Hễ sanh ra đời là có phiền não, phải biết rằng thiện hay ác đều là phiền não, phải biết điều này, chúng đều là phiền não. Trong ấy, thiện ít, ác nhiều. Trong Bách Pháp Minh Môn Luận, đã quy nạp những nghiệp ấy (nghiệp chướng) thành hai mươi sáu loại bất thiện, thiện cũng được quy nạp thành mười một loại. Quý vị thấy: So sánh giữa hai loại này, ác còn nhiều hơn hai lần thiện, ác có hai mươi sáu thứ, thiện chỉ có mười một ! Chúng ta suy ra sẽ biết vì sao con người học điều tốt lành rất khó khăn, học theo chuyện xấu rất dễ dàng ! Tự tánh không có thiện hay ác, nó có thể hiện, có thể sanh, có thể hiện vạn pháp, có thể sanh vạn pháp. A Lại Da có thể biến, trong A Lại Da có thiện và ác, có nhiễm và tịnh. Vì thế, trong kinh, đức Phật thường nói: Hết thảy các pháp sanh từ tâm tưởng.
Lần này tôi sang thăm Ấn Ni Indonesia, cũng gặp được một xí nghiệp gia, nói chung kinh doanh khá lắm, mời tôi dùng cơm, hỏi tôi một vấn đề: Có kẻ gạt tiền ông ta, nói chung chẳng ít. Ông ta hỏi tôi: Có nên kiện kẻ ấy ra tòa để lấy tiền lại hay không? Tôi nói: Ông học Phật bao lâu ? Hơn mười năm! Tôi nói: Nếu ông thật sự học Phật, coi như chuyện ấy đã xong! Vì sao? Số tiền ấy tuy nhiều, nhưng ông có tiền, là một vị đại tài chủ. Đối với ông mà nói thì món tiền ấy chẳng thấm vào đâu, cần gì phải so đo, cần gì phải ghim trong long ? Ông cũng chẳng phải là thiếu tiền xài, cũng lại chẳng thiếu món tiền ấy, kẻ ấy dùng cũng giống như ông dùng, có gì khác nhau? Tôi coi thử ông ta nghe nói như vậy có hiểu hay không. Nếu ông ta hiểu, sẽ là thật sự học Phật. Nếu nghe mà chẳng hiểu, còn có oán khí, vẫn đi thưa kiện, uổng công học Phật rồi, phí hoài mười mấy năm học Phật. Đấy là gì ? Trong khi bị khảo nghiệm công phu, quý vị chẳng thể buông xuống được ! Đến cửa ải ấy, vẫn chưa buông xuống được, vẫn là giẫm chân tại chỗ, học Phật chẳng tiến một bước nào !
Trong Phật môn không có đối lập, mâu thuẫn, hay xung đột. Người khác đối lập, mâu thuẫn, xung đột đối với ta, ta đối với người ấy chẳng có, đừng nên đòi hỏi người khác đối xử tốt đẹp với chính mình, mà phải đòi hỏi ta đối đãi người khác như thế nào thì quý vị mới có thể thành tựu trong Phật pháp. Đòi hỏi người khác đối xử với ta như thế nào, trật rồi! Đó gọi là gì ? Cầu pháp ngoài tâm, biến thành ngoại đạo. Phật pháp cầu trong tự tâm, chẳng cầu ở bên ngoài, vì sao ? Tâm có thể chuyển cảnh giới. Thí dụ như người khác hủy báng, lăng nhục, hãm hại ta, kẻ chẳng học Phật bèn nói: Đó là kẻ oan gia đối đầu của ta, ta phải trả thù hắn, khởi lên ý niệm ấy. Ý niệm ấy sai lầm, do chẳng biết Tự và Tha là nhất thể. Quý vị báo thù lần này, oan oan tương báo, luân hồi trong lục đạo chẳng xong, khổ chẳng thể nói nổi, trật rồi! Người giác ngộ sẽ như thế nào? Người giác ngộ biết ta và kẻ khác là nhất thể, kẻ khác hủy báng, làm nhục, tổn hại ta là vì kẻ ấy mê, chẳng giác, hãy nên tha thứ, chẳng có dấu vết gì, chẳng cần nói là tha thứ, dấu vết gì cũng không có, vẫn hoan hỷ đối với kẻ ấy. Kẻ ấy là gì? Bồ Tát. Lại suy nghĩ sâu xa hơn, người ấy tạo lợi ích cho ta, là ân nhân của ta. Kẻ ấy hủy báng ta, coi thử ta có phải là chẳng khởi tâm động niệm hay chăng ? Ta chẳng khởi tâm động niệm là ta được nâng cao.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không