Chưa khai ngộ không được đi ra giảng kinh, chưa khai ngộ không được sáng tác, chú giải.
Trích đoạn : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
Tập 102
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Tự lợi lợi tha, nhất định tự lợi ở phía trước, có tự lợi mới được lợi tha, không có tự lợi làm sao có thể lợi tha? Ý nghĩa trong đây: vô cùng sâu rộng, không thể tùy tiện xem qua. Không có tự lợi mà đi làm lợi tha, thì đều dẫn sai đường người khác, dẫn nhập tà đạo, lệch khỏi chánh pháp, tự mình phải mang trách nhiệm nhân quả, trách nhiệm này là đoạn pháp thân huệ mạng của người. Cổ nhân và người hiện nay khác nhau, khi nào cổ nhân đi ra giảng kinh ? Chưa khai ngộ không được đi ra giảng kinh, chưa khai ngộ không được sáng tác, chú giải, tại vì sao ? Bởi tri kiến không chính xác. Đến cận đại, tôi đã nhìn thấy được, tiên sinh Phương Đông Mỹ, đây là một bậc đại triết học gia, ngài sáng tác rất nhiều, nhưng không xuất bản quyển nào. Tại vì sao? Sợ bên trong có sai lầm, sau khi xuất bản, sẽ hại người khác, có lỗi với người; vẫn còn xem xét chính mình, sợ chính mình có thấy được đến đó không, hậu nhân sẽ cười chê. Khi nào thì xuất bản? Sau khi qua đời, học trò thay ngài xuất bản. Thái độ như vậy rất cẩn thận, chính xác.
Lão Cư sĩ Lý Bính Nam, là thầy của tôi, lúc ngài còn ở đời, 80 tuổi trở về trước không có xuất bản qua gì cả, tôi biết, tôi theo ngài năm đó ngài 70 tuổi, lúc rời ngài là 80 tuổi, tôi theo ngài 10 năm, thầy trước tác rất nhiều, đều là tác phẩm hay, hỏi ngài tại sao không thể xuất bản? Ngài nói sợ người cười chê, cẩn thận đến như vậy. Trừ khi cấp bách dạy học, bất đắc dĩ, đó là giúp đỡ học sinh, có mấy tác phẩm, không nhiều, đều là bước đầu thôi, tác phẩm chính thức cũng là sau khi ngài đã vãng sanh, học trò đã thế ngài để xuất bản, lúc Đại sư Liên Trì còn tại thế có rất nhiều tác phẩm, nhưng không xuất bản một quyển nào, sau khi vãng sanh, học trò của ngài mới đem xuất bản, ngài Ngẫu Ích cũng như vậy, nhìn kỹ Tổ sư Đại đức xưa nay, lúc các ngài ở đời nhất định không cầu danh văn lợi dưỡng. Những tác phẩm đó là báo cáo tâm đắc học tập một đời của quý ngài, có thể lưu lại cho hậu thế làm tài liệu tham khảo, chính mình còn khiêm tốn như vậy, vẫn không dám lấy đem ra, để sau khi chính mình vãng sanh, thì học trò làm thế quý ngài việc đó.
Đời này tôi không có gì để xuất bản, bên ngoài có một số tác phẩm, đó là người khác dựa theo băng ghi âm, băng đĩa mà viết ra, tôi thấy nhưng vẫn chưa xem qua, đây là thuận lợi đối với những người sơ học, họ có làm sai không? Làm sai rồi, không có báo với tôi đã đem sách in ra, in với số lượng rất lớn. Tự mình tham khảo thì được, không thể lưu thông, lưu thông là trò cười lớn, người khác cho rằng tôi háo danh háo lợi, đó là không tôn trọng đối với tôi, đó là thay tôi tìm phiền phức. Đây cũng là điểm mà người thời nay không bằng người thời xưa. Bây giờ khoa học kĩ thuật phát triển, mỗi lần diễn giảng đều có ghi hình, không những ghi âm, mà hình cũng được ghi lại. Những thứ này không nên lưu thông số lượng lớn, họ muốn xem, thì sao chép cho họ một bản, cho họ làm tham khảo, lưu thông số lượng lớn đó là sai lầm. Tôi chưa có minh tâm kiến tánh, người mà thật sự minh tâm kiến tánh thì chính họ cũng không chịu nói. Ngài Hải Hiền minh tâm kiến tánh, cả đời ghi nhớ giáo huấn của thầy, ngài không có bội thầy phản đạo, thầy dạy ngài, ngài thật nghe lời, sau khi minh tâm kiến tánh thì điều gì cũng biết, nhưng không nói. Nếu người khác hỏi ngài, chỉ cười không đáp, rất có ý nghĩa, không thừa nhận và cũng không phủ nhận, người minh bạch nhìn thấy như vậy thì sẽ biết ngay.
Cho nên chúng ta nhất định phải biết tu đức, tu đức sau khi thành tựu tự lợi, sau tự lợi mới có thể lợi tha,
Tập 102
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Tự lợi lợi tha, nhất định tự lợi ở phía trước, có tự lợi mới được lợi tha, không có tự lợi làm sao có thể lợi tha? Ý nghĩa trong đây: vô cùng sâu rộng, không thể tùy tiện xem qua. Không có tự lợi mà đi làm lợi tha, thì đều dẫn sai đường người khác, dẫn nhập tà đạo, lệch khỏi chánh pháp, tự mình phải mang trách nhiệm nhân quả, trách nhiệm này là đoạn pháp thân huệ mạng của người. Cổ nhân và người hiện nay khác nhau, khi nào cổ nhân đi ra giảng kinh ? Chưa khai ngộ không được đi ra giảng kinh, chưa khai ngộ không được sáng tác, chú giải, tại vì sao ? Bởi tri kiến không chính xác. Đến cận đại, tôi đã nhìn thấy được, tiên sinh Phương Đông Mỹ, đây là một bậc đại triết học gia, ngài sáng tác rất nhiều, nhưng không xuất bản quyển nào. Tại vì sao? Sợ bên trong có sai lầm, sau khi xuất bản, sẽ hại người khác, có lỗi với người; vẫn còn xem xét chính mình, sợ chính mình có thấy được đến đó không, hậu nhân sẽ cười chê. Khi nào thì xuất bản? Sau khi qua đời, học trò thay ngài xuất bản. Thái độ như vậy rất cẩn thận, chính xác.
Lão Cư sĩ Lý Bính Nam, là thầy của tôi, lúc ngài còn ở đời, 80 tuổi trở về trước không có xuất bản qua gì cả, tôi biết, tôi theo ngài năm đó ngài 70 tuổi, lúc rời ngài là 80 tuổi, tôi theo ngài 10 năm, thầy trước tác rất nhiều, đều là tác phẩm hay, hỏi ngài tại sao không thể xuất bản? Ngài nói sợ người cười chê, cẩn thận đến như vậy. Trừ khi cấp bách dạy học, bất đắc dĩ, đó là giúp đỡ học sinh, có mấy tác phẩm, không nhiều, đều là bước đầu thôi, tác phẩm chính thức cũng là sau khi ngài đã vãng sanh, học trò đã thế ngài để xuất bản, lúc Đại sư Liên Trì còn tại thế có rất nhiều tác phẩm, nhưng không xuất bản một quyển nào, sau khi vãng sanh, học trò của ngài mới đem xuất bản, ngài Ngẫu Ích cũng như vậy, nhìn kỹ Tổ sư Đại đức xưa nay, lúc các ngài ở đời nhất định không cầu danh văn lợi dưỡng. Những tác phẩm đó là báo cáo tâm đắc học tập một đời của quý ngài, có thể lưu lại cho hậu thế làm tài liệu tham khảo, chính mình còn khiêm tốn như vậy, vẫn không dám lấy đem ra, để sau khi chính mình vãng sanh, thì học trò làm thế quý ngài việc đó.
Đời này tôi không có gì để xuất bản, bên ngoài có một số tác phẩm, đó là người khác dựa theo băng ghi âm, băng đĩa mà viết ra, tôi thấy nhưng vẫn chưa xem qua, đây là thuận lợi đối với những người sơ học, họ có làm sai không? Làm sai rồi, không có báo với tôi đã đem sách in ra, in với số lượng rất lớn. Tự mình tham khảo thì được, không thể lưu thông, lưu thông là trò cười lớn, người khác cho rằng tôi háo danh háo lợi, đó là không tôn trọng đối với tôi, đó là thay tôi tìm phiền phức. Đây cũng là điểm mà người thời nay không bằng người thời xưa. Bây giờ khoa học kĩ thuật phát triển, mỗi lần diễn giảng đều có ghi hình, không những ghi âm, mà hình cũng được ghi lại. Những thứ này không nên lưu thông số lượng lớn, họ muốn xem, thì sao chép cho họ một bản, cho họ làm tham khảo, lưu thông số lượng lớn đó là sai lầm. Tôi chưa có minh tâm kiến tánh, người mà thật sự minh tâm kiến tánh thì chính họ cũng không chịu nói. Ngài Hải Hiền minh tâm kiến tánh, cả đời ghi nhớ giáo huấn của thầy, ngài không có bội thầy phản đạo, thầy dạy ngài, ngài thật nghe lời, sau khi minh tâm kiến tánh thì điều gì cũng biết, nhưng không nói. Nếu người khác hỏi ngài, chỉ cười không đáp, rất có ý nghĩa, không thừa nhận và cũng không phủ nhận, người minh bạch nhìn thấy như vậy thì sẽ biết ngay.
Cho nên chúng ta nhất định phải biết tu đức, tu đức sau khi thành tựu tự lợi, sau tự lợi mới có thể lợi tha,
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không