Cảm Ân Sư Phụ Thượng Nhân Của Chúng Ta Hòa Thượng Thượng Tịnh Hạ Không

76 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Lời này chúng ta phải ghi nhớ, thường xuyên để trong tâm, đây đều là dùng tâm không giống nhau. Ta tạo tác tội nghiệp là tâm mê hoặc điên đảo, ý niệm cực kỳ bất thiện; ta ngày nay niệm Phật dùng tâm thanh tịnh bình đẳng, Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác trên đề kinh này, ta dùng cái tâm này để niệm Phật, thiện vô cùng. Tuy rằng ta niệm được rất ít, ta một ngày chỉ niệm mấy câu, có người sáng tối làm thời khóa công phu, sáng sớm mười niệm, buổi tối mười niệm, mười niệm này là chân tâm. Chư vị 24 tiếng đồng hồ làm là vọng tâm, vọng không thể thắng nổi chân, sức mạnh của chân tâm vượt hơn vọng tâm. Đạo lý này phải hiểu, tín tâm của bản thân chư vị đã sanh ra rồi. Nếu không thì tự mình cứ nơm nớp lo sợ, lúc nào cũng nghĩ đến tội nghiệp đã tạo quá nặng, e rằng không thể vãng sanh, đây là chướng ngại. Cho nên nghe kinh Phật, niệm thiện trở lại. Ngày nay đạo Phật suy rồi, tại sao suy? Người giảng kinh quá ít rồi. Chư vị không tỏ tường đạo lý này đã nói trên kinh, chư vị không biết quay đầu, chư vị lúc nào cũng hoài nghi, tự mình suy nghĩ không có nắm chắc, thường xuyên mang tâm lo sợ hoài nghi, pháp này không thể vãng sanh. Nếu như chư vị nghe kinh được nhiều, đọc được nhiều, đã có thể tỏ tường, hiểu rõ rồi, không còn hoài nghi, đọc kinh dùng chân tâm, niệm Phật dùng chân tâm, sám hối dùng chân tâm, sự việc đã dễ giải quyết rồi, thì không khó. Nhất phản niệm Phật, tội tức tiêu tận, tiêu tận, tiêu hết rồi. “Thị danh tại tâm”.
Chúng ta ngày nay làm sao tiêu không hết? Lúc niệm Phật là tâm chân thật, chân tâm, sau khi đọc kinh niệm Phật xong, vọng tâm lại khởi tác dụng, phiền phức ở chỗ này, công phu cũng tại đây. Ta sau khi niệm kinh xong, cái chân tâm này của ta có thể duy trì bao lâu? Có thể duy trì một tiếng đồng hồ hay không? Có thể duy trì một buổi sáng hay không? Có thể duy trì một ngày hay không? Nếu như có năng lực duy trì một buổi sáng, duy trì một ngày, thì họ có thể vãng sanh. Chỉ sợ rằng kinh Phật vừa mới niệm xong, Phật hiệu niệm xong, gặp phải một việc không như ý, lập tức nổi giận, thế thì lửa thiêu rừng công đức, niệm Phật tụng kinh uổng phí rồi. Làm thế nào sau khi tụng kinh niệm Phật, duy trì một tâm thanh tịnh, tốt! Sau khi tụng xong kinh, niệm Phật, nhiễu Phật dùng tâm thanh tịnh, việc gì cũng đừng nghĩ, vọng tưởng, tạp niệm đều buông bỏ, việc này tốt. Tâm này tỏ tường rồi, năng lượng thiện ác tại tâm.
(Trích: 2014 TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ, tập 327, lão HT thượng Tịnh hạ Không giảng ngày 7/5/2016, tại Hongkong)
Category
Video Pháp thoại