Chúng ta học vất vả như vậy, cầu vãng sanh thế giới tây phương Cực Lạc cũng không có chắc chắn gì ?
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 286
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Chúng ta thử nghĩ xem, ngày nay chúng ta học vất vả như vậy, cầu vãng sanh thế giới tây phương Cực Lạc cũng không có chắc chắn gì. Nguyên nhân ở đâu ? Là chúng ta đối với thế giới này chưa buông bỏ được, vẫn còn có dục vọng mạnh mẽ, không thể xa rời được thế gian này. Cho nên tin tức đối với thế giới Cực Lạc tương đối mịt mù.
Chúng tôi lúc còn trẻ, cũng bốn năm mươi tuổi rồi, thỉnh giáo một vị Lão hòa thượng tu hành nghe nói cũng rất tốt. Tôi thỉnh giáo với Ngài, Lão hòa thượng ngài tu pháp môn Tịnh Độ, ngài có tin tức gì về vãng sanh không, có chắc chắn gì không ? Ngài lắc đầu. Chúng tôi cảm thấy đã rất tốt rồi, Lão hòa thượng nói lời chân thật. Vì sao vậy? Chưa triệt để buông bỏ. Xây dựng đạo tràng là vì sao ? Chùa của người khác xây lớn hơn chùa tôi, trang nghiêm hơn chùa tôi, tôi không bằng họ dường như mất mặt lắm, đây là gì ? Thể diện chưa buông bỏ, tôn nghiêm chưa buông bỏ, đây là đại chướng ngại ! Cho nên với thế giới Cực Lạc chưa liên thông được, có chướng ngại.
Thực sự thiểu dục tri túc, cái gì cũng không có. Tri túc thường lạc, xuất gia chỉ biết niệm Phật, ngoài niệm Phật ra cái gì cũng không biết, bất luận quí vị hỏi họ điều gì, họ trả lời quí vị đều là A Di Đà Phật.
Dưới đây là Niệm lão nói cho chúng ta: “ý này không cầu cảnh khác, gọi là thiểu dục”. Bản thân chúng ta nhu cầu cuộc sống đủ rồi, không nghĩ đến nữa, không cầu mong nữa, thiểu dục. “An trú tự pháp gọi là tri túc”. “Cảnh khác, tức là năm dục sắc...”, chúng ta nói tài sắc danh thực thùy, không cầu nữa. “Tự pháp tức là trí hiện lượng”. Tôi hiện nay có thể làm những việc gì đó thì thật làm, sư phụ dạy một câu A Di Đà Phật, bảo quí vị trung thực mà niệm, phải thực sự trung thực mà niệm. Tôi chỉ niệm một câu này, ngoài ra đều không biết. Đây gọi là an trú tự pháp.
Đúng với ý của sư Nghĩa Tịch, tức “bất ư tâm ngoại thủ pháp, vô nhất pháp đương tình giả”, đương có nghĩa là động, nghĩa là nói không bị tất cả pháp làm dao động, đây gọi là thiểu dục. Bên ngoài bất luận là thiện duyên hay ác duyên, thuận cảnh hay nghịch cảnh, họ đều là một câu A Di Đà Phật, nhất định không bị cảnh giới bên ngoài làm ảnh hưởng. Thiện duyên, thuận cảnh không khởi tham luyến, không có tâm tham. Nghịch duyên, ác cảnh không có sân nhuế. Luôn luôn duy trì tâm thanh tịnh của bản thân. Trung thực niệm một câu A Di Đà Phật này, đây chính là thiểu dục.
Bốn câu nói dưới đây ý nghĩa rất sâu: “thể lộ chân thường, tịch diệt vi lạc, như như bất động, vi tri túc”. Cảnh giới này rất sâu. Điều này Bồ Tát mới có thể làm được. Chúng ta chỉ cần đắc một câu A Di Đà Phật là tri túc rồi, vậy là được rồi. Câu thiểu dục tri túc này, đầy đủ diệu ý, đủ để chứng ý nghĩa thâm sâu của kinh Phật. Câu này, hai tiếng đồng hồ giảng không xong, chúng ta một đời thọ dụng không hết! Thực sự hiểu rõ, thực sự hiểu được rồi, thì trong một đời này sẽ thành Phật. Nói cách khác, tu hành, bất luận là tu pháp môn gì, công phu không đắc lực, thì chướng ngại liền xảy ra từ bốn chữ này. Quí vị không thể thiểu dục, quí vị không tri túc, cho nên chướng ngại của quí vị ma nạn trùng trùng, chẳng những có chướng ngại mà còn có ma nạn. Thực sự làm được thiểu dục tri túc, ma nạn đều không còn nữa.
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Chúng ta thử nghĩ xem, ngày nay chúng ta học vất vả như vậy, cầu vãng sanh thế giới tây phương Cực Lạc cũng không có chắc chắn gì. Nguyên nhân ở đâu ? Là chúng ta đối với thế giới này chưa buông bỏ được, vẫn còn có dục vọng mạnh mẽ, không thể xa rời được thế gian này. Cho nên tin tức đối với thế giới Cực Lạc tương đối mịt mù.
Chúng tôi lúc còn trẻ, cũng bốn năm mươi tuổi rồi, thỉnh giáo một vị Lão hòa thượng tu hành nghe nói cũng rất tốt. Tôi thỉnh giáo với Ngài, Lão hòa thượng ngài tu pháp môn Tịnh Độ, ngài có tin tức gì về vãng sanh không, có chắc chắn gì không ? Ngài lắc đầu. Chúng tôi cảm thấy đã rất tốt rồi, Lão hòa thượng nói lời chân thật. Vì sao vậy? Chưa triệt để buông bỏ. Xây dựng đạo tràng là vì sao ? Chùa của người khác xây lớn hơn chùa tôi, trang nghiêm hơn chùa tôi, tôi không bằng họ dường như mất mặt lắm, đây là gì ? Thể diện chưa buông bỏ, tôn nghiêm chưa buông bỏ, đây là đại chướng ngại ! Cho nên với thế giới Cực Lạc chưa liên thông được, có chướng ngại.
Thực sự thiểu dục tri túc, cái gì cũng không có. Tri túc thường lạc, xuất gia chỉ biết niệm Phật, ngoài niệm Phật ra cái gì cũng không biết, bất luận quí vị hỏi họ điều gì, họ trả lời quí vị đều là A Di Đà Phật.
Dưới đây là Niệm lão nói cho chúng ta: “ý này không cầu cảnh khác, gọi là thiểu dục”. Bản thân chúng ta nhu cầu cuộc sống đủ rồi, không nghĩ đến nữa, không cầu mong nữa, thiểu dục. “An trú tự pháp gọi là tri túc”. “Cảnh khác, tức là năm dục sắc...”, chúng ta nói tài sắc danh thực thùy, không cầu nữa. “Tự pháp tức là trí hiện lượng”. Tôi hiện nay có thể làm những việc gì đó thì thật làm, sư phụ dạy một câu A Di Đà Phật, bảo quí vị trung thực mà niệm, phải thực sự trung thực mà niệm. Tôi chỉ niệm một câu này, ngoài ra đều không biết. Đây gọi là an trú tự pháp.
Đúng với ý của sư Nghĩa Tịch, tức “bất ư tâm ngoại thủ pháp, vô nhất pháp đương tình giả”, đương có nghĩa là động, nghĩa là nói không bị tất cả pháp làm dao động, đây gọi là thiểu dục. Bên ngoài bất luận là thiện duyên hay ác duyên, thuận cảnh hay nghịch cảnh, họ đều là một câu A Di Đà Phật, nhất định không bị cảnh giới bên ngoài làm ảnh hưởng. Thiện duyên, thuận cảnh không khởi tham luyến, không có tâm tham. Nghịch duyên, ác cảnh không có sân nhuế. Luôn luôn duy trì tâm thanh tịnh của bản thân. Trung thực niệm một câu A Di Đà Phật này, đây chính là thiểu dục.
Bốn câu nói dưới đây ý nghĩa rất sâu: “thể lộ chân thường, tịch diệt vi lạc, như như bất động, vi tri túc”. Cảnh giới này rất sâu. Điều này Bồ Tát mới có thể làm được. Chúng ta chỉ cần đắc một câu A Di Đà Phật là tri túc rồi, vậy là được rồi. Câu thiểu dục tri túc này, đầy đủ diệu ý, đủ để chứng ý nghĩa thâm sâu của kinh Phật. Câu này, hai tiếng đồng hồ giảng không xong, chúng ta một đời thọ dụng không hết! Thực sự hiểu rõ, thực sự hiểu được rồi, thì trong một đời này sẽ thành Phật. Nói cách khác, tu hành, bất luận là tu pháp môn gì, công phu không đắc lực, thì chướng ngại liền xảy ra từ bốn chữ này. Quí vị không thể thiểu dục, quí vị không tri túc, cho nên chướng ngại của quí vị ma nạn trùng trùng, chẳng những có chướng ngại mà còn có ma nạn. Thực sự làm được thiểu dục tri túc, ma nạn đều không còn nữa.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không