Bái làm Thầy nhưng không tin Thầy. Hiếu thân tôn sư là đại căn bản của việc niệm Phật thành Phật..
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM, THANH TỊNH, BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH.
Chủ giảng: Cô Lưu Tố Vân
Trích đoạn khai thị...Tập 30 - 24 - 18 - 17
Hiện nay rất khó gặp được học trò dùng chân tâm cầu đạo, tìm không thấy. Giống như năm xưa thầy Lý Bỉnh Nam nói, học trò tìm thầy khó, thầy tìm học trò càng khó hơn.
Nhìn xem hiện nay có mấy người dùng chân tâm cầu đạo chứ, người giả vờ cầu đạo cũng không thấy nhiều, huống chi là người thật sự cầu đạo. Lúc nào, chuyện gì khiến người thầy hoan hỷ? Theo sự quan sát của tôi, thầy gặp được một người học trò chân tâm cầu đạo, thầy gặp được bậc pháp khí, như có được châu báu, yêu quý không nỡ buông tay, đây là lúc hoan hỷ nhất, là chuyện hoan hỷ nhất trong đời thầy.
Tình thương thầy dành cho trò, là tình thương rộng lớn vô tư, không cần báo đáp. Thầy không mong học trò giàu có, hơn hẳn mọi người, thầy chỉ mong học trò thành tài, trở thành nhân tài của đất nước, trở thành nhân tài trong cửa Phật. Những điều này đều là tôi thấy được từ nơi sư phụ, tâm từ bi của sư phụ có thể dùng hai chữ “tột cùng” để miêu tả. Người thầy thân thiết đáng kính như vậy đi đâu tìm được? Gặp được rồi, tại sao lại không biết trân trọng? Haiz! Con người à con người, chắc là người trong cuộc mê mờ.
Sư phụ là người, không phải thần, lời này tôi đã nói rất nhiều lần, đừng thần thánh hóa sư phụ, đừng đưa ngài lên bàn thờ. Khi bạn tiếp xúc gần với sư phụ, bạn sẽ cảm nhận được sự từ ái và tường hòa. Cho dù tôi vẫn là một người học trò chưa đạt tiêu chuẩn, nhưng tôi sẽ tiếp tục cố gắng, làm học trò của lão pháp sư thật hạnh phúc.
Trọng tâm thứ năm: học tập sự tôn sư trọng đạo của tỳ kheo Pháp Tạng
Sự tôn sư trọng đạo của tỳ kheo Pháp Tạng, có thể nói là người đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo, vĩnh viễn là tấm gương cho hàng hậu học chúng ta noi theo.
Làm một người hiếu thân tôn sư. Hiếu thân tôn sư là đức hạnh tốt đẹp của dân tộc, một người không hiếu thảo cha mẹ, không tôn trọng thầy thì làm sao gọi là con người được ? Hiếu thân tôn sư là khởi nguồn của hạnh phúc, chúng ta đánh mất khởi nguồn thì hạnh phúc ở đâu ra? Phước thứ nhất trong Tịnh nghiệp tam phước là hiếu thân tôn sư, chúng ta phải nắm chắc. Thường phản tỉnh chính mình, bạn đã hiếu thảo cha mẹ chưa? Đã tôn trọng thầy chưa? Nếu như thiếu bài học này nhất định phải bổ sung. Hiếu thân quan trọng nhất là phải khiến cha mẹ bớt lo, an tâm, yên lòng. Nuôi dưỡng thân thể của cha mẹ, nuôi dưỡng tâm của cha mẹ, nuôi dưỡng chí hướng của cha mẹ, để khi cha mẹ về già được phụng dưỡng, thân thể có nơi ở tâm có nơi nương về. Khuyên cha mẹ niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ là hiếu dưỡng cha mẹ cấp bậc cao nhất.
Tôn kính thầy, quan trọng nhất là phải nghe lời thầy dạy, tin lời thầy dạy, làm theo lời thầy dạy. Không được bằng mặt không bằng lòng, không làm chuyện phản bội sư đạo. Không được nói lời khiến thầy đau lòng, không được làm chuyện khiến thầy đau lòng. Không tin tưởng thầy, không cung kính thầy, phê bình chỉ trích thầy là tội lớn! Nghiệp này rất nặng, trong kinh Phật giảng, đây là tội đọa vào địa ngục Vô Gián. Tầm ảnh hưởng của người này càng lớn thì tội của họ càng nặng. Ai là tấm gương hiếu thân tôn sư để chúng ta học theo? Đương nhiên là lão pháp sư rồi. lão pháp sư có quá nhiều điều khiến tôi khâm phục , quá nhiều chỗ đáng để tôi học tập. Nếu như xếp theo thứ tự, thứ nhất là tâm lượng lớn của lão pháp sư, thứ hai là sự hiếu thân tôn sư của lão pháp sư. Có thể nói như vậy, phẩm chất cao thượng và nhân cách hơn người của ngài đã ảnh hưởng nửa đời còn lại của tôi, thay đổi nửa đời còn lại của tôi. Nói chính xác hơn là thay đổi vận mệnh của cả cuộc đời tôi. Tôi cố gắng học tập theo lão pháp sư, làm tấm gương tốt của hiếu thân tôn sư.
Tôn sư, tin lời thầy dạy, y giáo phụng hành, đây là tôn sư tối thiểu nhất. Lời của thầy nói, bạn không tin cũng không làm theo, bạn cảm thấy theo cách của bạn hay hơn của thầy, vậy thì bạn làm sao thật sự học được điều gì ? Không phải thầy không dạy bạn, mà do bạn không tin thầy, thầy không dạy nổi bạn.
Thành kính khiêm tốn dễ học đạo
Người thầy tự khắc sẽ dạy bạn
Cống cao ngã mạn tâm nông nổi
Vậy bạn chẳng học được điều chi
Chủ giảng: Cô Lưu Tố Vân
Trích đoạn khai thị...Tập 30 - 24 - 18 - 17
Hiện nay rất khó gặp được học trò dùng chân tâm cầu đạo, tìm không thấy. Giống như năm xưa thầy Lý Bỉnh Nam nói, học trò tìm thầy khó, thầy tìm học trò càng khó hơn.
Nhìn xem hiện nay có mấy người dùng chân tâm cầu đạo chứ, người giả vờ cầu đạo cũng không thấy nhiều, huống chi là người thật sự cầu đạo. Lúc nào, chuyện gì khiến người thầy hoan hỷ? Theo sự quan sát của tôi, thầy gặp được một người học trò chân tâm cầu đạo, thầy gặp được bậc pháp khí, như có được châu báu, yêu quý không nỡ buông tay, đây là lúc hoan hỷ nhất, là chuyện hoan hỷ nhất trong đời thầy.
Tình thương thầy dành cho trò, là tình thương rộng lớn vô tư, không cần báo đáp. Thầy không mong học trò giàu có, hơn hẳn mọi người, thầy chỉ mong học trò thành tài, trở thành nhân tài của đất nước, trở thành nhân tài trong cửa Phật. Những điều này đều là tôi thấy được từ nơi sư phụ, tâm từ bi của sư phụ có thể dùng hai chữ “tột cùng” để miêu tả. Người thầy thân thiết đáng kính như vậy đi đâu tìm được? Gặp được rồi, tại sao lại không biết trân trọng? Haiz! Con người à con người, chắc là người trong cuộc mê mờ.
Sư phụ là người, không phải thần, lời này tôi đã nói rất nhiều lần, đừng thần thánh hóa sư phụ, đừng đưa ngài lên bàn thờ. Khi bạn tiếp xúc gần với sư phụ, bạn sẽ cảm nhận được sự từ ái và tường hòa. Cho dù tôi vẫn là một người học trò chưa đạt tiêu chuẩn, nhưng tôi sẽ tiếp tục cố gắng, làm học trò của lão pháp sư thật hạnh phúc.
Trọng tâm thứ năm: học tập sự tôn sư trọng đạo của tỳ kheo Pháp Tạng
Sự tôn sư trọng đạo của tỳ kheo Pháp Tạng, có thể nói là người đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo, vĩnh viễn là tấm gương cho hàng hậu học chúng ta noi theo.
Làm một người hiếu thân tôn sư. Hiếu thân tôn sư là đức hạnh tốt đẹp của dân tộc, một người không hiếu thảo cha mẹ, không tôn trọng thầy thì làm sao gọi là con người được ? Hiếu thân tôn sư là khởi nguồn của hạnh phúc, chúng ta đánh mất khởi nguồn thì hạnh phúc ở đâu ra? Phước thứ nhất trong Tịnh nghiệp tam phước là hiếu thân tôn sư, chúng ta phải nắm chắc. Thường phản tỉnh chính mình, bạn đã hiếu thảo cha mẹ chưa? Đã tôn trọng thầy chưa? Nếu như thiếu bài học này nhất định phải bổ sung. Hiếu thân quan trọng nhất là phải khiến cha mẹ bớt lo, an tâm, yên lòng. Nuôi dưỡng thân thể của cha mẹ, nuôi dưỡng tâm của cha mẹ, nuôi dưỡng chí hướng của cha mẹ, để khi cha mẹ về già được phụng dưỡng, thân thể có nơi ở tâm có nơi nương về. Khuyên cha mẹ niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ là hiếu dưỡng cha mẹ cấp bậc cao nhất.
Tôn kính thầy, quan trọng nhất là phải nghe lời thầy dạy, tin lời thầy dạy, làm theo lời thầy dạy. Không được bằng mặt không bằng lòng, không làm chuyện phản bội sư đạo. Không được nói lời khiến thầy đau lòng, không được làm chuyện khiến thầy đau lòng. Không tin tưởng thầy, không cung kính thầy, phê bình chỉ trích thầy là tội lớn! Nghiệp này rất nặng, trong kinh Phật giảng, đây là tội đọa vào địa ngục Vô Gián. Tầm ảnh hưởng của người này càng lớn thì tội của họ càng nặng. Ai là tấm gương hiếu thân tôn sư để chúng ta học theo? Đương nhiên là lão pháp sư rồi. lão pháp sư có quá nhiều điều khiến tôi khâm phục , quá nhiều chỗ đáng để tôi học tập. Nếu như xếp theo thứ tự, thứ nhất là tâm lượng lớn của lão pháp sư, thứ hai là sự hiếu thân tôn sư của lão pháp sư. Có thể nói như vậy, phẩm chất cao thượng và nhân cách hơn người của ngài đã ảnh hưởng nửa đời còn lại của tôi, thay đổi nửa đời còn lại của tôi. Nói chính xác hơn là thay đổi vận mệnh của cả cuộc đời tôi. Tôi cố gắng học tập theo lão pháp sư, làm tấm gương tốt của hiếu thân tôn sư.
Tôn sư, tin lời thầy dạy, y giáo phụng hành, đây là tôn sư tối thiểu nhất. Lời của thầy nói, bạn không tin cũng không làm theo, bạn cảm thấy theo cách của bạn hay hơn của thầy, vậy thì bạn làm sao thật sự học được điều gì ? Không phải thầy không dạy bạn, mà do bạn không tin thầy, thầy không dạy nổi bạn.
Thành kính khiêm tốn dễ học đạo
Người thầy tự khắc sẽ dạy bạn
Cống cao ngã mạn tâm nông nổi
Vậy bạn chẳng học được điều chi
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không